Obama gặp khó vì dựa vào lực lượng tại chỗ ở Iraq, Syria
Chính sách dùng người địa phương đối phó với người địa phương, gần như nhất quyết không điều quân Mỹ tới chiến trường, mà Nhà Trắng thực hiện ở Trung Đông đang gặp lưỡng nan.
Tổng thống Mỹ Obama phát biểu tại Học viện quân sự Mỹ tháng 5/2014. Ảnh:USMA
Tại Syria, các phiến quân, ôn hòa và chống chính quyền Assad, do Mỹ huấn luyện, phải đầu hàng và giao nộp vũ khí, đạn dược cho các phần tử có liên hệ với al-Qaeda. Tại Iraq, cuộc chiến của lực lượng chính phủ do Mỹ hậu thuẫn chống lại nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) cũng đang rơi vào bế tắc. Tại Afghanistan, Taliban vừa chiếm đóng thủ phủ một tỉnh, lần đầu tiên kể từ khi bị đẩy lùi năm 2001.
Tất cả diễn ra chỉ một năm rưỡi sau tuyên bố của Tổng thống Mỹ Barack Obama tại Học viện quân sự Mỹ ở West Point, về chiến lược dựa vào các đối tác địa phương, thay vì triển khai quân đội Mỹ quy mô lớn tới các điểm nóng ở nước ngoài. Ông vạch ra giới hạn của việc triển khai quân đội Mỹ, đó là chỉ “khi lợi ích cốt lõi của chúng ta đòi hỏi phải làm việc đó”, và tuyên bố rõ ràng rằng ông sẽ nỗ lực “hợp tác với các quốc gia nơi các mạng lưới khủng bố đang tìm cách bén rễ”.
Dấu hiệu thất bại
Tuy nhiên, bằng chứng về sự thất bại của “học thuyết Obama” này đang ngày một hiển hiện.
Bất chấp việc Mỹ đầu tư ít nhất 90 tỷ USD cho các nỗ lực chống khủng bố này, ông Obama chỉ tìm được rất ít đồng minh đủ tin cậy để đảm đương gánh nặng trên chiến trường, và ông chủ Nhà Trắng dường như cũng có ít lựa chọn khả dĩ để thay đổi tình hình.
Tại Syria, Mỹ rõ ràng đã thất bại trong việc xây dựng lực lượng chiến đấu đủ năng lực, khi Lầu Năm Góc tháng trước thừa nhận chỉ có 4-5 chiến binh được Mỹ huấn luyện đang tham chiến.
Tại Iraq, chính quyền do người Shiite cầm quyền đang bận rộn vì căng thẳng với cộng đồng người thiểu số Sunni, và vẫn không thể đương đầu với IS. Tốc độ thực hiện các chiến dịch chiến đấu của Iraq cũng khá chậm chạp.
Còn tại Afghanistan, việc để mất Kunduz vào tay Taliban lại là một đòn nữa giáng vào chính sách của ông Obama, và làm dấy lên hoài nghi về việc liệu các lực lượng Afghanistan có đủ khả năng tự đảm bảo an ninh cho đất nước mình, cho dù Washington đã đầu tư 65 tỷ USD để xây dựng lực lượng. Những người chỉ trích chính sác của Obama đánh giá kế hoạch rút hết binh sĩ Mỹ năm 2016 là quá sớm.
Video đang HOT
Một số nhà phân tích cho rằng, cho dù chiến đấu cơ Mỹ đã tiến hành ném bom các mục tiêu Taliban nhằm yểm trợ cho chiến dịch tái chiếm Kunduz, sự hỗ trợ đó của quân đội Mỹ có lẽ đã muộn và không đủ, nhất là trong việc vận chuyển binh sĩ. Thêm vào đó, ông Obama dường như mang ác cảm quá nặng về việc đưa lính Mỹ trở lại cuộc chiến không mấy vẻ vang tại Trung Đông, sau khi họ rút khỏi Iraq năm 2011.
“Khi thiếu vắng sự lãnh đạo của Mỹ, người xấu sẽ tận dụng cơ hội để lấp đầy khoảng trống quyền lực”, Thượng nghị sĩ John McCain, người thường chỉ trích chính sách đối ngoại của ông Obama nói, khi đề cập việc nhiều phiến quân cực đoan hoành hành trong các cuộc xung đột.
