Obama- Putin chơi trò ‘vờn nhau’ lần cuối
Tổng thống Mỹ Obama ra lệnh trừng phạt hai cơ quan tình báo của Nga để trả đũa các hành động can thiệp của điện Kremlin vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ chỉ vài tuần trước khi ông hết nhiệm kỳ. Tổng thống Nga Putin bất ngờ đổi chiến thuật, mềm mỏng đến lạ thường.
Tổng thống Mỹ Obama (phải) cảnh báo ra lệnh trục xuất 35 nhà ngoại giao Nga chỉ ba tuần trước khi ông hết nhiệm kỳ.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã gây bất ngờ khi quyết định “không trục xuất một ai” để trả đũa việc Mỹ trục xuất 35 người bị coi là “gián điệp Nga” sau khi tố cáo Moscow can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ.
Trước đó một ngày 29.12 tổng thống Barack Obama đã thông báo các biện pháp trừng phạt Nga, bị cáo buộc đã chỉ đạo các vụ tấn công tin học để tác động đến kết quả bầu cử tổng thống Mỹ theo hướng có lợi cho ông Trump. Trong số các biện pháp được loan báo có việc trục xuất 35 người bị cáo buộc là nhân viên tình báo Nga và đóng cửa hai cơ sở của Nga ở New York và bang Maryland, gần Washington, bị xem là các “ổ gián điệp”.
Quyết định này của ông Obama được toàn thể chính giới Mỹ ủng hộ. Tổng thống Mỹ còn cho biết thêm các biện pháp trừng phạt Nga không dừng ở đây. Mỹ sẽ tiếp tục ra tay “khi cần thiết kể cả các điệp vụ bí mật mà công chúng sẽ không được thông báo”.
Mặc dù ngoại trưởng Nga Serguei Lavrov đề nghị trục xuất 31 nhà ngoại giao Đại sứ quán Mỹ ở Moscow và 4 nhân viên Tòa tổng lãnh sự Mỹ ở Saint-Petersbourg, nhưng ông Putin đã quyết định làm dịu căng thẳng và tuyên bố rằng Nga “sẽ không gây vấn đề nào cho các nhà ngoại giao Mỹ”. Tổng thống Nga cũng bác bỏ đề nghị khác của ông Lavrov cấm các nhà ngoại giao Mỹ sử dụng một nhà nghỉ ở ngoại ô Moscow.
Hành động của Tổng thống Nga Putin được cho là để cánh cửa mở cho ông Trump.
Giới quan sát cho rằng, hành động đầy bất ngờ của ông Putin được ngầm hiểu là vẫn để một cánh cửa ngỏ dành cho Tổng thống tân cử của Mỹ Donald Trump.
Tuy vậy, trong một bản thông báo, ông Putin chỉ trích các biện pháp trừng phạt của Washington là mang tính “khiêu khích”, nhằm gây tổn hại hơn nữa cho quan hệ Nga-Mỹ. Tổng thống Nga cũng nhấn mạnh là Moscow vẫn giữ “quyền thi hành các biện pháp trả đũa”, cũng như “sẽ phục hồi quan hệ Mỹ-Nga tùy theo chính sách của tổng thống tương lai Donald Trump”.
Video đang HOT
Về phần mình, trong những nỗ lực cuối cùng khi tại nhiệm, Tổng thống Mỹ Obama vẫn muốn nhấn mạnh rằng, “sự can thiệp của Nga là một mối đe doạ đối với Mỹ”.
Theo Danviet
Đội cận vệ trung thành tuyệt đối đến chết của Napoleon
Đội cận vệ Hoàng đế là lực lượng nổi tiếng và thiện chiến nhất trong quân đội Pháp thế kỷ 19, đóng nhiều vai trò quan trọng và chỉ nhận lệnh từ Napoleon Bonaparte.
Đội cận vệ Hoàng đế tiến quân vào hãng ngũ địch năm 1813.
Theo War History Online, Đội cận vệ Hoàng đế chính thức hình thành vào năm 1804, thời điểm Napoleon trở thành người lãnh đạo nước Pháp sau cuộc đảo chính năm 1799. Danh tiếng của Đội cận vệ Hoàng đế bắt đầu từ đây.
Đội cận vệ Hoàng đế nổi tiếng là lực lượng thiện chiến nhất, có kỷ luật cao và nghe lệnh trực tiếp từ Hoàng đế Pháp Napoleon, bao gồm lực lượng từ tất cả các nhánh quân đội, bao gồm bộ binh, kỵ binh và pháo binh.
Trong cuộc xâm lược Tây Ban Nha năm 1808, toàn bộ lực lượng chiến đấu trên biển của Đội cận vệ Hoàng đế bị tiêu diệt.
Đội Cận vệ Hoàng đế nổi tiếng là lực lượng bao gồm những chiến binh ưu tú nhất của Pháp. Nhưng trên thực tế, không phải tất cả đều là người Pháp. Trong quá trình mở rộng lực lượng, Đội cận vệ Hoàng đế còn bao gồm chiến binh tinh nhuệ đến từ các quốc gia đồng minh châu Âu hoặc nước bị Napoleon chiếm đóng.
Đội cận vệ Hoàng đế đặt ra tiêu chuẩn cao với những người muốn gia nhập. Ứng viên phải cao ít nhất 1m78, vốn là tiêu chuẩn khắt khe đối với con người thời điểm đó. Các ứng viên phải trải qua ít nhất ba chiến dịch quân sự từ trước hoặc bị thương trong chiến đấu ít nhất hai lần.
Napoleon Bonaparte.
Tất cả các chiến binh gia nhập Đội cận vệ Hoàng đế đều phải biết đọc, viết thành thạo, không chỉ đơn thuần là người lính chiến đấu.
