Obama rớm lệ nhắc tới vợ con trong bài phát biểu cuối cùng
Trong bài phát biểu cuối cùng, Obama thỉnh cầu người dân Mỹ hãy một lần nữa “tin tưởng và hy vọng” như cách họ làm cách đây 8 năm.
Obama phát biểu lần cuối cùng ở Chicago (Ảnh: CNN).
Tổng thống Mỹ Barack Obama vừa có bài phát biểu cuối cùng trước khi rời Nhà Trắng sau 8 năm nắm quyền. Theo thông lệ, các tổng thống sẽ phát biểu ở Phòng Bầu dục hoặc Phòng Đông trong Nhà Trắng nhưng lần này, Obama chọn quê nhà Chicago là nơi thực hiện bài diễn văn.
Mở đầu bài phát biểu, Obama nói: “Các bạn thân mến, tôi và Michelle rất cảm động trước tình cảm của mọi người trong thời gian qua. Nhưng tối nay, tôi muốn gửi lời cảm ơn tới tất cả. Tôi đã học hỏi từ các bạn suốt 8 năm vừa rồi. Tôi đã trở thành một người đàn ông trưởng thành hơn và là một Tổng thống tốt hơn, nhờ tất cả người dân Mỹ”.
Bài nói chuyện của ông Obama thiên về chủ đề dân chủ trong bối cảnh nước Mỹ chia rẽ hơn bao giờ hết sau khi Trump giành thắng lợi bất ngờ. Bang California diễn ra nhiều cuộc biểu tình đòi li khai. Một tuần sau khi Trump thắng lợi, toàn nước Mỹ nổ ra hàng loạt vụ biểu tình, tuần hành và thậm chí là bạo động.
Trước khi nói về chủ đề dân chủ gây tranh cãi, Obama không quên nhắc lại những thành tựu mình đạt được sau 8 năm. Tổng thống Obama nói: “Còn nhớ 8 năm trước, đất nước chúng ta chìm sâu vào suy thoái kinh tế…Giờ đây, đất nước phục hồi, việc làm ổn định, quan hệ mới với Cuba mở ra, chương trình hạt nhân Iran được chấm dứt, trùm khủng bố bin Laden bị tiêu diệt…”
Obama xúc động khi nhắc tới vợ Michelle. Mắt ông rớm lệ.
Những người Mỹ chứng kiến hô vang “thêm 4 năm nữa” khi Obama phát biểu. Có lẽ họ rất mong mỏi ông Obama sẽ nắm giữ nhiệm kỳ thứ 3 nhưng không thể vì trái Hiến pháp.
Obama cũng cảm ơn vợ con vì đã ở bên mình trong 8 năm qua bằng những lời giàu cảm xúc nhất. Ông chủ Nhà Trắng lấy khăn lau nước mắt khi nhắc tới Michelle và các con.
Obama khóc ở bài diễn văn cuối cùng khi nhắc tới Michelle.
Video đang HOT
Ông Obama nhấn mạnh tới những thành tựu khác về bình đẳng giới, hôn nhân đồng tính, chương trình phúc lợi y tế giúp đỡ 20 triệu người dân. Dù biết chắc chắn nước Mỹ sẽ thay đổi sau ngày 20.1 khi Trump nhậm chức, ông Obama khẳng định đây sẽ là “cuộc chuyển giao quyền lực êm thấm nhất lịch sử như thời Tổng thống Bush”.
Nhắc tới vị thế nước Mỹ như một siêu cường thế giới, ông Obama đầy tự hào nói rằng “Mỹ sẽ là quốc già giàu có, hùng mạnh và được tôn trọng trên thế giới. Tuổi trẻ và khát vọng, sự cởi mở và đa dạng, tiềm năng vô tận và sự khai phá sẽ mở ra tương lai cho nước Mỹ”.
Obama đã có 8 năm cầm quyền đầy cảm xúc.
Kết thúc bài phát biểu, Obama cảm ơn mọi người vì đã được phục vụ dân Mỹ suốt 8 năm qua. Ông cũng khẳng định mình sẽ không nghỉ ngơi mà tiếp tục sứ mạng cống hiến. Ông cũng yêu cầu và đề nghị mọi người hãy tin tưởng, như cách mà 8 năm trước ông từng đề cập trong diễn văn nhậm chức.
Obama kết thúc đầy xúc động: “Tôi đề nghị mọi người hãy bám trụ lấy niềm tin in chặt trong từng văn kiện của những người lập quốc; của ý tưởng được truyền tai nhau bởi những nô lệ da màu và người theo chủ nghĩa bãi nô; của tinh thần được những người nhập cư, người có đất hét lên trong những cuộc biểu tình đòi công lý, của khát vọng tuyệt vời bởi những người đã cắm lá cờ sao trong cuộc chiến quốc tế chinh phục mặt trăng; của niềm tin bất diệt của hàng vạn câu chuyện thần kỳ Mỹ chưa được viết nên”.