Khó khăn
Động thái can thiệp bất ngờ của Nga vào khủng hoảng tại Syria và Iraq đã khiến giới chức Mỹ ngỡ ngàng, đồng thời phơi bày thực tế rằng ảnh hưởng của Washington trong khu vực này có phần bị xói mòn. Việc Nga nhanh chóng gia tăng sự hiện diện tại Syria hoàn toàn đối lập với những gì giới phê bình vẫn nói về chiến lược chậm chạp, đầy do dự của quân đội Mỹ.
Trước những thất bại ngày một nhiều, ông Obama có lẽ sẽ chỉ đưa ra những thay đổi khiêm tốn trong chiến lược của mình, Reuters dẫn lời một số quan chức và cựu quan chức Mỹ, suy đoán. Điều đó lại càng cho thấy ông Obama sẽ để lại cho người kế nhiệm một vài cuộc xung đột dai dẳng nhất thế giới khi rời Nhà Trắng tháng 1/2017.
“Tình hình có vẻ không tốt đẹp tại những nơi đó và chắc sẽ không cải thiện nhiều trong tương lai gần”, Douglas Ollivant, cựu quan chức cấp cao Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ, từng là cố vấn về Iraq cho ông Obama và George W. Bush khẳng định. “Đó chính là vấn đề của cách làm việc thông qua đối tác. Họ không phải lúc nào cũng đủ năng lực”.
Ông Obama giờ đây có một số phương án để lựa chọn, bao gồm tăng cường hỗ trợ các chiến binh người Kurd tham chiến tại Syria, hợp tác với Nga để kết thúc cuộc khủng hoảng tại đây, và giảm tốc kế hoạch rút quân khỏi Afghanistan. Nhà Trắng cũng đang cân nhắc cắt giảm chương trình huấn luyện phiến quân tại Syria chiến đấu chống IS trị giá 580 triệu USD, sau những thất bại, giới chức Mỹ cho biết.
Chính sách của ông Obama gặp khó khăn một phần do khả năng quản lý yếu của chính quyền Iraq và Afghanistan, cùng việc các nhóm phiến quân Syria không chịu vượt qua hiềm khích để đoàn kết với nhau.
Dù vậy, nhiều nhà phê bình cho rằng ông Obama phải chịu trách nhiệm trực tiếp đối với thất bại này khi ông có cách tiếp cận bị xem là quá mức thận trọng, tạo ra cảm giác Nhà Trắng luôn trong trạng thái lưỡng lự, từ cuộc khủng hoảng này sang cuộc khủng hoảng khác.
Reuters cho rằng hình ảnh ông Obama là một nhà lãnh đạo đôi khi ở thế bị động ngày càng gia tăng, do một số người cho rằng ông đã để cho cuộc nội chiến tại Syria kéo dài, và không hành động đủ mạnh để chặn đứng các cuộc thảm sát của IS tại đây, cũng như ở Iraq.
Bảo vệ chính sách
Trong khi đó, Nhà Trắng một mực khẳng định ông Obama không phải là người đáng bị đổ lỗi, bởi ông luôn miễn cưỡng với chính sách này. Phủ tổng thống cho rằng chính các nghị sĩ Cộng hòa – những người thường chê trách chính sách của Obama, đã gây sức ép để tổng thống thông qua chương trình huấn luyện đối tác.
“Chương trình huấn luyện và trang bị đó chưa bao giờ có ý nghĩa gì ngoài một bài tập đánh dấu tích vào ô trống của Nhà Trắng, những người nóng lòng muốn cho thấy họ ‘đang làm gì đó’”, Frederic Hof, cựu cố vấn Bộ ngoại giao Mỹ về Syria, nay là thành viên Hội đồng Đại Tây Dương, khẳng định.
Ông Obama và các công sự vẫn đang bảo vệ mạnh mẽ cách tiếp cận cũ, cho dù rắc rối đang leo thang trên nhiều mặt trận.
