Obama hay Romney có lợi hơn với TQ?
Một Obama quen thuộc hay một Romney mới mẻ sẽ có lợi hơn đang là điều được người Trung Quốc quan tâm nhất.
Ông Obama và Romney.
Không chỉ riêng người Mỹ, người Trung Quốc cũng rất quan tâm đến kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ sắp diễn ra.
Sự quan tâm đó bắt nguồn từ thực tế không thể phủ nhận là chủ nhân tương lai của Nhà Trắng sẽ có ảnh hưởng không nhỏ tới các chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc.
Quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới này được định hình bởi nhiều yếu tố, song mối quan hệ đó dễ chịu hay căng thẳng phụ thuộc rất lớn vào các nhà lãnh đạo cao nhất của cả hai bên.
Nhìn lại 4 năm qua, quan hệ Mỹ – Trung đã trải qua không ít thăng trầm, nhưng nhìn vẫn luôn được duy trì trong tình trạng ‘dễ thở’ đối với cả hai bên.
Sau 4 năm quan hệ, chính quyền của Tổng thống Mỹ Barack Obama và các nhà lãnh đạo Trung Quốc ít nhiều cũng đã hiểu rõ về những góc khuất trong quan hệ song phương.
Vì vậy, Bắc Kinh sẽ nghiêng về ứng cử viên đảng Dân chủ hơn là đối thủ Mitt Romney phe Cộng hòa. Vì một Obama liên nhiệm sẽ có lợi hơn cho những nhu cầu hiện thực của hai nước.
Nhìn lại lịch sử bầu cử nước Mỹ từ năm 1991 đến nay, chưa bao giờ Trung Quốc lại khó đoán định về chính sách của Washington đối với Bắc Kinh như lần này.
Video đang HOT
Về tình cảm, có vẻ Trung Quốc dành nhiều thiện cảm cho Obama hơn là Romney, người có chủ trương khá ‘diều hâu’ trong quan hệ với Trung Quốc.
Tuy nhiên, nhìn lại thực tế thời gian qua, các chính sách của Obama đối với Trung Quốc cũng không thực sự hữu hảo như người dân nước này mong muốn.
Trong 4 năm làm Tổng thống, ông Obama đã đẩy mạnh chiến lược ‘trở lại châu Á’ nhằm kiềm chế sức ảnh hưởng của một Trung Quốc đang trỗi dậy mạnh mẽ
Từ tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông, vấn đề biển Đông, đến nguy cơ chiến tranh thương mại … Mỹ đều thể hiện rõ sức ép với Bắc Kinh.
Đó là với Obama, với Romney mọi việc có thể còn khó chịu hơn.
Bởi ngay từ khi cuộc tranh cử Tổng thống Mỹ mới bắt đầu, cựu Thống đốc bang Massachussetts đã không úp mở tố cáo Trung Quốc là ‘kẻ lưu manh tiền tệ’.
Ông Romney cũng từng ‘đe dọa’ sẽ không để Bắc Kinh tiếp tục trục lợi từ quan hệ thương mại mất cân bằng với Washington.
Khách quan có thể thấy dù ông Obama hay Romney trúng cử, chính sách Mỹ với TQ không thay đổi nhiều. Và có chăng chỉ khác biệt ở phương cách giải quyết mâu thuẫn lợi ích hai bên.
Thứ nhất, xung đột lợi ích trong thương mại cũng như trong vấn đề tỷ giá là rất khó tránh khỏi.
Nếu Tổng thống Obama liên nhiệm, chính phủ của ông sẽ tiếp tục chính sách ‘ép Trung Quốc tuân thủ luật chơi thương mại’ như hiện nay.
Nếu Romney trúng cử, sức ép thương mại và các đòn trả đũa kinh tế đối với Trung Quốc có thể sâu sắc hơn. Và chiến tranh thương mại có thể sẽ bùng phát.
Thứ hai là tâm lý lo ngại sự trỗi dậy của Trung Quốc ngay trong lòng nước Mỹ.
Việc TQ là chủ nợ nước ngoài lớn nhất của Mỹ, mỗi năm xuất siêu sang Mỹ hàng trăm tỷ USD là hai yếu tố nhận được sự quan tâm hàng đầu của hơn 70% dân chúng Mỹ.
Tuy nhiên, vẫn có tới 63% trong số này muốn chính phủ áp dụng chính sách cứng rắn hơn với Bắc Kinh.
