Obama, Romney đều tuyên bố ’sẽ thắng’
Sau những cuộc tranh luận căng thẳng nhất trong lịch sử bầu cử tổng thống Mỹ, hai ứng viên Obama và Romney đều tuyên bố với cử tri rằng họ đang ở thế thắng.
Chỉ còn 13 ngày nữa là đến thời khắc người dân Mỹ ở khắp mọi nơi, từ các đô thị đến đồng cỏ, từ các đảo xa đến những rặng núi cao, bỏ phiếu bầu tổng thống. Cả hai ứng viên đều đang tận dụng những ngày còn lại cho chặng đua cam go để giành Nhà Trắng.
Phe của Tổng thống Obama, địa diện Dân chủ, khẳng định rằng họ đang từng bước đi đến chiến thắng, trong khi đó trên máy bay riêng của Romney, những người Cộng hòa đang ngập tràn tin tưởng và phấn khích, bởi sau nhiều tháng bị tụt ở phía sau, họ đang tạo ra một làn sóng có thể tràn vào Nhà Trắng.
“Những cuộc tranh luận này đã tiếp sức mạnh mẽ cho chiến dịch của chúng tôi”, ông Romney phát biểu tại bang Nevada hôm qua, và nói thêm rằng các nỗ lực của phe Obama đang trượt dốc.
Trang phục của Thống đốc Mitt Romney và Tổng thống Barack Obama trong cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên. Ảnh: AFP
Những người Dân chủ nức lòng với đà thắng thế của Obama trong hai cuộc tranh luận cuối, sau màn trình diễn tẻ nhạt và thờ ơ trong lần đối mặt đầu tiên giữa hai ứng viên. Các nhân viên trong chiến dịch tranh cử của Obama đang nhanh chóng làm đậm thêm lợi thế mà Obama mới giành được sau cuộc tranh luận hôm thứ hai vừa rồi.
“Chúng tôi có cảm giác rõ ràng rằng chiến thắng đang trong tầm tay ta”, trợ lý chính trị cấp cao của Obama, David Axelrod, phát biểu. “Trong cuộc đua này chúng ta tin chắc chắn sẽ thắng trên toàn quốc gia và tại các bang quan trọng”. Dù Obama hiện bỏ xa Romney tính về số phiếu đại cử tri – thứ sẽ quyết định ai là tổng thống – nhóm của ông vẫn không muốn để lọt bất kỳ một người ủng hộ nào.
Trong khi đó nhóm của Romney dường như cũng khó có thể kìm hãm niềm vui sướng.
Video đang HOT
“Chúng ta sẽ chiến thắng, hẳn nhiên là thế, với 305 phiếu đại cử tri”, một cố vấn chính trị của Romney khẳng định trên Politico, nơi chứa đầy đủ các thông tin về bầu cử và hướng dẫn cử tri.
Bầu không khí sôi động này từng là điều không thể tưởng tượng được trước cuộc tranh luận lần thứ nhất giữa hai ứng viên. Khi đó nhiều người còn đặt ra câu hỏi là khi nào thì người của Romney mới thôi chiến dịch vận động quyên tiền để tranh cử. Nhóm của ông Romney từ nhiều tháng nay đã vững niềm tin rằng những cử tri còn đang lưỡng lự, vốn phải chịu đau khổ do tình trạng kinh tế xấu và thất nghiệp trong những năm Obama lãnh đạo, sẽ bỏ phiếu cho phe Cộng hòa vào những tuần cuối.
Và nay họ đang chứng kiến điều đó trong hiện thực, khi Romney bằng hoặc thậm chí còn vượt lên Obama ở một số cuộc thăm dò ý kiến cử tri. Họ đang trông đợi vào bang Florida để có thể xoay chuyển hẳn tình thế.
Thế nhưng nhóm của Obama lại có ý kiến khác, và đánh giá rằng đội của Romney đang mơ tưởng hão huyền vào số lượng phiếu đại cử tri mà họ có thể sở hữu. “Họ biết rõ những gì họ cần biết. Tôi chắc chắn rằng chúng ta sẽ dẫn đầu cuộc. Chúng ta sẽ biết rõ ai đang bốc phét và ai không, sau hai tuần nữa. Tô rất mong đến ngay đó”, cố vấn của Obama nói.
Các trợ lý của tổng thống đánh giá cuộc tranh cử tổng thống lần này là cực kỳ sít sao, với “khoảng cách thậm chí mỏng như một lưỡi dao lam” ở một số bang.
Theo VNE
Bức ảnh bầu cử TT Mỹ làm rung động trái tim
Cộng đồng mạng đang xôn xao trước bức ảnh chụp một cựu binh Thế chiến II, 93 tuổi, bị ung thư gan nặng, đang bỏ phiếu bầu tổng thống Mỹ.
Lần bỏ phiếu có lẽ là cuối cùng của ông Frank Tanabe đang làm dấy lên những tranh luận nho nhỏ về tính hợp lệ của lá phiếu nếu ông qua đời đúng giai đoạn bầu cử.
Nằm trên giường bệnh tại nhà con gái Barbara Tanabe ở thủ phủ Honolulu của bang Hawaii (Mỹ), ông Tanabe được con gái giúp bỏ phiếu sớm. Nửa triệu người nhìn thấy bức ảnh trên website Reddit, sau khi cháu trai của ông Tanabe đăng trên đó cuối tuần trước.
Hiện nay, nhiều mạng xã hội tràn ngập lời nhận xét về bức ảnh: "Lòng yêu nước thực sự", "Đây là nước Mỹ", "Cảm ơn người công dân"...