“Chúng tôi chưa bao giờ ảo tưởng rằng chiến lược tìm đối tác của chúng ta sẽ là giải pháp thành công trong ngắn hạn”, một quan chức cấp cao của Mỹ nói. “Thực tế, chúng tôi luôn khẳng định rõ ràng rằng cần phải thực hiện nó trong thời gian dài”.
Quan chức này cũng phản bác những chỉ trích nhắm vào ông Obama, với lập luận rằng, những người phê bình chính sách thực ra chẳng đưa ra được phương án thay thế nào tốt hơn. “Phải chăng cứ có cuộc chiến như tại Iraq và Syria là phải đưa 150.000 lính Mỹ tới? Đó không phải là điều tổng thống hiện tại sẽ làm, cũng không phải điều người Mỹ muốn”, ông nói.
Hoàng Nguyên
Theo VNE
Mỹ bị nghi không kích nhầm bệnh viện ở Afghanistan
Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương nghi ngờ Mỹ hôm nay không kích nhầm vào một bệnh viện ở Afghanistan, làm ba nhân viên y tế thiệt mạng và hàng chục người mất tích.
Nhân viên MSF bị sốc sau vụ tấn công. Ảnh: MSF.
"Vào 2h10 (20h40 GMT)... trung tâm y tế của tổ chức Bác sĩ Không Biên giới (MSF) ở thành phố Kunduz bị tấn công vài lần trong một đợt ném bom kéo dài và bị thiệt hại nặng nề", AFP dẫn thông báo từ trung tâm y tế MSF cho biết. "Ba nhân viên MSF thiệt mạng, hơn 30 người mất tích. MSF đang làm việc không ngừng nghỉ để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân và nhân viên".
Giao tranh ác liệt xuất hiện ở Kunduz sau khi phiến quân Taliban chiếm thành phố này hôm 28/9. Đây là thành phố lớn đầu tiên Taliban kiểm soát kể từ năm 2001.
Theo MSF, có khoảng 105 bệnh nhân, người chăm sóc họ và hơn 80 nhân viên MSF địa phương cũng như quốc tế trong bệnh viện vào thời điểm bị đánh bom. Tổ chức hôm qua nhấn mạnh họ đang điều trị cho 59 trẻ em tại đây.
Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cho rằng Mỹ có thể là bên thực hiện không kích.
"Mỹ thực hiện không kích ở thành phố Kunduz vào 2h15... nhằm vào những cá nhân đe dọa lực lượng này", thông báo từ NATO cho biết thêm. "Không kích có thể đã gây thiệt hại tới một cơ sở y tế gần đó. Vụ việc đang được điều tra".
Bệnh viện MSF tại thành phố Kunduz, thủ phủ tỉnh cùng tên, là cơ sở duy nhất trong khu vực có thể điều trị những chấn thương nặng. Thành phố này đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng nhân đạo, hàng nghìn dân thường bị vướng vào cuộc đụng độ giữa lực lượng chính phủ và phe nổi dậy.
Taliban kiểm soát Kunduz là một đòn mạnh giáng vào lực lượng Afghanistan được phương Tây huấn luyện. Giao tranh đang lan sang các tỉnh lân cận như Badakhshan, Takhar và Baghlan, dẫn đến lo ngại Taliban muốn thắt chặt kiểm soát miền bắc Afghanistan.
Các lực lượng NATO do Mỹ dẫn đầu kết thúc nhiệm vụ chiến đấu ở Afghanistan từ tháng 12/2014 và duy trì khoảng 13.000 quân tại đây để huấn luyện và tham gia chiến dịch chống khủng bố.
Vị trí thành phố Kunduz, tỉnh Kunduz. Đồ họa: FT.
Như Tâm
Theo VNE
Taliban tuyên bố bắn hạ máy bay C-130 của Mỹ Lực lượng Taliban ngày 2.10 tuyên bố đã bắn hạ máy bay vận tải quân sự C-130 của Mỹ ở miền đông Afghanistan. NATO xác nhận 11 người, bao gồm 6 lính Mỹ, thiệt mạng trong vụ rơi máy bay này. Một máy bay vận tải quân sự C-130 của Mỹ - Ảnh: AFP NATO không xác nhận nguyên nhân vụ rơi máy...