Obama ‘không trung thực’, chỉ số uy tín thấp kỷ lục
Sự ủng hộ dành cho tổng thống Barack Obama đã giảm xuống tới mức thấp nhất từ trước đến nay, theo một cuộc thăm dò mới đây.
Cuộc thăm dò của trường ại học Quinnipiac cho thấy, có 54 % người Mỹ không hài lòng với hoạt động của ông Barack Obama ở cương vị tổng thống Hoa Kỳ, trong khi chỉ có 39 % số người ủng hộ ông. Đây là mức thấp nhất về chỉ số uy tín của nguyên thủ quốc gia Mỹ.
Bên cạnh đó, 52 % cử tri Mỹ nói rằng ông Obama là thiếu thành thực và không đáng tin cậy.
Lần đầu tiên kể từ khi ông Barack Obama nhậm chức Tổng thống, hạng bậc tín nhiệm của ông đã sụt xuống dưới 40%, tờ Telegraph bình luận. Theo dữ liệu của các cuộc thăm dò dư luận, có 61 % những người được hỏi nêu ý kiến phản đối chính sách của ê-kip Obama.
Hồi tháng Mười vừa qua, một cuộc khảo sát cho thấy số người Mỹ không hài lòng về công việc của ông Obama là 49 %. Chỉ trong vòng 1 tháng, chỉ số này đã xuống dốc ở mức kỷ lục.
Tỷ lệ ủng hộ Quốc hội và Tổng thống sụt giảm mạnh kể từ khi Chính phủ Mỹ phải đóng cửa một phần vào đầu tháng 10 vừa qua do hai đảng không đạt được đồng thuận trong vấn đề ngân sách.
Video đang HOT
Vài ngày trước, tổng thống Obama đã công khai xin lỗi người dân về sự thiếu minh bạch của bộ luật cải tổ chăm sóc y tế.
Theo Người đưa tin
Chiến đấu cơ Syria, Thổ Nhĩ Kỳ đối đầu nguy hiểm
Hai chiến đấu cơ F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ hôm qua (30/10) đã cất cánh đi đánh chặn một máy bay chiến đấu của Syria sau khi quân đội Thổ Nhĩ Kỳ phát hiện chiếc máy bay này đang hướng tới khu vực biên giới của họ, một tuyên bố của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ cho biết.
Ảnh minh họa
Theo tuyên bố của Bộ Tổng tham mưu Các Lực lượng Vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ, họ đã phát hiện một chiếc máy bay chiến đấu SU-24 của Syria trong khi đang thực hiện một chuyến bay định kỳ dọc từ Gaziantep đến khu vực Hatay ở phía nam biên giới Thổ Nhĩ Kỳ. Ngay lập tức, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã ra lệnh cho hai chiếc phi cơ chiến đấu F-16 cất cánh từ Căn cứ Không quân Incirlik ở tỉnh Adana phía nam Thổ Nhĩ Kỳ đổi hướng bay để đi đánh chặn máy bay chiến đấu của Syria.
Chiếc máy bay của Syria đã quay đầu trở lại sau khi vấp phải sự ngăn chặn từ phía Thổ Nhĩ Kỳ, tuyên bố trên cho hay. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ đánh chặn máy bay Syria, hai chiếc chiến đấu cơ F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ cũng nhanh chóng trở về Căn cứ Không quân Incirlik.
Những vụ việc tương tự cũng đã vài lần xảy ra kể từ khi máy bay của Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ một trực thăng của Syria hồi tháng 9 mới đây ở gần Hatay trong một vụ việc mà Ankara miêu tả là một vụ xâm phạm không phận Thổ Nhĩ Kỳ của máy bay Syria.
Thổ Nhĩ Kỳ và Syria từng là đồng minh thân thiết với nhau. Tuy nhiên, quan hệ giữa hai nước láng giềng này bắt đầu rơi vào căng thẳng kể từ khi cuộc nổi dậy ở đất nước Syria nổ ra từ hồi tháng 3 năm 2011. Giới quan chức Thổ Nhĩ Kỳ liên tục bày tỏ sự ủng hộ đối với phe nổi dậy Syria và kêu gọi chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad từ chức. Trong khi đó, Syria cũng tỏ thái độ tức giận với nước láng giềng, cáo buộc Thổ Nhĩ Kỳ che chở cho các chiến binh nổi dậy, đào tạo và cung cấp vũ khí cho họ chống lại chính quyền của ông Assad.
Sự căng thẳng giữa Syria và Thổ Nhĩ Kỳ leo thang một cách đáng báo động sau sự kiện Damascus tuyên bố bắn hạ một máy bay chiến đấu của nước láng giềng hồi tháng 6 năm ngoái. Kể từ đó, khu vực biên giới Syria và Thổ Nhĩ Kỳ thường xuyên nóng bỏng vì các hoạt động triển khai vũ khí thị uy lẫn nhau cũng như những vụ "tên rơi đạn lạc" của Syria vào biên giới Thổ Nhĩ Kỳ, khiến nhiều dân thường thương vong. Thổ Nhĩ Kỳ đã từng bắn đạn pháo đáp trả Syria .
