Obama kêu gọi giải quyết hòa bình tranh chấp Biển Đông tại LHQ
Tổng thống Mỹ kêu gọi giải quyết tranh chấp Biển Đông theo luật định thay vì quân sự hoá các thực thể, trong bài phát biểu tại Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc.
Tổng thống Mỹ Barack Obama tại Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc. Ảnh: UN
“Ở Biển Đông, một giải pháp hoà bình do luật pháp mang lại đối với các tranh chấp sẽ đem đến sự ổn định vững chắc hơn rất nhiều so với quân sự hoá vài đá và rạn san hô”, Reuters dẫn lời ông Obama hôm qua nói, ám chỉ Trung Quốc. Đây là bài phát biểu cuối cùng của ông trên cương vị Tổng thống Mỹ tại Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc, có trụ sở tại New York.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với hầu hết Biển Đông, chồng lấn lên tuyên bố của các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, Philippines.
Video đang HOT
Trong vụ kiện do Philippines khởi xướng, một tòa trọng tài quốc tế hồi tháng 7 phán quyết việc Trung Quốc xây các đảo nhân tạo là bất hợp pháp, đồng thời tuyên bố chủ quyền của nước này với hầu hết Biển Đông không có cơ sở pháp lý. Bắc Kinh từ chối công nhận phán quyết.
Trọng Giáp
Theo VNE
Các tổ chức ở Pháp kêu gọi tôn trọng phán quyết Biển Đông
Hội Hữu nghị Việt - Pháp cùng các tổ chức hữu nghị với Việt Nam tại nước này kêu gọi các bên tôn trọng phán quyết Biển Đông từ Tòa Trọng tài, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.
Các tàu nạo vét Trung Quốc hoạt động phi pháp tại đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa trên Biển Đông ngày 21/5/2015. Ảnh: Reuters.
"Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) tại La Hay, Hà Lan, ngày 12/7 ra phán quyết rằng Trung Quốc không có bất kỳ căn cứ pháp lý nào khi đòi 'quyền lịch sử' trong vùng giới hạn bởi 'đường lưỡi bò' trên biển phía Nam Trung Quốc (Biển Đông với Việt Nam, Biển Tây đối với Philippines)", tuyên bố chung từ Hội Hữu nghị Việt - Pháp, các tổ chức của cộng đồng người Việt, các tổ chức hữu nghị với Việt Nam tại Pháp cho biết.
Tòa còn tố Trung Quốc gây ra những tổn hại nặng nề đối với hệ sinh thái thông qua việc tự ý khai phá, biến đổi hiện trạng và xây dựng tràn lan các cơ sở hạ tầng.
Tuyên bố chung phản đối mạnh mẽ những hành động, yêu sách trái với luật pháp quốc tế của Trung Quốc, đồng thời kêu gọi tất cả các bên liên quan, đặc biệt là Trung Quốc, và cộng đồng quốc tế cam kết và hành động để luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) và Tuyên bố ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC), được thực thi.
Các tổ chức kêu gọi giải quyết tranh chấp trên Biển Đông bằng biện pháp hòa bình và đàm phán theo luật quốc tế, không sử dụng bất kỳ sự hăm dọa và vũ lực nào, đảm bảo sự tôn trọng của các bên đối với phán quyết từ tòa.
Trung Quốc tự vẽ ra "đường lưỡi bò" để đòi chủ quyền với phần lớn diện tích Biển Đông, đi sát vào bờ biển các nước láng giềng. Bắc Kinh cho rằng phán quyết từ Tòa Trọng tài là vô giá trị, không có tính chất ràng buộc pháp lý và tuyên bố sẽ phớt lờ.
Phán quyết từ Tòa Trọng tài nhận được sự ủng hộ rộng rãi từ các nước trên thế giới. Nhật Bản và Australia khẳng định đây là phán quyết cuối cùng và mang tính ràng buộc, Mỹ kêu gọi các bên liên quan tránh hành động khiêu khích, đồng thời tôn trọng phán quyết.
Việt Nam hoan nghênh Tòa Trọng tài ra phán quyết về "đường lưỡi bò", đồng thời khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa ở Biển Đông.
Như Tâm
Theo VNE
Scarborough - mảnh ghép cuối của tam giác Trung Quốc muốn dựng ở Biển Đông Bãi cạn Scarborough được đánh giá là "quân bài thay đổi cuộc chơi" đối với tham vọng kiểm soát Biển Đông của Trung Quốc. Một tàu tuần duyên Trung Quốc trong ảnh do Philippines chụp được gần bãi cạn Scarborough. Ảnh: ABS-CBN Trong tất cả những điểm nóng tranh chấp ở Biển Đông, bãi cạn Scarborough, rộng hơn 150 km2, nằm cách bờ...