Obama từng giải thích cách đây mấy hôm trong một video được Nhà Trắng đăng tải: “Tôi tới Chicago khi mới 20 tuổi và lúc ấy đang đi tìm mục đích sống của đời mình. Tại đây, tôi hiểu rằng thay đổi chỉ xảy ra với những người quyết tâm muốn thực hiện nó”.
Obama bắt tay người ủng hộ sau bài phát biểu.
Trên Facebook cá nhân, Obama cũng viết rằng bài phát biểu sẽ được thực hiện “ở nơi mọi thứ bắt đầu”. Trong 8 năm nhiệm kỳ, Obama luôn gửi tới thông điệp “hy vọng và thay đổi” trong vai trò tổng thống Mỹ đầu tiên là người da màu.
Khi ông rời nhiệm sở, những chính sách của ông sẽ bị người tiền nhiệm Donald Trump thay thế nhưng chắc chắn, nó sẽ để lại “hy vọng” cho người dân Mỹ.
Obama hy vọng sẽ nhìn thấy một sự thay đổi đáng giá trong tương lai vì “nước Mỹ là câu chuyện được viết từ thế hệ này qua thế hệ khác”. Obama mong mỏi tổng thống tương lai sẽ giúp nước Mỹ tốt hơn, mạnh mẽ hơn.
Phát ngôn viên Josh Ernest cũng nói rằng Obama “rất biết ơn người dân Mỹ” ở thời điểm chiếc chuyên cơ Không lực Một chở Obama tới Chicago.
Theo Danviet
Dân Chicago háo hức chờ nghe Obama phát biểu chia tay
Hàng nghìn người đứng ngoài đường, xếp hàng ở trung tâm hội nghị Chicago, thậm chí không ngủ chờ được vào nghe Tổng thống Obama phát biểu chia tay Nhà Trắng.
Crystal Williams và con trai London, 11 tuổi, tay cầm vé dự lễ phát biểu chia tay của Tổng thống Obama, xếp hàng đợi ở trung tâm hội nghị Cormick Place. London háo hức đến nỗi tối hôm trước không ngủ được.
"Cháu không ngủ tí nào. Ông là tổng thống gốc Phi đầu tiên và cháu rất ngưỡng mộ ông", William nói.
Đầu đội mũ in hình Tổng thống Obama và chính mình, Norris Allen nói chuyện điện thoại trong khi xếp hàng chờ ở trung tâm hội nghị Cormick Place.
Tổng thống Barack Obama phát biểu chia tay Nhà Trắng tại thành phố quê nhà Chicago vào 21h giờ Miền Đông ngày 10/1, tức 9h sáng ngày 11/1 giờ Hà Nội.
Người dân xếp hàng ngoài Tòa án Harper ở công viên Hyde, nơi Tổng thống Mỹ và phu nhân sẽ dừng lại trước khi tới trung tâm hội nghị phát biểu chia tay.
Hàng trăm người xếp hàng từ sớm ở trung tâm hội nghị McCormick Place để đảm bảo họ là người đầu tiên bước vào khi cửa mở.
Chicago có mưa. Người tới dự buổi phát biểu chia tay vội vã tìm chỗ trú bên ngoài trung tâm hội nghị.
Sân khấu nơi ông Obama phát biểu.
Hơn 20.000 người dự kiến có mặt tại McCormick Place, trung tâm hội nghị lớn nhất vùng Bắc Mỹ và từng là nơi ông Obama phát biểu sau khi đánh bại đối thủ Mitt Romney trong cuộc bầu cử 2012. Vé xem buổi phát biểu được phát miễn phí và đã hết sạch nhưng hiện được rao bán trên mạng với giá hơn 1.000 USD mỗi vé.
Những người tới xem Tổng thống Obama phát biểu chia tay Nhà Trắng ổn định chỗ ngồi trong trung tâm hội nghị McCormick Place.
Người dân trong cửa hàng thực phẩm sạch Bonne Sante xem đoàn xe chở Tổng thống Obama tới trung tâm hội nghị McCormick Place.
Người dân Chicago giơ khẩu hiệu "Cảm ơn Obama", "Chào mừng về quê, Tổng thống" đứng trên một phòng triển lãm tranh ở công viên Hyde chờ xem đoàn xe chở ông Obama tới trung tâm hội nghị McCormick Place.
Kellie Petty chăm chú xem điện thoại bên ngoài trung tâm hội nghị McCormick Place trước buổi phát biểu chia tay Nhà Trắng của Tổng thống Obama.
Hồng Hạnh
Ảnh: Chicago Tribune
Theo VNE
Obama sẽ là tổng thống Mỹ đầu tiên phát biểu chia tay tại quê nhà Barack Obama sẽ phá lệ khi phát biểu chia tay ở thành phố quê nhà Chicago, bang Illinois, thay vì tại Nhà Trắng theo truyền thống của các đời tổng thống Mỹ. Tổng thống Mỹ Barack Obama trong một bài phát biểu năm 2011 tại Nhà Trắng. Ảnh: AP Dù truyền thống phát biểu chia tay của các đời tổng thống Mỹ có...