Vụ đối đầu mới nhất giữa máy bay chiến đấu hai nước Syria và Thổ Nhĩ Kỳ diễn ra trong bối cảnh Tổng thống Assad vừa lên tiếng chỉ trích các nước ủng hộ cho phe nổi dậy Syria, trong số đó có tên của Thổ Nhĩ Kỳ. Ông Assad cho rằng, một giải pháp chính trị ở đất nước ông chỉ có thể đạt được nếu như các nước như Thổ Nhĩ Kỳ chấm dứt ngay việc ủng hộ cho phe nổi dậy.
Assad cứng rắn với các nước đồng minh của phe nổi dậy
Tổng thống Assad hôm qua đã nói với đặc phái viên của Liên Hợp Quốc và Liên đoàn Ả-rập rằng, cần phải chấm dứt ngay tình trạng các nước bên ngoài ủng hộ, hậu thuẫn cho phe nổi dậy Syria nếu muốn tìm kiếm sự thành công cho bất kỳ giải pháp chính trị nào ở đất nước ông, đài truyền hình Syria đưa tin.
Phát biểu trên của ông Assad tại cuộc gặp với đặc phái viên Lakhdar Brahimi ở thủ đô Damascus đã làm tăng thêm những hoài nghi về khả năng thành công của một hội nghị hòa bình quốc tế ở Geneva sắp tới.
Mỹ, Nga và Liên Hợp Quốc trong nhiều tháng qua đã dồn không biết bao nhiêu công sức vào việc đưa chính phủ Syria và phe đối lập ngồi vào bàn đàm phán tại hội nghị hòa bình Geneva II nhằm tìm kiếm một giải pháp chính trị cho cuộc xung đột kéo dài suốt gần 3 năm qua ở đất nước Trung Đông. Sau những sự trì hoãn liên tiếp, các nước đang cố gắng hết sức để có thể tổ chức được một hội nghị hòa bình về Syria vào tháng tới. Tuy nhiên, phe nổi dậy Syria vẫn còn chia rẽ sâu sắc trong vấn đề có tham dự hội nghị này hay không trong khi chính quyền Assad từ chối đối thoại với thành phần đối lập có vũ trang.
Đặc phái viên Brahimi đã có chuyến thăm đến Damascus trong chặng dừng chân cuối cùng của chuyến công du khu vực trong những ngày qua nhằm tập hợp sự ủng hộ cho một hội nghị hòa bình quốc tế ở Geneva sắp tới. Trong khi nhiều phe nhóm nổi dậy Syria đã cự tuyệt không tham dự hội nghị này thì chính quyền của Tổng thống Assad đồng ý tham gia. Tuy vậy, ông Assad không tỏ ra mặn mà cũng như không cho thấy dấu hiệu về việc ông sẽ nhượng bộ trong các cuộc đàm phán sắp tới nếu có.
Phát biểu trong cuộc gặp với ông Brahimi, Nhà lãnh đạo Syria nhấn mạnh: "Để bất kỳ giải pháp chính trị nào thành công, điều quan trọng thiết yếu là phải ngừng ngay sự ủng hộ cho các nhóm khủng bố và cho các nước đang tài trợ cho chúng, đang mở đường cho những tên lính đánh thuê khủng bố xâm nhập vào Syria và cung cấp tiền của, vũ khí cũng như các tiếp tế hậu cần khác".
"Chỉ mình người dân Syria được quyền vạch ra tương lai cho đất nước. Bất kỳ giải pháp chính trị nào đều cần phải được chính người dân Syria thông qua và phản ánh nguyện vọng của chính họ chứ không có sự can thiệp từ bên ngoài", ông Assad nhấn mạnh thêm.
Thổ Nhĩ Kỳ, Ả-rập Xê-út và Qatar nằm trong số những nước ủng hộ tích cực nhất cho phe đối lập Syria, cung cấp tài chính và hậu cần cho lực lượng này. Về phía phương Tây, Mỹ và các nước đồng minh Châu Âu hiện mới chỉ dừng lại ở việc cung cấp các mặt hàng viện trợ không gây sát thương cho phe nổi dậy Syria dù Washington trước đó từng cam kết cung cấp vũ khí hạng nhẹ cho lực lượng này.
Kiệt Linh - (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Biển Đông: Ấn Độ "vừa đấm vừa xoa" Trung Quốc Ấn Độ - một trong những tiếng nói khá quyền lực ở khu vực Châu Á, hôm qua (22/10) đã lên tiếng bày tỏ sự ủng hộ đối với Philippines trong việc đưa vụ tranh chấp ở Biển Đông ra tòa án quốc tế - điều mà Trung Quốc quyết liệt phản đối. Sau khi vừa "đấm" Trung Quốc bằng cách công khai...