Obama phê chuẩn cấp vũ khí cho phe đối lập Syria
Tổng thống Mỹ đã phê chuẩn hỗ trợ quân sự trực tiếp cho phe đối lập Syria, sau khi tình báo Mỹ kết luận lực lượng của ông Assad dùng vũ khí hóa học, dù “với lượng nhỏ”.
Liên hợp quốc cho biết hơn 93.000 người đã thiệt mạng trong cuộc xung đột ở Syria.
Thông tin được Ben Rhodes, người phát ngôn của Tổng thống Mỹ Obama, công bố. Tuy nhiên người phát ngôn Rhodes không nói rõ “hỗ trợ quân sự” đó là gì mà chỉ cho biết sẽ “khác về quy mô và số lượng so với những gì chúng ta đã cung cấp trước đây”.
Trước đây, Mỹ đã cảnh báo chính quyền của Tổng thống Syria Assad rằng bất kỳ hành động sử dụng vũ khí hóa học nào cũng được xem là vượt qua “giới hạn đỏ”.
Theo phóng viên BBC, thì quyết định của Tổng thống Mỹ Obama là điều mà phe đối lập Syria hối thúc và mong mỏi trong suốt nhiều tháng qua. Quyết định cũng được Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen hoan nghênh.
Công bố của Nhà Trắng được đưa ra đúng vào ngày Liên hợp quốc cho hay số người thiệt mạng trong cuộc xung đột ở Syria đã lên tới hơn 93.000 người.
Theo báo chí Mỹ, nhiều khả năng Mỹ sẽ hỗ trợ vũ khí loại nhỏ và đạn dược cho phe đối lập Syria. Tờ New York Times dẫn lời giới chức Mỹ cho biết, Washington cũng có thể cung cấp vũ khí chống tăng, loại vũ khí mà phe đối lập Syria đang rất mong muốn, bên cạnh vũ khí phòng không.
Còn tờ Nhật báo Phố Wall đưa tin, Washington cũng đang xem xét vùng cấm bay bên trong Syria, có khả năng là vùng gần biên giới Jordan, để bảo vệ người tị nạn và quân nổi dậy đang được huấn luyện tại đây.
Khi được hỏi về vấn đề này, người phát ngôn Rhodes cho hay vùng cấm bay sẽ “không tạo khác biệt lớn” trên mặt đất và sẽ rất tốn kém. Nhưng ông cho biết những hành động thêm cũng sẽ được cân nhắc.
Video đang HOT
CIA dự kiến sẽ phối hợp vận chuyển thiết bị quân sự và huấn luyện sử dụng chúng cho binh sỹ phe đối lập.
Cho đến nay Mỹ mới chỉ giới hạn hỗ trợ lực lượng đối lập Syria ở cung cấp lương thực và thuốc men.
Theo ông Rhodes, Washington tăng cường hỗ trợ với hi vọng sẽ củng cố được tính hiệu quả và pháp lý của cả phe chính trị và quân sự trong lực lượng nổi dậy Syria.
Nga: Quyết định gây phức tạp thêm tình hình Syria
Trước quyết định hỗ trợ quân sự cho phe nổi dậy Syria của Washington, một cố vấn cấp cao của Tổng thống Nga Putin hôm nay 14/6 cho hay, quyết định sẽ gây tổn hại đến cơ hội cho một sáng kiến hòa bình mới của Mỹ-Nga về cuộc khủng hoảng ở Syria.
“Dĩ nhiên, nếu người Mỹ thực sự quyết định và trên thực tế cung cấp hỗ trợ lớn hơn cho quân nổi dậy, hỗ trợ cho phe đối lập, việc chuẩn bị cho hội thảo quốc tế sẽ khó khăn hơn”, ông Yury Ushakov, cố vấn chính sách đối ngoại cấp cao của Tổng thống Putin cho hay.
Trong khi đó Alexei Pushkov, lãnh đạo Ủy ban đói ngoại hạ viện Nga, nhà lập pháp cấp cao thuộc đảng cầm quyền của Tổng thống Putin, hôm nay cho biết trang trang twitter của ông rằng thông tin Tổng thống Syria dùng vũ khí hóa học chống lại quân nổi dậy là do Mỹ “thêu dệt”. “Tại sao ông Assad dùng “một lượng nhỏ” khí độc sarin để chống lại các tay súng? Điều đó có nghĩa gì? Để kéo sự can thiệp từ bên ngoài?”, ông cho hay.
