Obama sẵn sàng dỡ bỏ cấm vận với Myanmar
Tổng thống Obama cho hay Mỹ sẵn sàng dỡ bỏ lệnh cấm vận kinh tế cho Myanmar với sự ghi nhận những tiến bộ trong cải cách dân chủ ở nước này.
Tổng thống Mỹ Obama hội đàm với Cố vấn Nhà nước kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Myanmar Aung San Suu Kyi tại Nhà Trắng hôm 14/9. Ảnh: Reuters
“Đó là điều đúng đắn phải làm nhằm đảm bảo cho người dân Myanmar được nhìn thấy thành quả từ một đường lối kinh doanh mới và một chính phủ mới”, Reuters dẫn lời ông Obama nói trong cuộc gặp với Cố vấn Nhà nước kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Myanmar Aung San Suu Kyi tại Nhà Trắng hôm 14/9.
Trước đó, bà Suu Kyi, 71 tuổi, cũng cho rằng đã đến lúc Mỹ cần xóa bỏ tất cả lệnh cấm vận “làm tổn thương kinh tế” của Myanmar và nhấn mạnh rằng quốc hội Mỹ đã ủng hộ quốc gia của bà bằng cách đưa ra các lệnh cấm vận nhằm gây áp lực buộc Myanmar cải cách dân chủ.
Video đang HOT
Khi bà Suu Kyi chuẩn bị có cuộc gặp đầu tiên với Tổng thống Obama kể từ khi trở thành lãnh đạo hồi năm ngoái, Nhà Trắng đã ra thông cáo cho biết từ ngày 13/11 tới sẽ phục hồi vai trò của Myanmar trong hệ thống GSP miễn thuế cho hàng hóa từ các nước nghèo và đang phát triển.
Việc khôi phục các lợi ích này cùng việc dỡ bỏ cấm vận sẽ “khuyến khích các doanh nghiệp và các tổ chức phi lợi nhuận của Mỹ đầu tư và tham gia vào quốc gia mà chúng tôi hy vọng sẽ là một đối tác ngày càng dân chủ và thịnh vượng trong khu vực”, ông Obama nói.
Một quan chức cấp cao của Mỹ cho biết việc dỡ bỏ cấm vận sẽ không được áp dụng với viện trợ quân sự. Trong một thông cáo, Bộ Ngoại giao Mỹ cũng cho hay sẽ duy trì một số lệnh cấm, trong đó có cấm visa đối với các lãnh đạo quân đội Myanmar.
Anh Ngọc
Theo VNE
Myanmar truy tố người chế ảnh tướng quân đội chụp váy lên đầu
Myanmar truy tố người đàn ông bị buộc tội chế ảnh tướng Min Aung Hlaing chụp chiếc váy truyền thống của phụ nữ lên đầu.
Cựu tổng thống Myanmar Thein Sein. Ảnh: Reuters.
Hla Phone, 38 tuổi, bị truy tố theo luật truyền thông gây tranh cãi của Myanmar, với cáo buộc đăng ảnh chế lên Facebook cá nhân. Ngoài đăng ảnh chế tướng Min Aung Hlaing, Hla Phone còn bị cáo buộc đăng ảnh cựu tổng thống Thein Sein kèm dòng chữ "chúng ta là những kẻ sát nhân" và hình quốc kỳ Myanmar trên giày, theo Reuters.
Hla Phone, bị giam trong tù từ tháng 2, bác bỏ mọi cáo buộc và cho rằng cảnh sát đã nhầm lẫn anh với người khác.
"Tôi bị bắt oan và đã phải trải qua 6 tháng 12 ngày trong tù", Hla Phone nói với các phóng viên bên ngoài tòa án tại thành phố Yangon. Nếu bị kết án, Hla Phone sẽ phải ngồi tù 11 năm.
Các luật sư và nhà hoạt động nhân quyền Myanmar lên tiếng hối thúc chính phủ hủy bỏ luật truyền thông được ban hành năm 2013, đạo luật bị cho là làm hạn chế tự do ngôn luận. Trong luật có điều khoản cấm công dân sử dụng mạng xã hội để "cưỡng đoạt, đe dọa, lăng nhục, làm phiền hoặc gây ảnh hưởng xấu".
Các quan chức quân sự Myanmar không bình luận về vụ việc.
Quân đội Myanmar giữ quyền lãnh đạo đất nước từ năm 1962 sau một cuộc đảo chính. Quân đội rút dần khỏi chính trường năm 2011, mở đường cho cuộc bầu cử chính phủ dân sự với phần thắng thuộc về đảng của bà Aung San Suu Kyi, người nổi tiếng với cuộc đấu tranh cho tự do và dân chủ.
Tuy nhiên, quân đội vẫn có ảnh hưởng trong chính quyền Myanmar bởi họ được hiến pháp đảm bảo dành cho 25% số ghế trong quốc hội, kiểm soát các bộ quan trọng như Bộ Tư pháp, cơ quan giám sát hoạt động của cảnh sát. Quân đội Myanmar cũng được cho là ngày càng nhạy cảm về hình ảnh của mình.
Văn Việt
Theo VNE
Vì sao Mỹ dỡ bỏ một phần cấm vận kinh tế với Myanmar? Mỹ đã dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận kinh tế đối với Myanmar, mở ra cơ hội đầu tư cho doanh nghiệp Mỹ và tăng cường hỗ trợ tiến trình dân chủ của chính phủ do đảng của bà Aung San Suu Kyi lãnh đạo. Tổng thống Mỹ Barack Obama gặp bà Aung San Suu Kyi vào năm 2014. AFP Bộ Tài...