Obama kêu gọi Nga rút bớt quân đội gần Ukraine
Tổng thống Mỹ Barack Obama đã kêu gọi Nga ngừng đe dọa Kiev và rút bớt quân đội khỏi biên giới với Ukraine.
Nga được cho là đã triển khai vài nghìn binh sĩ tới gần biên giới phía tây với Ukraine. Tổng thống Mỹ Obama cho rằng đây có thể là “một nỗ lực gây sức ép lên Ukraine hoặc Moscow có thể tính toán những kế hoạch khác”.
Trong khi đó, Phó Giám đốc Cơ quan an ninh Nga Alexander Malevany cho biết, các biện pháp tình báo đang từng bước được thiết lập để đối phó với những đe dọa của phương Tây đối với Moscow.
“Đe dọa bên ngoài tới quốc gia đã tăng đáng kể. Mong muốn hợp pháp của những người dân ở Crimea và khu vực đông Ukraine đang gây ra sự kích động trong Mỹ và các nước đồng minh. Nga đang tiến hành những biện pháp tấn công tình báo để chống lại những âm mưu của phương Tây nhằm làm giảm tầm ảnh hưởng của Moscow trong khu vực.”, ông Alexander Malevany nói.
Video đang HOT
Hàng nghìn binh sĩ Nga đã được triển khai tại Crimea.
Trước đó, Tổng thống Ukraine bị phế truất Viktor Yanukovych đã kêu gọi một cuộc trưng cầu dân ý trên toàn quốc để quyết định vị thế của từng vùng trong Ukraine. Ông Yanukovych đã bay tới Nga vào tháng trước sau khi bị lật đổ.
Trong cuộc phỏng vấn trên kênh truyền hình CBS trước đó, ông Obama cho rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin có thể đã hiểu sai ý định của phương Tây cũng như chính sách ngoại giao của Mỹ. Ông chủ Nhà Trắng khẳng định Washington không có ý định bao vây Nga và can thiệp vào Ukraine.
Theo Khampha
LHQ: Crimea sáp nhập vào Nga là bất hợp pháp
Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã thông qua một nghị quyết coi cuộc trưng cầu dân ý ở Crimea dẫn tới bán đảo này sáp nhập vào Nga là bất hợp pháp.
Các thành viên Đại hội đồng Liên Hợp Quốc bỏ phiếu thông qua nghị quyết về Crimea.
Trong cuộc họp của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, 100 quốc gia đã bỏ phiếu thông qua một nghị quyết tuyên bố cuộc trưng cầu dân ý ở Crimea vào ngày 16/3 là bất hợp pháp và khẳng định sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine. Chỉ có 11 quốc gia bỏ phiếu chống lại nghị quyết này, trong khi 58 nước bỏ phiếu trống.
"Sự ủng hộ này đến từ các quốc gia ở tất cả khu vực trên thế giới, cho thấy đây không chỉ là vấn đề khu vực mà mang tính toàn cầu", Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Andriy Deshchytsia phát biểu với phóng viên sau cuộc bỏ phiếu.
Tuy nhiên, đại sứ Nga tại LHQ, ông Vitaly Churkin cho rằng "sự thật là khoảng một nửa" thành viên Đại hội đồng LHQ đã không ủng hộ nghị quyết. Xu hướng này đang tăng lên và "tôi nghĩ xu hướng này sẽ trở nên ngày càng tăng."
Mặc dù cuộc bỏ phiếu thông qua nghị quyết chủ yếu mang tính biểu tượng, nhưng Ukraine hy vọng nó sẽ có tác dụng như một chướng ngại vật ngăn cản Moscow xâm nhập sâu hơn vào lãnh thổ của quốc gia này.
Nghị quyết mới của LHQ được thông qua sau khi Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đồng ý cho Ukraine vay 14 đến 18 tỷ USD. Quốc hội Mỹ ngày hôm qua (27/3) cũng thông qua một dự luật bảo đảm một khoảng vay 1 tỷ USD cho Kiev.
Căng thẳng gia tăng giữa Nga và phương Tây sau khi quân đội ủng hộ Moscow tiến vào bán đảo Crimea của Ukraine. Phương Tây đã lên án động thái này khi Tổng thống Mỹ Barack Obama cảnh báo Liên minh châu Âu và Mỹ sẽ áp dụng những trừng phạt mạnh hơn đối với Nga, nếu Moscow xâm phạm sâu hơn vào lãnh thổ Ukraine.
Theo Khampha
Nữ hoàng khí đốt sẽ tranh cử Tổng thống Ukraine Chính trường Ukraine đang nóng lên khi Nữ hoàng khí đốt Yulia Tymoshenko tuyên bố đã sẵn sàng ra tranh cử chức Tổng thống. Theo BBC, cựu Thủ tướng Ukraine - bà Yulia Tymoshenko - vừa cho biết, bà sẽ ra tranh cử Tổng thống trong cuộc tổng tuyển cử của nước này dự kiến diễn ra vào ngày 25/5 tới. Bà Tymoshenko...