Obama kỳ vọng vào bầu cử sớm
Cử tri tại bang Ohio, nơi được coi là một trong những điểm nóng nhất của cuộc chạy đua vào Nhà Trắng, hôm nay sẽ bắt đầu đi bỏ phiếu sớm – một diễn biến được đương kim Tổng thống Barack Obama đặt nhiều kỳ vọng.
Tổng thống Obama tại một điểm dừng trong chiến dịch vận động tranh cử ở bang Nevada
Trước khi bỏ phiếu sớm diễn ra, ông Obama đang dẫn trước tại bang Ohio với 8% tỷ lệ ủng hộ nhiều hơn so với đối thủ Mitt Romney, Fox News đưa tin. Ohio là bang quan trọng và cả Obama lẫn Romney buộc phải giành chiến thắng tại đây. Tuần trước, đội vận động tranh cử của Obama đã hủy một cuộc dừng chân ở Ohio để tập trung vào Wisconsin, nơi cuộc đua sẽ cam go hơn và bỏ phiếu sớm cũng sắp bắt đầu. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa đội vận động của Obama đương nhiên coi Ohio là bang đã giành được chiến thắng.
Cùng với Ohio, 31 bang khác của Mỹ năm nay cho phép các cử tri được bỏ phiếu sớm trước ngày bầu cử chính thức 6/11. Như vậy, người ta sẽ thấy cục diện của cuộc đua sẽ một cách rõ rệt hơn chứ không phải chờ đến tận giai đoạn cuối trước ngày bầu cử chính thức như trước đây.
Đội vận động tranh cử của ông Obama cũng đang theo dõi diễn biến bỏ phiếu sớm, để từ đó tìm kiếm những bước ngoặt quyết định tại các bang có ý nghĩa quyết định tới kết quả bầu cử tổng thống Mỹ 2012. Những phụ tá của ông Obama rất nhanh nhạy trong việc tận dụng những lá phiếu được bỏ sớm, bằng cách thông báo cho các cử tri nơi bỏ phiếu, giải thích các lựa chọn để thực hiện bỏ phiếu và tăng các cơ hội để việc bỏ phiếu diễn ra sớm.
Nevada là một trong những bang đầu tiên thi hành chính sách bỏ phiếu sớm. Bang này đã bắt đầu việc thu hút những người, vốn không muốn xuất hiện ở những điểm bỏ phiếu trong ngày bầu cử chính thức, tham gia vào việc thực hiện quyền công dân của họ bằng cách bỏ phiếu sớm.
Nevada cũng được coi là một bang quan trọng với chiến dịch vận động tranh cử của ông Obama. “Việc dành thời gian tại đây là rất quan trọng đối với chúng tôi. Tổng thống đã ở đây để chuẩn bị cho cuộc tranh luận hôm 3/10″, nữ phát ngôn viên chiến dịch vận động tranh cử của ông Obama, bà Jen Psaki nói. Bà Psaki còn cho biết thêm rằng việc ông Obama dành thời gian tại Nevada trước khi bầu cử sớm diễn ra cũng quan trọng không kém cuộc tranh luận với Romney tại Denver, bang Colorado.
Video đang HOT
Tại bang Iowa, quá trình bỏ phiếu sớm bắt đầu từ tuần trước với rất nhiều sự hào hứng. Hơn 25.000 cử tri đã thực hiện quyền của họ.
Năm 2008, một phần ba số phiếu bầu được thực hiện xong trước ngày bầu cử chính thức, và 58% trong những lá phiếu bầu sớm là dành cho ông Obama. Các chuyên gia dự đoán tỷ lệ bầu cử sớm sẽ tăng trong năm nay, khi khoảng 40% số phiếu bầu có thể sẽ được bỏ trước ngày 6/11.
Theo VNE
Bà Suu Kyi "có thể trở thành Tổng thống Myanmar" vào năm 2015
Trong chuyến thăm lịch sử tới Mỹ vừa qua, Tổng thống Mynamar U Thein Sein nói rằng thủ lĩnh đối lập Aung san Suu Kyi có thể trở thành Tổng thống Myanmar nếu như được người dân tín nhiệm bầu chọn.
Tổng thống Thein Sein cam kết chính quyền sẽ tôn trọng ý nguyện của người dân qua bầu cử.
