Obama, Romney bám đuổi nhau sát nút
Ba tuần trước ngày bầu cử chính thức, Tổng thống Barack Obama và đối thủ Mitt Romney vẫn bám đuổi nhau sát nút, trong khi các thăm dò khác nhau cho kết quả trái ngược về tỷ lệ ủng hộ dành cho mỗi người.
Những con búp bê hình ông Obama và Romney được bày bán cùng nhiều quà lưu niệm liên quan đến bầu cử tổng thống Mỹ ở bang Maryland. Ảnh: AFP
Cuộc khảo sát mới nhất của ABC News/Washington Post cho thấy các cử tri vẫn thiên về ủng hộ cho ông Obama hơn là Romney, với tỷ lệ lần lượt dành cho hai ứng viên là 49% so với 46%, bao gồm cả tỷ lệ sai sót.
Tổng thống Mỹ đang tiếp tục dẫn đầu tại 9 bang trọng yếu là Colorado, Florida, Iowa, Nevada, New Hampshire, North Carolina, Ohio, Virginia và Wisconsin, với tỷ lệ ủng hộ 51% so với của ông Romney là 46%.
Trong khi đó một khảo sát của Gallup/USA Today cho thấy ông Romney đang vượt lên dẫn trước ở các bang quan trọng với mức nhỉnh hơn 5 điểm. Đội tranh cử của Obama lập tức chỉ trích kết quả thăm dò này và cho răng con số Gallup đưa ra “lại sai sót”.
Tâm trạng của các cử tri đã được cải thiện đôi chút, dù hầu hết họ vẫn còn tỏ thái độ bi quan. Theo cuộc khảo sát ABC News/Washington Post, chỉ 42% số cử tri đã đăng ký cho rằng nước Mỹ đang được lãnh đạo đúng hướng. Tin tốt cho ông Obama là con số này đã tăng 13% kể từ cuối tháng 8 và vừa đạt đến mức có thể giúp ông “sống sót” trong cuộc đua vào Nhà Trắng.
Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có ứng viên nào thành công trong việc chinh phục các cử tri bằng kế hoạch kinh tế của họ, cuộc khảo sát kết luận. Chỉ 51% trong số đó bày tỏ sự tin tưởng rằng nền kinh tế Mỹ sẽ phục hồi dưới sự lãnh đạo của ông Romney, và tỷ lệ này dành cho ông Obama là 48%.
Video đang HOT
Yếu tố tầng lớp là một trong những điều có thể khiến ứng viên đảng Cộng hòa phải lo lắng. Theo cuộc thăm dò, 57% số cử tri tiềm năng tin rằng ông Romney sẽ chăm chút cho tầng lớp giàu có hơn là tầng lớp trung lưu nếu đắc cử tổng thống.
Yếu tố tầng lớp cũng đóng vai trò nhất định trong cuộc đua vào Nhà Trắng. Ông Obama thua 11 điểm giữa các cử tri da trắng, nhưng lại áp đảo ông Romney với tỷ lệ 73%-18% khi khảo sát các ứng viên không phải da trắng.
Cuộc khảo sát được thực hiện từ ngày 10 đến 13/10, đã thăm dò tổng cộng 1.252 người trưởng thành, trong đó có 1.063 cử tri đã đăng ký và 923 cử tri tiềm năng. Biên độ sai sót trong việc lấy mẫu là 3,5 điểm.
Trong tháng 9, ông Romney đã quyên được hơn 170 triệu USD, mức kỷ lục trong chiến dịch tranh cử của ông. Tuy nhiên, con số này vẫn phải chịu thua kém trước 181 triệu USD mà ông Obama quyên được trong cùng thời gian. Đây là tháng thứ hai ông Obama vượt mặt đối thủ, sau ba tháng liên tiếp ông Romney cho thấy khả năng quyền tiền giỏi hơn.
Tối nay, hai đối thủ sẽ bước vào cuộc tranh luận trực tiếp thứ hai tại Hempstead, New York, hai tuần sau cuộc tranh luận đầu tiên ở Colorado. Hai ứng viên sẽ đối đầu trong một cuộc tranh luận theo phong cách họp tòa thị chính và phải trả lời các câu hỏi từ những khán giả cử tri.
Cuộc tranh luận thứ ba sẽ diễn ra vào ngày 22/10 tại Florida. Dự kiến khoảng 50 triệu lượt người sẽ theo dõi ba cuộc tranh luận của ông Obama và Romney trước ngày bầu cử chính thức 6/11 tới.
Theo VNE
Obama quyết giành điểm trong cuộc đối đầu thứ hai
Chiến dịch tranh cử gặp khó khăn của Tổng thống Barack Obama vừa được tiếp thêm sức mạnh sau khi một loạt cuộc thăm dò cho thấy ông đang dẫn đầu ở bang mang tính "sống còn" Ohio.
Khi cả Obama và đối thủ của đảng Cộng hòa Mitt Romney đang chuẩn bị cho hai cuộc tranh luận tiếp theo, một cuộc khảo sát của trung tâm Thăm dò Chính sách Công cộng (PPP) cho thấy tổng thống đang dẫn trước ở bang Ohio 5 điểm, củng cố thêm những cuộc thăm dò tuần trước từ CNN và NBC với kết quả tương tự.