Theo Dantri
Mỹ: Quân đội Syria chế tạo khí độc Sarin
Tổng thống Mỹ Obama đã cảnh báo Tổng thống Syria Assad đối mặt với "hậu quả" nếu sử dụng vũ khí hóa học chống lại người dân Syria. Trong khi đó Liên hợp quốc đã chính thức đình chỉ hoạt động tại Syria do lo ngại an ninh ngày càng xấu đi.
Quân đội Syria bị nghi ngờ sử dụng khí độc Sarin tấn công lực lượng đối lập
Người phát ngôn Liên hợp quốc Martin Nesirky thông báo LHQ đã bắt đầu rút các nhân viên ra khỏi Syria từ ngày 3/12 do cuộc nội chiến tại đây ngày càng xấu đi.
"LHQ sẽ ngừng các sứ mệnh tại Syria cho tới khi ra thông báo tiếp theo", ông Nesirky cho biết thêm.
Theo kế hoạch, khoảng 25 - 100 nhân viên quốc tế sẽ lần lượt được rút khỏi Syria trong tuần này.
Trong khi đó, Mỹ cáo buộc quân đội Syria bắt đầu trộn các chất hóa học có thể tạo thành khí độc Sarin vào thành phần đạn dược sử dụng trong các vụ tấn công các tay súng phiến quân.
"Chúng tôi vừa thu thập được một số bằng chứng mà chúng tôi tin rằng họ đang kết hợp các chất hóa học để tạo thành khí độc Sarin", một quan chức giấu tên của Mỹ nói.
Trước đây, loại khí độc này từng hai lần được dùng trong các vụ tấn công khủng bố ở Nhật Bản hồi thập niên 1990. Những người bị nhiễm độc Sarin sẽ bị co giật, suy hô hấp và tử vong.
Nhà Trắng đã lập tức lên tiếng về việc này.
"Chúng tôi ngày càng quan ngại về việc chế độ của Tổng thống Bashar al-Assad có thể tính tới việc sử dụng vũ khí hóa học nhằm vào chính người dân của mình. Hành động này sẽ vượt quá giới hạn đỏ", Thư ký báo chí Nhà Trắng Jay Carney cảnh báo.
Cũng theo Jay Carney, giới chức Mỹ đang giám sát chặt chẽ các chất liệu và cơ sở nhạy cảm của Syria.
Tổng thống Mỹ Obama cảnh báo Tổng thống Syria sẽ đối mặt với "hậu quả" nếu dùng vũ khí hóa học. "Thế giới đang dõi theo. Việc dùng vũ khí hóa học là không thể chấp nhận được", ông Obama cho biết.
Trong khi đó một quan chức Syria khẳng định nước này sẽ "không bao giờ, dưới bất kỳ trường hợp nào" dùng vũ khí hóa học "nếu có loại vũ khí đó".
Từ Cộng hòa Séc, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cũng cảnh báo mạnh mẽ về giới hạn đỏ của Mỹ.
"Chúng tôi đã đưa ra quan điểm rất rõ ràng. Đây (việc sử dụng vũ khí hóa học) là giới hạn đỏ đối với Mỹ", bà Hillary nói với các phóng viên tại thủ đô Prague.
"Tôi sẽ không có ý nói rằng đã nắm trong tay bất cứ bằng chứng chắn chắn nào về việc chế độ của Tổng Assad đang sử dụng vũ khí hóa học chống người dân. Nhưng một khi chứng thực được, chắc chắn nước Mỹ sẽ hành động", Ngoại trưởng Mỹ nói thêm.
Lo sợ khả năng bị Mỹ phát động tấn công, Bộ Ngoại giao Syria khẳng định sẽ không sử dụng vũ khí hóa học chống người dân trong bất cứ hoàn cảnh nào.
"Syria sẽ không bao giờ sử dụng vũ khí hóa học chống người dân vì bất cứ lý do gì", Bộ Ngoại giao Syria ra tuyên bố nói rõ.
Một nguồntin cho biết người phát ngôn của bộ này là ông Jihad Makdisi đã từ chức và bí mật cùng gia đình tới thủ đô London của Anh.
Ông Makdisi là người nổi tiếng ủng hộ chế độ của Tổng thống Bashar al-Assad. Hiện không biết quyết định ra đi của ông có liên quan đến cáo buộc về việc chính quyền sử dụng vũ khí hóa học hay không.
Theo Dantri
Quan hệ Obama-Tập Cận Bình bị "thử lửa" sớm Quyết định chạy trốn tới Hồng Kông của chuyên gia an ninh mạng Mỹ, cựu nhân viên CIA Edward Snowden có thể là một phép thử sớm đối với mối quan hệ đang tiến triển giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Obama. Mối quan hệ giữa ông Obama-ông Tập đang đứng trước thử thách bởi vụ bê...