Obama: Mỹ sẽ không kích Syria để tiêu diệt IS
Tổng thống Mỹ Barack Obama đã lần đầu tiên cho phép tiến hành các cuộc không kích vào Syria và mở rộng các cuộc không kích tại Iraq trong khuôn khổ một sứ mệnh rộng lớn nhằm làm suy yếu và cuối cùng là tiêu diệt tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS).
Tổng thống Mỹ Barack Obama.
Nhà lãnh đạo Mỹ cho biết ông sẽ không do dự trong việc hành động nhằm chống lại các phiến quân IS tại Syria cũng như Iraq.
Tổng thống Obama đưa ra tuyên bố trên trong một bài phát biểu được truyền hình trực tiếp trên toàn quốc, trong đó ông vạch ra chiến lược chống nhóm phiến quân IS.
Bài phát biểu kéo dài 15 phút của ông Obama được phát vào khung “giờ vàng” tối ngày 10/9 theo giờ Mỹ, một ngày trước dịp kỷ niệm 13 năm các vụ khủng bố 11/9/2001.
Ông Obama cho hay bất kỳ nước này đe dọa nước Mỹ “đều không tìm thấy một thiên đường an toàn”.
“Chúng ta sẽ truy tìm những kẻ khủng bố vốn đe dọa đất nước chúng ta, dù chúng có ở đâu đi chăng nữa. Đây là nguyên
Những điểm chính trong chiến lược chống IS của Obama:
– Tiến hành một chiến dịch các cuộc không kích có hệ thống nhằm chống lại các mục tiêu IS “ở bất cứ đâu”, trong đó có Syria.
- Tăng cường hỗ trợ các lực lượng liên minh trên bộ để chống lại IS, nhưng không hợp tác với chính quyền Syria.
- Đẩy mạnh các nỗ lực chống khủng bố để cắt nguồn viện trợ của IS và giúp chặn các tay súng vào Trung Đông.
Video đang HOT
- Tiếp tục viện trợ nhân đạo cho những dân thường bị ảnh hưởng bởi đà tiến của IS.
tắc cơ bản trong nhiệm kỳ tổng thống của tôi: Nếu họ đe dọa nước Mỹ, họ sẽ không tìm thấy một thiên đường an toàn”, ông chủ Nhà Trắng nói.
Tổng thống Mỹ cũng công bố rằng 475 binh sĩ Mỹ sẽ được điều tới Iraq nhưng họ không đóng vai trò chiến đấu mà chỉ giúp huấn luyện các lực lượng địa phương nhằm đối phó với IS.
IS hiện đang kiểm soát một khu vực thuộc lãnh thổ Iraq và Syria, lớn hơn cả diện tích nước Anh.
IS đã thu hút sự chú ý trên toàn thế giới trong mùa hè năm nay sau khi giành quyền kiểm soát nhiều khu vực lãnh thổ ở phía bắc và tây Iraq, đe dọa tàn sát cộng đồng thiểu số và tôn giáo trừ khi họ chuyển sang nhánh đạo Hồi cực đoan của họ.
Các tay súng của IS đã trở nên khét tiếng bởi sự tàn bạo khi chặt đầu các binh sĩ thù địch và các nhà báo phương Tây rồi ghi hình.
Kể từ đầu tháng 8, Mỹ đã tiến hành hơn 150 cuộc không kích và cung cấp vũ khí cho các lực lượng Iraq và người Kurd nhằm chiến đấu với IS ở miền bắc Iraq.
Xây dựng liên minh quốc tế nhưng không hợp tác với chính quyền Syria
Tổng thống Obama đã cam kết rằng Mỹ sẽ đứng đầu một “liên minh quốc tế rộng lớn” nhằm chống lại IS.
Ông Obama cho hay ông hoan nghênh sự phê chuẩn của quốc hội cho cuộc chiến chống lại IS, nhưng nói thêm rằng ông có quyền hành động mà không cần sự phê chuẩn đó.
Năm ngoái, ông Obama đã từ bỏ các kế hoạch nhằm phát động các cuộc không kích tại Syria để chống lại các lực lượng chính phủ sau khi gặp phải sự phản đối của quốc hội.
Trong bài phát biểu, ông Obama đã loại trừ việc hợp tác với Tổng thống Syria Bashar al- Assad, dù các lực lượng của chính quyền Syria cũng đang tham gia chiến đấu chống lại IS.
“Trong cuộc chiến chống IS, chúng ta không thể phụ thuộc vào chính quyền Assad: một chính quyền vốn sẽ không bao giờ giành lại được sự hợp pháp đã đánh mất”.