Những điều này hàm chứa nỗi ám ảnh về nguy cơ cạnh tranh ảnh hưởng của Trung Quốc đối với vị trí siêu cường hiện nay của Mỹ
Với người dân và chính phủ Mỹ, việc nước này có tiếp tục giữ vị trí siêu cường số một hay không phụ thuộc rất lớn vào sự hợp tác và chiến lược kiềm chế Trung Quốc.
Dù ai đắc cử, quan hệ Mỹ – Trung vẫn trong tâm thế căng thẳng về kinh tế, thương mại và cả chính trị trong cuộc đua tranh giành ảnh hưởng trên thế giới
Tuy nhiên mối quan hệ này sẽ có sự điều chỉnh đáng kể tùy từng vấn đề và tùy cả vào gương mặt sẽ đắc cử trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ ngày hôm nay.
Theo Tinngan
Obama và Romney đều tự tin sẽ giành chiến thắng
Cả hai ông Barack Obama và Mitt Romney đều sẵn sàng để ăn mừng chiến thắng, khi họ tự tin về việc tập hợp được phần đông người dân ủng hộ trong cuộc chạy đua vào ghế tổng thống Mỹ trong thời gian qua.
Ông Obama và Romney trong một bữa tiệc tại New York hồi tháng 10. Ảnh: AFP
"Xin cảm ơn các bạn và mong các bạn tiếp tục đồng hành với tôi cho đến khi chúng ta giành chiến thắng vào tối mai", AFP dẫn lời ứng viên tổng thống của đảng Cộng hòa Romney phát biểu trước những người ủng hộ tại bang Virginia.
Sau đó, ông Romney nhấn mạnh tầm quan trọng của việc có một nhà lãnh đạo mới cho nước Mỹ trong khi phát biểu ở Columbus, bang then chốt Ohio. "Chúng ta cần một nhà lãnh đạo mới và một tầm nhìn mới cho đất nước. Tổng thống Obama hứa sẽ thay đổi, nhưng không làm được việc đó", ông Romney nói. Đám đông hò reo và giơ cao khẩu hiệu "Một ngày nữa thôi" hay "Chiến thắng tại Ohio" để ủng hộ ông Romney.
Trong khi đó, đương kim tổng thống Obama, với sự ủng hộ của nhiều nhân vật nổi tiếng như cựu tổng thống Bill Clinton, ngôi sao nhạc rock Bruce Springsteen và ngôi sao nhạc rap Jay-Z, xuất hiện ấn tượng tại Madison, Wisconsin. Ông kêu gọi những sự ủng hộ cuối cùng của cử tri để về đích.
"Nếu các bạn "rock" cùng tôi một lần nữa, ủng hộ tôi, bỏ phiếu cho tôi, thì chúng ta sẽ chiến thắng ở Wisconsin và giành thắng lợi trong cuộc bầu cử. Chúng ta sẽ về đích ở nơi mà chúng ta xuất phát", ông Obama cho hay.
Ông Obama đang hy vọng phá vỡ tiền lệ khi các tổng thống trong những nhiệm kỳ kinh tế không tốt thường không thể tái đắc cử. Phát biểu tại Ohio và để đáp lại lời chỉ trích của ông Romney, tổng thống Obama nói: "Các bạn có thể nhìn thấy những thay đổi rõ ràng vì tôi đã chiến đấu kịch liệt với những khó khăn. Tôi có nhiều vết sẹo và mái tóc bạc để chứng minh mình đã làm việc hết sức".
Hai ứng cử viên tổng thống Mỹ có những lý do để tự tin khi những cuộc thăm dò cuối cùng cho thấy sự bám đuổi chặt chẽ giữa hai người với những điểm phần trăm ủng hộ chênh lệch nhỏ nhoi. Trong đó, theo một cuộc thăm dò, ông Obama đang dẫn trước 3 điểm phần trăm, một cuộc thăm dò khác lại cho thấy có sự dẫn trước sít sao 1 điểm phần trăm của ông Romney. Ông Obama cũng đang có số phiếu đại cử tri cao hơn. Cuộc đua đường dài giữa hai ứng cử viên tổng thống Mỹ sẽ kết thúc và có kết quả vào đêm 6/11 (theo giờ địa phương).
Theo VNE
Cử tri Mỹ đấm cửa đòi bỏ phiếu Gần 200 người đập vào những cánh cửa đóng im ỉm của Cơ quan bầu cử Miami-Dade chiều chủ nhật vừa rồi. Họ hét lên: "Để tôi bỏ phiếu". Cảnh tượng này mở màn cho một cuộc chiến pháp lý hứa hẹn sẽ rất dài của mùa bầu cử Mỹ năm nay. Nguyên do cuộc lộn xộn trên là vì cơ quan bầu...