Trong buổi trả lời phỏng vấn với chương trình Hardtalk của BBC, nhà lãnh đạo Myanmar nói rằng ông sẽ chấp nhận "rút lui" nếu như người dân bỏ phiếu cho bà San Suu Kyi, khôi nguyên của giải Nobel Hòa bình.
"Ý chí của người dân sẽ được tôn trọng, dù ai sẽ chiến thắng trong cuộc bầu cử diễn ra vào năm 2015", Tổng thống Thein Sein khẳng định.
Mặc dù vậy, ông Thein Sein cũng không che giấu cảm xúc thực của mình nếu viễn cảnh đó xảy ra.
"Việc bà ấy (Suu Kyi) trở thành nhà lãnh đạo quốc gia phụ thuộc vào ý chí của người dân. Nếu người dân chấp nhận bà, thì tôi cũng sẽ phải chấp nhận bà", ông nói.
Ông cũng nhắc lại cam kết của mình đối với chương trình cải cách đất nước và cho biết đang cộng tác rất ăn ý với bà Suu Kyi, người đã thuyết phục Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận đối với ông Thein Sein.
"Không có bất kỳ vấn đề nào giữa tôi và bà Aung San Suu Kyi. Chúng tôi đang làm việc cùng nhau rất hợp ý".
Trước đó hai ngày, phát biểu tại Đại hội đồng Liên hợp quốc diễn ra ở thành phố New York (Mỹ), ông Thein Sein cũng đã chúc mừng bà Suu Kyi được nhận Huân chương Vàng của Quốc hội Mỹ.
Nếu đối chiếu với thực tế là bà Suu Kyi từng bị quản chế 15 năm dưới thời chính quyền quân sự cũ do chính ông Thein Sein làm Tổng thống, thì đây được coi là những lời lẽ nồng nhiệt nhất của ông Myanmar kể từ khi chính thể quân sự chính thức giải thể hồi tháng 3/2011.
Bà Suu Kyi và ông Thein Sein được cho là đang làm việc rất ăn ý với nhau.
Kêu gọi phương Tây dỡ bỏ cấm vận
Ông Thein Sein, cựu lãnh đạo chính quyền quân sự cũ ở Myanmar trong nhiều thập niên, đang đẩy mạnh giám sát công cuộc thay đổi mạnh mẽ ở trong nước để hướng tới một chính phủ dân sự được nhiều nước phương Tây hậu thuẫn.
Vì vậy, nhân tham dự phiên họp toàn thể của ĐHĐ LHQ, ông đã kêu gọi phương Tây dỡ bỏ các lệnh cấm vận kinh tế đối với Myanmar và nhận được cam kết của cả Hoa Kỳ lẫn nhiều nước khác.
"Hoa Kỳ sẽ nới lỏng lệnh cấm nhập khẩu đối với hàng hóa Myanmar", Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cam kết.
Nhiều biện pháp và chế tài khác cũng đã được các nước phương Tây gỡ bỏ.
Tuy nhiên, khi đề cập đến vai trò của quân đội, lực lượng vốn giữ nhiều ghế trong Quốc hội, ông Thein Sein cho rằng lực lượng này vẫn phải giữ vai trò trung tâm trong nền chính trị đất nước, đặc biệt trong bối cảnh Myanmar vẫn đang phải đối mặt với nhiều vấn đề trong đó có cuộc bùng phát giao tranh gần đây giữa những người Hồi giáo Rohingya và những người Rakhine theo Phật giáo.
Ông Thein Sein đã nhiều lần cam kết sẽ chấm dứt xung đột nội bộ, nhưng cả ông lẫn bà Suu Kyi đều chưa đưa ra được các giải pháp khả dĩ giải quyết vấn đề ở tiểu bang Rakhine.
Theo Dantri
Lính Mỹ hầu tòa vì tiểu tiện vào thi thể phiến quân Hai binh sĩ Thủy quân lục chiến Mỹ sẽ bị tòa án xét xử vì tiểu tiện vào các xác chết phiến quân ở Afghanistan và chụp ảnh lại hành động khiếm nhã này. Hình ảnh video cho thấy các binh sĩ Mỹ đang "tè" vào các thi thể nằm trên đất. Ảnh: Telegraph Bộ Quốc Mỹ hôm qua cho hay hai trung...