Hai tháng trước, bác sĩ chẩn đoán ông Tanabe có khối u ung thư không mổ được ở trong gan. Ba tuần qua, ông được chăm sóc đặc biệt tại nhà con gái. Sức khỏe của bệnh nhân ngày càng suy giảm mấy ngày nay, ông nói rất ít.
Ông Frank Tanabe hoàn thành nghĩa vụ cử tri với sự giúp đỡ của con gái Barbara Tanabe (trái). Ảnh: Irene Tanabe
Tuy nhiên, cử tri Tanabe rất háo hức được bỏ phiếu bầu tổng thống ông liên tục hỏi con gái lá phiếu đã được bưu điện gửi tới chưa. Sau khi phiếu bầu tới hòm thư, ông bắt tay ngay vào việc.
Con gái Barbara đọc to tên ứng viên tổng thống để bố nghe. Cử tri Tanabe phản ứng bằng cách gật đầu (đồng ý) hoặc lắc đầu. Thay mặt cử tri Tanabe, con gái Barbara điền vào phiếu theo chỉ dẫn của bố, dù Barbara không thích ứng viên ông chọn.
Barbara kể: "Có ứng viên tôi thấy ổn, nhưng có ứng viên tôi phải hỏi lại Bố ơi, bố chắc chắn chứ?". Cử tri Tanabe biết mình đang làm gì ông vẫn thường xuyên theo dõi thời sự qua báo chí, chỉ đến gần đây yếu quá, ông mới dừng đọc.
Ông Tanabe tình nguyện gia nhập quân đội khi đang sống sau hàng rào kẽm gai tại trại Tule Lake ở bang California. Ông bị dứt khỏi trường Đại học Washington và đưa tới trại, khi Tổng thống Franklin Roosevelt ra lệnh tạm giữ và cách ly 110.000 người Mỹ gốc Nhật sau khi chiến tranh với Nhật Bản bùng nổ.
Ông Tanabe được phân vào Cục Tình báo Quân đội, cùng với nhiều quân nhân khác trong cơ quan bí mật này năm ngoái được trao tặng Huy chương vàng Quốc hội. "Tôi thích nhận huy chương thay mặt cho tất cả người Mỹ lai, kể cả người Mỹ chính gốc. Tất cả chúng tôi cùng phục vụ trong lĩnh vực quốc phòng của quê hương", ông Tanabe nói.
Noah Tanabe, cháu trai của ông Tanabe (người đăng bức ảnh online), nói rằng, mình luôn nghĩ tới ông mỗi khi đi bỏ phiếu. "Khó mà tưởng tượng rằng, sau khi công việc của gia đình bị phá tan nát, bản thân bị giam giữ, bị tước đoạt cơ hội hoàn thành chương trình đại học, ông tôi lại tình nguyện nhập ngũ. Tôi không biết mình có làm được thế không, nhưng chúng tôi đều rất tự hào về ông", Noah nói.
Gia đình rất ngạc nhiên và vui vẻ trước những lời nhận xét về bức ảnh, Barbara kể. "Tôi nghĩ ông thích gia nhập quân đội, vào trại lính, chiến đấu trong chiến tranh và chống lại sự phân biệt đối xử. Ông làm tất cả những điều đó để chúng tôi có quyền bầu cử quý giá này. Rất nhiều người chân thành bày tỏ tình cảm với bố tôi. Chúng tôi thực sự cảm thấy ấm lòng", Barbara nói.
Ông Frank Tanabe giữ bản sao Huy chương vàng Quốc hội ở Washington hồi tháng 11/2011. Ảnh: Irene Tanabe
Một số người nêu câu hỏi, liệu lá phiếu của cử tri Tanabe có được tính nếu ông qua đời trước Ngày bầu cử chính thức diễn ra vào 6/11 tới. Glenn Takahashi, người quản lý bầu cử ở Honolulu, nói rằng, các lá phiếu bầu cử sớm sẽ bị coi là không hợp lệ nếu người bỏ phiếu sau đó qua đời và Bộ Y tế thông báo các quan chức phụ trách bầu cử về cái chết của họ trước Ngày bầu cử.
Để làm hết hiệu lực một lá phiếu, các quan chức phải sàng lọc hàng chục nghìn phiếu bầu để tìm ra lá phiếu đó. Trên thực tế, việc này không phải lúc nào cũng thực hiện được. Vì vậy, lá phiếu của người chết sẽ được kiểm, nếu người ta không tìm thấy nó.
Một tình huống tương tự đã xảy ra ở Honolulu bốn năm trước, khi bà của Tổng thống Obama qua đời hai hôm trước Ngày bầu cử, sau khi bà gửi phiếu bầu sớm qua đường bưu điện. Hawaii tính cả phiếu bầu của bà vì Bộ Y tế không nhận được giấy chứng tử của bà trước Ngày bầu cử.
Barbara nói rằng, cha của bà, một người đàn ông lặng lẽ, khiêm tốn, sẽ không hiểu tại sao nhiều người lại quan tâm bức ảnh, nhưng ông sẽ phấn khích khi biết rằng, nó khuyến khích người ta đi bỏ phiếu. "Đó là niềm vinh dự tối thượng dành cho ông", Barbara nói.
Theo 24h
Obama liên tục chế giễu Romney trong "trận chiến cuối cùng" Một Tổng thống Obama hăng hái đã chế giễu chính sách của đối thủ đảng Cộng hòa Romney "toàn nằm trên bản đồ" trong cuộc tranh luận về chính sách ngoại giao ngày hôm nay, cáo buộc ông nói những điều không đúng và ủng hộ những chính sách "sai trái". Obama và Romney trong "trận chiến" cuối cùng Obama và ứng viên...