Thay vào đó, Mỹ sẽ tìm cách ủng hộ phe đối lập tại Syria.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry hiện đang có mặt tại Trung Đông để cố gắng xây dựng một liên minh quốc tế chống lại IS. Ông Kerry đã có mặt tại Iraq hôm qua và gặp gỡ giới chức nước này.
Ông Obama trước đó đã phê chuẩn khoản viện trợ 25 triệu USD cho quân đội Iraq.
An Bình
Theo Dantri/AFP, BBC
Al-Qaeda ở Syria: IS và Mặt trận Al Nusrah - Kỳ cuối: Mặt trận Al Nusrah - Tinh về chất
Cả IS và Mặt trận Al Nusrah đều là những tổ chức phân quyền chặt chẽ, bảo vệ nghiêm ngặt bí mật của tổ chức, không hé lộ thông tin về các thủ lĩnh và cách thức hoạt động, thậm chí với cả các điệp viên của mình.
Tuy nhiên, trái ngược với IS, Mặt trận Al Nusrah rất khắt khe trong việc chiêu mộ các chiến binh mới, đòi hỏi phải có sự bảo đảm cá nhân từ 2 chỉ huy ở tiền tuyến, nhấn mạnh các tân binh phải có những kỹ năng cần thiết, sự tận tụy tôn giáo và thái độ khẩn khoản khi gia nhập tổ chức. Các tân binh được thử thách trên thực địa về độ "lỳ lợm" và sự trung thành với hệ tư tưởng của tổ chức. Theo báo cáo của Quỹ Quilliam, điều đó phần nào lý giải vì sao Mặt trận Al Nusrah lại thành công đến vậy. Các nhóm nổi dậy khác như FSA có chính sách chiêu mộ ồ ạt, khiến họ bề ngoài tỏ ra rất mạnh nhưng trên thực tế lại lỏng lẻo, rối ren.
Các chiến binh gia nhập Mặt trận Al Nusrah sẽ được thử thách trên thực địa.
Một thủ lĩnh khác của Mặt trận Al Nusrah là Al-Amir Gazi al-Haj khẳng định tổ chức này hoạt động hiệu quả bởi có những tiêu chuẩn đặc biệt cao. Tên này nói trong một cuộc trả lời phỏng vấn: "Chúng tôi chỉ lấy những người giỏi nhất trong số những người tốt nhất. Chúng tôi có những mục tiêu thuần túy, đó là chiến đấu vì Thánh Allah. Chúng tôi không chấp nhận sự lạc lối dù là nhỏ nhất khỏi &'thánh luật'. Chúng tôi đi trên một con đường thẳng và các bạn sẽ được thấy các kết quả".
Những tân binh của Mặt trận Al Nusrah phải đọc lời tuyên thệ trung thành. Tính chất tôn giáo của lời tuyên thệ này, thề trước Thánh Allah tuân thủ sự lãnh đạo thánh chiến, khiến nó giống với một khế ước cá nhân hơn, có tính ràng buộc lớn hơn là một lời cam kết xã giao đơn thuần. Phá vỡ lời thề ấy sẽ tiềm ẩn mối nguy hiểm khôn lường. Nhiều phần tử thánh chiến ở Algeria đã bị hạ sát vì kháng lệnh của những thủ lĩnh mà họ đã tuyên thệ trung thành. Cơ sở tôn giáo của lời thề này khiến các tân binh không thể viện bất cứ một lý do chính đáng nào để rời bỏ tổ chức, bởi họ đã thề hoàn toàn phục tùng các thủ lĩnh, trừ phi các mệnh lệnh đó đi ngược lại ý nguyện của Thánh Allah.
Chiến binh Mặt trận Al Nusrah thiện chiến nhờ "đầu vào" khắt khe.
Không rõ số lượng chính xác các chiến binh nước ngoài trong Mặt trận Al Nusrah là bao nhiêu, song khoảng 7 - 11% những người tình nguyện gia nhập tổ chức đến từ các nước Phương Tây (chủ yếu là Anh và Pháp) cũng như các nước Hồi giáo thuộc khu vực Trung Á (phần lớn là nước cộng hòa Chechnya thuộc Nga). Động cơ và ý thức hệ của những đối tượng này khác nhau, một số mang động cơ giáo phái, một số do thù ghét chế độ của Assad và một số vì muốn phiêu lưu và tôn thờ hình ảnh anh hùng của các chiến binh nổi dậy.
