Obama đề nghị hỗ trợ điều tra đảo chính ở Thổ Nhĩ Kỳ
Tổng thống Mỹ Barack Obama đề nghị hỗ trợ người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ trong cuộc điều tra âm mưu đảo chính bất thành hồi tuần trước.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan và người đồng cấp Mỹ Obama trong cuộc gặp năm 2011. Ảnh: AP
Theo VOA, Nhà Trắng cho biết Tổng thống Mỹ Barack Obama và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan hôm qua điện đàm, 4 ngày sau vụ đảo chính bất thành ở Ankara. Ông Obama nói rõ rằng Mỹ sẽ có biện pháp “hỗ trợ cần thiết” cho cuộc điều tra.
Hai lãnh đạo cũng bàn về yêu cầu của Thổ Nhĩ Kỳ trong việc dẫn độ giáo sĩ Hồi giáo Fethullah Gulen để buộc ông này đối mặt với các cáo buộc liên quan đến âm mưu đảo chính. Một phát ngôn viên Nhà Trắng không nói chi tiết về lập trường của Mỹ về việc dẫn độ ông Gulen, nhưng cho biết quyết định sẽ được đưa ra theo hiệp định có từ lâu giữa Ankara và Washington.
Trong cuộc điện đàm với ông Erdogan, ông Obama lên án mạnh mẽ âm mưu đảo chính và kêu gọi thực hiện các cuộc điều tra, truy tố về vụ nổi dậy theo phương thức củng cố lòng tin của công chúng vào các thể chế dân chủ và pháp quyền, Nhà Trắng cho biết.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ – Thổ Nhĩ Kỳ hôm qua cũng điện đàm. Bộ trưởng Quốc phòng Fikri Isik nói với người đồng Mỹ Ashton Carter rằng Thổ Nhĩ Kỳ vẫn là một đối tác vững chắc, quyết tâm và là một đồng minh của Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố.
Trọng Giáp
Theo VNE
Người lấy thân mình chặn xe tăng phe đảo chính ở Thổ Nhĩ Kỳ
"Tôi muốn trái tim, bộ não, và tất cả bộ phận cơ thể bị nghiền nát cùng một lúc", Dogan kể về giây phút nằm trước xe tăng và sẵn sàng đón nhận cái chết.
Video đang HOT
Metin Dogan nằm trước xe tăng tại sân bay Ataturk ở Istanbul đêm 15/7. Ảnh:Reuters
Metin Dogan, 40 tuổi, sống tại Istanbul, không hề do dự khi lấy thân mình chắn ở phía trước một chiếc xe tăng, phản đối những binh sĩ cố gắng chiếm quyền kiểm soát chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đêm 15/7, theo nhật báo địa phương Hurriyet.
"Khi nằm xuống, tôi cố nằm thật thẳng, bởi vì tôi muốn trái tim, bộ não, và tất cả bộ phận cơ thể bị nghiền nát cùng một lúc", ông nói.
"Tôi chờ đợi xem giây phút đó sẽ có cảm giác như thế nào. Tôi không muốn bỏ lỡ giây phút đó. Nếu bỏ lỡ, tôi sẽ cảm thấy như để vụt mất một điều rất lớn. Tôi tập trung tâm trí, chờ đợi giây phút vì đó là cái chết".
Dogan từng phục vụ trong quân đội Thổ Nhĩ Kỳ khi 30 tuổi. Ông tin chắc rằng những điều mình làm là đúng đắn, và hành động của ông được ca ngợi tại nhiều nơi trên thế giới, với cụm từ #tankman tràn ngập trên Twitter.
Dogan học ngành y khoa, có kế hoạch trở thành một nhà tâm lý học. Khi nhìn thấy các xe tăng trên bản tin truyền hình vào đêm 15/7, ông ngay lập tức xuống đường để đối mặt với những người lính đảo chính, và sẵn sàng hy sinh cho đất nước.
"Tôi lập tức quay sang anh trai tôi, nói rằng anh có con và còn phải chăm sóc gia đình, nhưng em sẽ đi. Tôi ngay lập tức rời đi, không để cho họ kịp nói câu nào", ông kể lại.
