Obama hối thúc phê chuẩn Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển
Tổng thống Mỹ Barack Obama cho rằng Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển sẽ có ích cho việc giảm thiểu căng thẳng ở Biển Đông nếu được các nhà lập pháp Mỹ phê chuẩn.
Tổng thống Mỹ Obama tại trường West Point.
Theo Đài tiếng nói Hoa Kỳ, phát biểu trong lễ tốt nghiệp hồi tuần trước tại học viện quân sự West Point, Tổng thống Obama cho rằng Mỹ khó có thể thúc đẩy cho việc tìm kiếm một giải pháp ở Biển Đông vì chính bản thân Washington tự đặt mình ra ngoài những luật lệ áp dụng cho mọi nước khác.
“Việc kêu gọi Trung Quốc giải quyết những vụ tranh chấp biển đảo của họ dựa theo Công ước Luật Biển trở nên khó khăn hơn vì Thượng viện Mỹ không phê chuẩn hiệp ước này, bất chấp sự khẳng định liên tục của các nhà lãnh đạo quân sự hàng đầu của chúng ta là hiệp ước này thúc đẩy cho an ninh quốc gia của chúng ta. Đó không phải là sự lãnh đạo mà là một sự rút lui”, ông Obama nói.
Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển, gọi tắt là UNCLOS, đặt ra những luật lệ cho hàng hải quân sự và thương mại, cũng như cho sự phân phối tài nguyên dầu lửa và khí đốt dưới đáy biển. Tuy nhiên, không phải ai trong nội bộ nước Mỹ cũng đồng tình với quan điểm của Tổng thống Obama.
Video đang HOT
Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Donald Rumsfeld cho rằng: “Tôi không tin là nước Mỹ nên tán thành một hiệp ước làm cho các nước có khả năng sản xuất cao có bổn phận pháp lý là trả tiền khai thác cho những nước có khả năng sản xuất thấp dựa trên những lời lẽ thiếu thực tế về di sản chung của nhân loại.”
Tuy Công ước Luật Biển không được Thượng viện phê chuẩn, nhưng Mỹ vẫn tôn trọng hầu hết các cơ chế của hiệp ước này.
Nhận định về phát biểu của Tổng thống Obama, ông Michael Auslin, nhà phân tích của Viện Doanh nghiệp Hoa Kỳ, nói: “Tôi nghĩ Tổng thống Obama đang đưa ra một lựa chọn sai lầm. Tổng thống nói rằng nếu chúng ta không phê chuẩn UNCLOS thì chúng ta không thể đòi Trung Quốc nhận lãnh trách nhiệm đối với những hành vi có tính chất khiêu khích, chèn ép và hung hãn. Điều đó hoàn toàn sai lầm. Dĩ nhiên là chúng ta có thể làm như vậy.” Theo nhà phân tích Auslin, lý do Washington do dự không muốn đối đầu với Trung Quốc không liên quan tới Công ước Luật Biển.
Trung Anh
Theo Dantri
Obama chỉ trích Nga "xâm lược" Ukraine
Tổng thống Mỹ Obama hôm nay 4/6 đã lên án "chiến thuật đen tối" và "sự xâm lược" của Nga ở Ukraine sau cuộc gặp với Tổng thống vừa đắc cử của Ukraine Petro Poroshenko. Ông Obama cam kết Mỹ sẽ ủng hộ lâu dài cho ông Poroshenko.
Tổng thống Mỹ Obama (phải) trong cuộc gặp với Tổng thống đắc cử của Ukraine Poroshenko vào ngày 4/6 tại Warsaw.
Với tâm thế là "lãnh đạo phương Tây", ông Obama ca ngợi Ba Lan đã xây dựng một nền dân chủ vững mạnh 25 năm qua, trong chặng dừng chân đầu tiên trong chuyến công du 3 nước châu Âu của Tổng thống Mỹ. Chặng dừng chân tiếp theo của ông là Brusssels, Bỉ, nơi ông sẽ có cuộc gặp với lãnh đạo các nước công nghiệp G7. Đây sẽ là cuộc họp G7 đầu tiên kể từ khi Nga bị loại khỏi G8 do nước này cho sáp nhập Crimea vào tháng 3 vừa qua.
Phát biểu chỉ hơn một giờ sau cuộc gặp với Tổng thống vừa đắc cử của Ukraine Poroshenko tại Warsaw, Tổng thống Obama cho hay: "Chúng tôi sẽ không chấp nhận sự chiếm đóng ở Crimea hay vi phạm chủ quyền Ukraine của Nga". Tuyên bố của ông Obama được đưa ra ngay trước thềm cuộc "chạm trán" dự kiến giữa ông Obama và Tổng thống Nga Putin tại Pháp vào thứ sáu tới trong lễ kỷ niêm 70 năm ngày đổ bộ của quân đồng minh vào vùng Normandie.
"Các nước tự do của chúng ta sẽ đoàn kết để những khiêu khích thêm của Nga sẽ chỉ tạo ra thêm sự cô lập và trả giá", lãnh đạo Mỹ tuyên bố. "Bởi sau khi đổ nhiều máu và của cải như vậy để đưa châu Âu sát cánh cùng nhau, làm sao chúng ta có thể cho phép những chiến thuật đen tối của thế kỷ 20 định hình thế kỷ mới này".
Ông Obama cũng cam kết ủng hộ kế hoạch lập lại hòa bình ở Ukraine.
Ngoài ra, ông còn gọi ông Poroshenko là "sự lựa chọn khôn ngoan" để lãnh đạo Ukraine và cho rằng Ukraine có thể trở thành một nền dân chủ vững mạnh, nếu cộng đồng thế giới sát cánh cùng nước này.
Ông Poroshenko, tỷ phú sản xuất kẹo, đắc cử tổng thống Ukraine vào cuối tháng 5 vừa qua và sẽ tuyên thệ nhậm chức vào thứ bảy tới.
Ông Obama cũng tuyên bố sẽ ủng hộ Kiev khi nước này giải quyết hóa đơn khí đốt với tập đoàn dầu lửa Gazprom của Nga - vốn dọa sẽ cắt nguồn cung cho nước này. Ngoài ra, trong cuộc gặp với ông Poroshenko, ông Obama cũng tuyên bố Mỹ sẽ giúp huấn luyện các cơ quan thi hành luật pháp của Ukraine, quân đội và cung cấp thiết bị như kính nhìn ban đêm.
Vũ Quý
Tổng hợp
Theo Dantri
Biển Đông và "ván cờ" của các siêu cường Tổng thống Mỹ Obama cảnh báo Trung Quốc, Tổng thống Nga Putin lên tiếng về mối quan hệ với Bắc Kinh sau cuộc tập trận...cho thấy Biển Đông đang trở thành "ván cờ chiến lược" của các siêu cường. Trong giai đoạn hiện nay, khu vực Đông Nam Á đang trở thành trọng tâm chiến lược quan trọng của khu vực châu Á...