Để đảm bảo uy tín và danh tiếng của Đội cận vệ Hoàng đế, tất cả các thành viên phải tuân thủ các quy định khắt khe, đặc biệt là hành vi liên quan đến phụ nữ. Họ không được phép đến những nơi có thể làm ảnh hưởng thanh danh, ngay cả trong quãng thời gian nghỉ phép.
Đối với phụ nữ có địa vị cao, họ phải cư xử hết sức thận trọng. Khi hộ tống một người phụ nữ, các thành viên không được để cho phụ nữ chạm vào tay mình.
Nếu như binh sĩ Pháp phải mang theo 26 kg khi hành quân, Bộ binh thuộc Đội cận vệ Hoàng đế phải mang theo trang thiết bị bổ sung, có thể nặng tới 35 kg. Hành trang bao gồm lương thực cho một tuần, quần áo và đạn dược cho khẩu súng trường.
Chỉ có một số ít những người đạt tiêu chuẩn mới được gia nhập Đội cận vệ Hoàng đế. Do đó, những người lính này được trao nhiều quyền lợi hơn binh sĩ thông thường.
Họ nhận được lương cao hơn, khẩu phần ăn tốt hơn, nơi họ sinh sống tiện nghi hơn nhiều so với các binh sĩ khác. Khi nguồn lương thực giảm sút trong chiến dịch quân sự, Đội cận vệ Hoàng đế vẫn được duy trì mức đãi ngộ tốt nhất, đảm bảo đội quân luôn sẵn sàng chiến đấu.
Ban đầu, Đội cận vệ Hoàng đế bao gồm 5.000 lính và 24 khẩu pháo. Cho đến năm 1810, lực lượng này mở rộng thêm đến 17.300 người và đạt đến đỉnh điểm vào năm 1814 (112.000 người) - giai đoạn cuối cùng Napoleon trị vì.
Napoleon (giữa) rà soát đội kỵ binh tại Khải Hoàn Môn năm 1810.
Với danh nghĩa là lực lượng tinh nhuệ nhất của Napoleon, Đội cận vệ Hoàng đế đóng vai trò chính trị rõ rệt. Napoleon hết sức tin tưởng các tướng lĩnh trong đội cận vệ.
Những người này nhận được nhiều huy chương và được công chúng biết đến rộng rãi, trở thành biểu tượng của sự lãnh đạo và chủ nghĩa anh hùng.
Ưu tiên hàng đầu của Đội cận vệ Hoàng đế là phục vụ Napoleon, như một công cụ đảm bảo an ninh trước các đối thủ chính trị. Sự hiện diện của lực lượng tinh nhuệ nhất này đủ sức răn đe mọi cuộc đảo chính ở thời điểm đó.
Vai trò chính trị là một trong những lý do Napoleon không thường xuyên đưa Đội cận vệ Hoàng đế ra chiến trường. Lực lượng này có thể được trở thành đội quân dự bị, tung vào chiến trường ở thời điểm thích hợp nhằm thay đổi cục diện.
Việc gìn giữ Đội cận vệ Hoàng đế cũng giúp cho lực lượng này trở thành đội quân bí ẩn. Lực lượng này cũng ít bại trận hơn khi chỉ tham gia chiến đấu ở thời điểm thích hợp. Từ đó, họ duy trì thanh danh là lực lượng tinh nhuệ nhất ở châu Âu.
Đội quân Hoàng đế thiện chiến của Napoleon.
Trận chiến cuối cùng của Đội cận vệ Hoàng đế cũng là trận Waterloo lịch sử, đánh dấu sự thất bại toàn diện của Napoleon. Lực lượng này giúp Hoàng đế Pháp duy trì vị thế trên chiến trường khốc liệt ở Bỉ khi đó.
Đến giai đoạn cuối của trận chiến, Napoleon nôn nóng ra lệnh cho Đội cận vệ Hoàng đế tiến quân vào phòng tuyến của quân Anh. Napoleon không ngờ rằng quân Anh đã kịp xây dựng lại phòng tuyến sau đợt giao chiến trước đó.
Chịu thiệt hại nặng nề trước hỏa lực phe liên minh, Đội cận vệ Hoàng đế lần đầu tiên phải rút lui trên chiến trường, khiến cho tinh thần chiến đấu của cả đội quân Pháp suy sụp.
Trong cuộc tháo chạy này, nhiều người lính trong Đội cận vệ được phe Liên minh chiêu hàng. Tương truyền rằng, họ đáp lại bằng câu nói nổi tiếng: "Đội Cận vệ chỉ có chết, chứ không đầu hàng!" ("La Garde meurt, elle ne se rend pas!").
Dấu ấn cuối cùng của Đội cận vệ Hoàng đế là việc đưa Napoleon rút lui khỏi chiến trường an toàn trong bối cảnh hỗn loạn. Vài ngày sau trận Waterloo, Napoleon buộc phải chấp nhận thoái vị lần hai. Ông bị đày ra đảo Saint Helena trên Đại Tây Dương cho đến khi chết.
Theo Danviet
Nga ra đòn trả đũa đầu tiên đáp lại lệnh trừng phạt của Mỹ Bộ Ngoại giao Nga sẽ trình lên Tổng thống Putin đề nghị trục xuất 35 nhà ngoại giao Mỹ để đáp trả lệnh trừng phạt tương tự của Washington. Cảnh sát Nga hôm nay đứng gác trước đại sứ quán Mỹ ở Moscow. Ảnh: AFP "Bộ Ngoại giao Nga và các đồng nghiệp của họ từ những cơ quan khác vừa đề nghị...