Tổng thống Obama tặng pizza cho các tình nguyện viên tại văn phòng tranh cử của ông ở Williamsburg, bang Virginia. Ảnh: AP
Cuộc tranh luận thứ hai sẽ diễn ra ngày mai 16/10. Tỷ lệ ủng hộ ông Romney đã tăng lên trong những tuần gần đây, nhưng nếu không có Ohio, ông sẽ cần phải chiến thắng ở bang Florida và tất cả các bang quan trọng khác như Virginia, Iowa, Colorado, New Hampshire và Nevada để giành quyền vào Nhà Trắng.
"Ông ấy có thể chiến thắng trong cuộc bầu cử mà không cần bang Ohio, nhưng tôi không muốn mạo hiểm. Không có thành viên đảng Cộng hòa nào muốn thế",Telegraph dẫn lời thượng nghị sĩ Ohio Rob Portman, người đang ra sức vận động cho ông Romney tại bang này cho biết.
Các cuộc thăm dò của ở Ohio sẽ là nguồn động viên cho ông Obama khi ông sắp đối mặt với một trong những thử thách lớn của sự nghiệp chính trị vào ngày mai. Ông sẽ có cuộc tranh luận thứ hai với ông Romney tại New York, trong nỗ lực vực lại hình ảnh có phần yếu thế trong cuộc tranh luận đầu tiên ở Denver cách đây 10 ngày.
Các trợ lý hứa hẹn rằng ông sẽ tranh luận tích cực hơn, làm rõ sự đối nghịch về chính sách thuế, kinh doanh và phúc lợi giữa hai người. "Rõ ràng, tổng thống đã rất thất vọng về màn trình diễn của mình. Ông ấy không làm được những gì mình mong đợi", Robert Gibbs, một cố vấn tranh cử cấp cao của Obama nói.
Trong khi đó, những phụ tá của ông Romney lại phản đối rằng vấn đề của tổng thống không phải là phong cách tranh luận, hay thiếu khả năng tranh luận, mà là kết quả không mấy khả quan của ông sau 4 năm ở Nhà Trắng, tỷ lệ thất nghiệp vẫn duy trì ở mức 8%.
"Tổng thống có thể thay đổi phong cách, thay đổi chiến thuật, nhưng không thể thay đổi kết quả này, không thể thay đổi các chính sách của ông ấy", Ed Gillespie, một cố vấn của Romney nhận xét.
Ông Obama cũng có thể phải đối mặt với những câu hỏi xoáy vào việc Nhà Trắng xử lý vụ tấn công ở Libya tháng trước, khiến đại sứ Mỹ và 3 công dân khác thiệt mạng. Ngay sau các cuộc tấn công, Nhà Trắng lên tiếng rằng vụ việc là tình cờ do vụ biểu tình bạo loạn bên ngoài khu lãnh sự quán ở Benghazi mất kiểm soát, dẫn đến thảm kịch. Tuy nhiên, những thông tin từ Bộ Ngoại giao và giới chức an ninh sau đó lại cho thấy diễn biến vụ việc khác hẳn và khiến công chúng nghi ngờ về sự lỏng lẻo của an ninh ở lãnh sự quán Benghazi. Các thành viên của đảng Cộng hòa thì gây áp lực khi tố cáo rằng Nhà Trắng đang bóp méo sự thật để tránh hậu quả chính trị.
Tại Ohio, cuộc khảo sát PPP cho thấy ông Obama được lòng cử tri nhờ quyết định giải cứu ngành công nghiệp ô tô Mỹ sau khủng hoảng tài chính năm 2008, một động thái nguy hiểm về mặt chính trị những đã thành công và được tổng thống sử dụng trong các bài phát biểu hàng tuần trên tivi để gây ấn tượng.
Cả hai đội tranh cử của Obama và Romney đều đang dốc tối đa sức lực vào bang Ohio, bang có 18 phiếu cử tri đoàn. Ông Romney đã dành 3 trong 6 ngày của tuần trước để thu hút cử tri của Ohio tại một loạt cuộc mít tinh thu hút hơn 10.000 người. "Tôi chưa bao giờ thấy một sự nhiệt tình và cuồng nhiệt như thế ở đây", ông Portman nói.
Không chịu thua kém, ông Obama hôm qua tuyên bố sẽ bay thẳng tới Ohio vào ngày 17/10, sau cuộc tranh luận thứ hai, để tổ chức các cuộc mít tinh riêng.
Cả hai phía cũng nhờ đến sự hỗ trợ của các ngôi sao ca nhạc nhằm thu hút công chúng. Tuần trước, ông Romney được Collin Raye, một ngôi sao nhạc đồng quê, đồng hành. Vào 18/10 tới, ca sĩ, nhạc sĩ nổi tiếng của Mỹ Bruce Springsteen cũng sẽ biểu diễn ở Ohio trong một sự kiện có sự tham dự của cựu tổng thống Bill Clinton.
Theo VNE
Romney 'thách đấu' Trung Quốc Ứng viên tổng thống Mỹ Mitt Romney hôm qua cảnh báo Trung Quốc có thể trở thành nền kinh tế đứng đầu thế giới, nhưng nhấn mạnh rằng các nhà sản xuất Mỹ sẽ chiến thắng nếu cuộc chơi công bằng. Ứng viên đảng Cộng hòa Mitt Romney phát biểu trong chương trình tranh cử tại Ohio. Ảnh: AFP Trung Quốc "đang tăng...