Nhiều người đến Syria để gia nhập FSA nhưng sau đó lại chuyển sang "đầu quân" cho Mặt trận Al Nusrah vì được trả lương cao hơn, trang thiết bị và tổ chức tốt hơn, cũng như các nguồn lực dồi dào hơn. Nhiều kẻ mang tư tưởng bạo lực cực đoan salafi-jihadi chỉ sau khi ở lại Syria nơi chúng trải qua một quá trình cực đoan hóa chóng vánh. Mối lo ngại xuất hiện tại các nước quê nhà của chúng khi những "đặc vụ" này trở về, mang trên mình các kỹ năng quân sự hiếu chiến và cực đoan và sẽ là những phần tử tiềm tàng tiến hành các hoạt động cấp tiến và khủng bố. Nhưng vì tình nguyện chiến đấu chống Assad không phải là một tội ác ở các nước quê nhà của các "tình nguyện viên", nên nhà chức trách không có cách nào có thể đối phó hiệu quả với hiện tượng này.
Trong khi dân thường Syria tiếp tục phải chịu đựng những thống khổ, bị kìm kẹp giữa một bên là chế độ độc tài và một bên là các nhón cực đoan, thì các phần tử thánh chiến Arab và châu Âu lại đang được nhồi nhét "giáo lý" và huấn luyện trong chiến trường ác liệt nhất trên thế giới. Đó sẽ là những trải nghiệm mà một ngày nào đó chúng sẽ mang trở về đất nước mình. Thành phần lực lượng Mặt trận Al Nusrah bao gồm hàng nghìn "tình nguyện viên" đến từ thế giới Hồi giáo như Libya, Tunisia, Saudi Arabia và Ai Cập và chiếm phần lớn số lượng thành viên nhóm này. Hiện quá trình các đặc vụ thánh chiến gia nhập hàng ngũ Mặt trận Al Nusrah vẫn đang diễn ra.
Mặc dù thừa nhận là nhận được sự trợ giúp từ chi nhánh Iraq trong những ngày đầu của cuộc nổi dậy, song Golani khẳng định Mặt trận Al Nusrah sẽ tiếp tục hoạt động dưới khẩu hiệu riêng của mình với sự trung thành dành cho al-Zawahiri. Tên này nhấn mạnh: "Khẩu hiệu của Mặt trận Al Nusrah sẽ vẫn như vậy, không có gì thay đổi cho dù chúng tôi có tự hào về khẩu hiệu của IS và những người thực thi khẩu hiệu ấy".
Ban lãnh đạo Mặt trận Al Nusrah biết rõ về hình ảnh tiêu cực bắt nguồn từ những cuộc tấn công bừa bãi nhằm vào dân thường, nhưng trên mạng truyền thông riêng "al-Manara al-Bayda" vẫn lớn tiếng về bản chất giáo phái trong sứ mệnh của mình, trả thù những phần tử thuộc giáo phái Alawite vì sự ngược đãi đối với người Sunni.
Một khi chế độ đảng Baath bị sụp đổ thì các thành phần đối lập với Mặt trận Al Nusrah sẽ nổi lên rất nhiều và đa dạng. Những người ôn hòa ủng hộ lập trường mạnh mẽ của nhóm này đối với Assad có thể sẽ quay ra phản đối tình trạng bạo lực tiếp diễn và giọng điệu có thể là ngày càng cực đoan sau khi chính quyền tan rã.
Điều này đã được chứng minh trong trường hợp của IS và mặc dù Mặt trận Al Nusrah có thể thực dụng hơn trong các tuyên bố của mình, song rõ ràng tổ chức này là một mối đe dọa chết người đối với bất cứ thành phần nào thuộc các nhóm có sự khác biệt về tôn giáo hay những người muốn thiết lập một đất nước Syria dân chủ và thế tục.
Liệu Mặt trận Al Nusrah có rút kinh nghiệm từ những sai lầm của IS và làm dịu các tuyên bố cũng như hành động của mình trên chiến trường hay không vẫn còn phải chờ xem. Tuy nhiên, có một điều chắc chắn là khả năng quá độ từ một tổ chức hiếu chiến sang một tổ chức được đón nhận rộng rãi trong dân chúng sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc xác định những giới hạn đối với sự hồi sinh hiện nay của Al-Qaeda.
Theo Huy Lê
Tin tức
Al-Qaeda ở Syria: IS và Mặt trận Al Nusrah - Kỳ 2: Nở rộ trong thời loạn Ngày 5/10/2013, Cole Bunzel của trang jihadica.com lưu ý rằng ISIS đã khăng khăng "về sự bất tuân đối với những người được cho là thượng cấp của nhóm này trong ban lãnh đạo tối cao Al-Qaeda, trong đó có cả al-Zawahiri. Còn William McCants ở Viện Brookings thì nhận định "trong lịch sử 25 năm của Al-Qaeda, không một chi nhánh nào...