Ban đầu Dogan định chạy bộ 6 km đến sân bay Ataturk, nhưng sau đó tình cờ gặp một thanh niên đi xe máy và xin anh ta đi nhờ.
"Cậu ấy chỉ 22 hoặc 23 tuổi, tôi dừng xe và nói "vì tình yêu của Thượng Đế, xin hãy đưa tôi đến sân bay thật nhanh", Dogan kể.
Khi hai người lao xe vun vút về phía những chiếc xe tăng, Dogan đã trò chuyện với thanh niên lái xe để khiến cậu ta không quá sợ hãi.
Hai người là những người đầu tiên đến hiện trường, chỉ sau các phóng viên. Trước mặt Dogan là một hàng lính vũ trang, phía sau họ là ba xe tăng nối tiếp nhau, bên cạnh họ là một chiếc xe tải quân đội chở đầy thanh niên trẻ tuổi.
"Các binh sĩ bắt đầu bắn chỉ thiên. Không có người phản đối ở đó nhưng họ vẫn bắn, chắc là để lên hình".
"Tôi bắt đầu chạy giữa những binh lính và đến trước một chiếc xe tăng. Thời điểm chiến đấu đã đến", Dogan kể. "Tôi hét lên: Tôi là một người lính Thổ Nhĩ Kỳ, tôi là một người lính của đất nước này, các anh là lính của ai?".
"Họ cũng hét lên đáp trả tôi rằng: 'chúng tôi sẽ bắn đấy, hãy biến đi', và chiếc xe tăng lăn bánh về phía trước. Tôi nằm xuống ở phía trước bánh xe bên phải. Lúc đó, tôi nghĩ rằng cái chết của tôi có thể sẽ khiến họ phải dừng bước", ông nói.
Dogan kéo căng người và chờ đợi bị nghiền nát bởi hàng tấn kim loại.
Metin Dogan. Ảnh: Hurriyet
Bức ảnh ông nằm phía trước xe tăng ở lối vào sân bay Ataturk nhanh chóng trở thành hình ảnh mang tính biểu tượng về sức mạnh của người dân xuống đường để ngăn chặn cuộc đảo chính quân sự.
Sau này, khi cuộc đảo chính kết thúc, Dogan cho biết ông hạnh phúc vì sống sót, nhưng vào thời điểm nghẹt thở đó, Dogan tin rằng mình sẽ chết. Khi nhận ra chiếc xe tăng dừng lại chứ không cán qua người mình, ông đứng dậy, thất vọng vì mọi việc không diễn ra theo kế hoạch ông vạch ra.
"Tôi nhìn thấy một người lính thò đầu ra khỏi xe tăng. Anh ta nói: 'Tôi cầu xin anh, tôi hứa chúng tôi sẽ rời đi nếu anh tránh ra khỏi phía trước xe tăng'".
"Tôi cho họ hai chọn lựa, hoặc là cán xe qua người tôi, hai là rời đi, và họ chọn phương án thứ hai", Dogan kể.
Vào thời điểm đó, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Erdogan đã truyền thông điệp của mình đến toàn nước thông qua một cuộc gọi bằng ứng dụng di động. Người dân được hiệu triệu xuống đường để phản đối những người đảo chính.
Khi Dogan rời khỏi phía trước xe tăng, một đám đông ùa đến, ném chai lọ vào những binh lính đảo chính.
"Đó là cách mọi chuyện kết thúc", Dogan nói một cách khiêm nhường.
Cuộc đảo chính bất thành ở Thổ Nhĩ Kỳ diễn ra thế nào. Đồ họa: Reuters (Click vào hình để xem cỡ lớn)
Phương Vũ
Theo VNE
Đảo chính đẩy Thổ Nhĩ Kỳ gần Nga, xa Mỹ Sau sự kiện đảo chính ở Thổ Nhĩ Kỳ đêm 15.7, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã nhanh chóng lên tiếng bày tỏ sự ủng hộ đối với chính quyền của ông Recep Erdogan. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ giận dữ cho rằng, Washington cũng có một phần trách nhiệm trong vụ đảo chính. Đảo chính khoét sâu mối bất...