Obama coi Biển Đông là vấn đề chủ chốt khi thăm châu Á
Nhà Trắng thông báo tranh chấp chủ quyền Biển Đông sẽ là “vấn đề trung tâm” khi Tổng thống Obama tới gặp các lãnh đạo châu Á tuần tới.
Tổng thống Mỹ Barack Obama. Ảnh: Reuters.
Các tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông “sẽ là vấn đề trung tâm thảo luận tại cả Hội nghị thượng đỉnh Đông Á và Hội nghị thượng đỉnh ASEAN – Mỹ, đều diễn ra ở Kuala Lumpur, cùng các đợt tiếp xúc khác trong chuyến thăm châu Á”, AFP dẫn lời cố vấn An ninh Quốc gia Susan Rice cho biết.
Khi đến Philippines, Tổng thống Obama sẽ thăm một cơ sở hàng hải, được xây dựng để nhấn mạnh cam kết của Mỹ đối với an ninh trên biển Philippines. Manila gần đây giành được thắng lợi đầu tiên trong vụ kiện “đường lưỡi bò” phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông ra Tòa Trọng tài Thường trực (PCA). Theo đó, PCA tuyên bố có đủ thẩm quyền để xét xử và thông báo tổ chức phiên điều trần tiếp theo vào cuối tháng.
Bà Rice nhắc lại quan điểm của Mỹ “luôn luôn là những tranh chấp cần được giải quyết thông qua biện pháp hòa bình, hợp pháp”.
“Việc thiết lập và thực hiện một bộ quy tắc ứng xử giữa các lãnh đạo, quốc gia, đặc biệt là những bên có tuyên bố chủ quyền, trong khu vực là một bước tiến tích cực”, bà cho biết thêm. “Nhưng tôi không kỳ vọng đó là kết quả chắc chắn đạt được sau chuyến thăm này”.
Ông Obama sẽ thăm một trung tâm người tị nạn ở Malaysia để nhấn mạnh vấn đề này như một “thách thức toàn cầu”.
Tổng thống Obama dự kiến đến Philipines vào tuần tới để dự hội nghị thượng đỉnh Diễn dàn Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) tổ chức tại Manila từ ngày 17 đến 19/11.
Biển Đông sẽ không nằm trong chương trình nghị sự chính bởi “APEC là diễn đàn hợp tác kinh tế”, theo nước chủ nhà Philippines. Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lý Bảo Đông cũng cho biết APEC “không có kế hoạch” bàn về Biển Đông. Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Mỹ cho rằng vấn đề này nên được đưa ra thảo luận bên lề.
Video đang HOT
Tại hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN và 8 đối tác (ADMM ) tuần trước với sự tham gia của cả Mỹ và Trung Quốc, các nước đã không ra được tuyên bố chung vì không thể nhất trí về việc đề cập đến tranh chấp Biển Đông.
Như Tâm
Theo VNE
Mô hình quan hệ quốc tế mới qua các chuyến công du của ông Tập
Những chuyến công du tới Việt Nam, Singapore, Anh của ông Tập được đánh giá là nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác kiểu mới do Trung Quốc đề xướng.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm nay. Ảnh: Quý Đoàn.
Trong một bài phát biểu trước Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc hồi tháng 9, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nêu lên khái niệm về hình thức quan hệ quốc tế mới dựa trên sự hợp tác thực tế, đôi bên cùng có lợi.
Theo chuyên gia phân tích Alvin Cheng-Hin Lim thuộc Viện Phát triển và Chiến lược Longus, mô hình hợp tác thực tế "đôi bên cùng có lợi" từ lâu đã là hình mẫu cho hình thức quan hệ song phương của Trung Quốc đối với các nước phát triển trong khu vực, trái ngược với kiểu quan hệ cạnh tranh sống còn giữa một số nước trên thế giới.
Ngoài hình thức vốn viện trợ phát triển nước ngoài (ODA), hợp tác đôi bên cùng có lợi còn được thể hiện dưới các dạng đầu tư kinh tế, khi Trung Quốc đang trở thành nước có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn thứ ba thế giới, với tổng số vốn FDI lên tới 116 tỷ USD trong năm 2014, theo Eurasia Review.
Ông Lim cho rằng các hình thức hợp tác này còn được thể hiện rất rõ trong những dự án kinh tế mà Trung Quốc ký kết trong khuôn khổ chuyến công du tới các nước Anh, Việt Nam và Singaprore mới đây.
Theo Reuters, ông Tập đã có chuyến thăm Việt Nam "rất kịp thời", nhằm mục đích "xây dựng lại mối quan hệ" sau thời gian hai nước có những bất đồng liên quan đến vấn đề tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông.
Trong cuộc gặp với Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, ông Tập đã đề xuất giải quyết các tranh chấp giữa hai nước bằng biện pháp hòa bình thông qua các cuộc đàm phán song phương, với quan điểm không để những bất đồng làm chệch hướng quan hệ hợp tác đôi bên cùng có lợi giữa hai nước.
Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong 10 năm qua, và Việt Nam cũng là đối tác thương mại lớn thứ hai ở khu vực Đông Nam Á của Trung Quốc, với tổng kim ngạch thương mại dự kiến sẽ sớm đạt 100 tỷ USD.
Để hiện thực hóa quan hệ "đôi bên cùng có lợi", ông Tập hối thúc hai nước hợp tác chặt chẽ hơn nữa để sớm tìm thấy điểm chung trong chiến lược phát triển "Một vành đai, một con đường" của Trung Quốc và "Hai hành lang, một vành đai kinh tế" của Việt Nam.
Trong khuôn khổ chuyến thăm này của ông Tập, Việt Nam và Trung Quốc cũng nhất trí thực hiện nhiều dự án hợp tác kinh tế, với tổng số vốn FDI của Trung Quốc khoảng 300 triệu USD cho một dự án đường cao tốc ở Quảng Ninh, 1 tỷ nhân dân tệ vốn ODA cho xây dựng trường học, bệnh viện...
Nỗ lực không ngừng nghỉ
Sau khi kết thúc chuyến công du cấp nhà nước tới Việt Nam, ông Tập tiếp tục bay sang Singapore để gặp gỡ nhà lãnh đạo Đài Loan Mã Anh Cửu và Thủ tướng nước chủ nhà Lý Hiển Long trong một nỗ lực không ngừng nghỉ để tiếp tục thúc đẩy mô hình hợp tác quốc tế mới này.
Cuộc gặp lịch sử giữa ông Tập Cận Bình và nhà lãnh đạo Đài Loan Mã Anh Cửu hôm 7/11 được coi là nỗ lực của Trung Quốc nhằm định hình lại quan hệ hai bờ eo biển Đài Loan, chú trọng vào hợp tác đôi bên cùng có lợi.
Trong thực tế, cả ông Tập và ông Mã đều nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hợp tác nhằm "hồi sinh" và "trẻ hóa" dân tộc Trung Hoa trong cuộc gặp đầu tiên của lãnh đạo hai bờ từ trước tới nay.
Việc ông Tập và ông Mã lựa chọn gặp nhau ở Singaprore thể hiện tầm quan trọng về ngoại giao của quốc gia này, đồng thời khẳng định Singapore luôn là trung tâm về tài chính và dịch vụ trong mạng lưới hợp tác kinh tế quốc tế "Một vành đai, một con đường" do Bắc Kinh đề xướng.
Trong chuyến thăm tới Singapore, ông Tập và Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long nhất trí bắt đầu đàm phán nâng cấp thỏa thuận thương mại tự do (FTA) giữa hai nước. Trong 20 năm qua, kim ngạch thương mại Trung Quốc - Singapore đã tăng 28 lần, gần đạt mức 80 tỷ USD vào năm ngoái.
Ông Tập gặp gỡ Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long. Ảnh: CNA
Việc nâng cấp FTA hứa hẹn sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác kinh tế sâu rộng hơn giữa hai nước. Ông Tập thông báo rằng Trung Quốc và Singapore sẽ hợp tác trong một dự án liên chính phủ ở Trùng Khánh, mở lối cho các doanh nhân Singapore tiến vào khuôn khổ "Một vành đai, một con đường" của Trung Quốc.
Không chỉ dừng lại ở khu vực Đông Nam Á, chủ tịch Trung Quốc cũng đã có những động thái nhằm mở rộng ảnh hưởng và quan hệ hợp tác với các nước ở châu Âu, trong đó có Anh, đồng minh thân cận của Mỹ.
Chuyến thăm nước Anh hồi tháng 10 của ông Tập đã chứng kiến một thỏa thuận kinh tế lịch sử, khi Trung Quốc đồng ý đầu tư 9 tỷ USD, chiếm 33,5% vốn, vào dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân Hinkley Poit C lần đầu tiên mọc lên ở Anh trong hơn 20 năm qua.
Dự án này sẽ giúp Trung Quốc có được ảnh hưởng đáng kể trong lĩnh vực điện hạt nhân của Anh, trong khi nó cũng tạo ra 25.000 việc làm cho người lao động Anh. Ngoài điện hạt nhân, Trung Quốc sẽ "hợp tác thực chất" với Anh trong các dự án khác, với tổng giá trị của các thỏa thuận hợp tác kinh tế được ký trong chuyến thăm của ông Tập lên tới 62 tỷ USD, khiến báo chí Trung Quốc tung hô rằng quan hệ hai nước đang bước vào "kỷ nguyên vàng".
Theo chuyên gia phân tích quốc tế Li Mingjiang thuộc Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam ở Singapore, các nước trong khu vực và trên thế giới sẽ hưởng lợi nhiều từ mô hình quan hệ hợp tác mới này của Trung Quốc, nhưng cũng sẽ phải tỉnh táo đối mặt với những sức ép lớn hơn từ Bắc Kinh.
"Khi bạn hợp tác gần gũi hơn với Trung Quốc, theo lẽ thường áp lực mà họ gây ra sẽ lớn hơn. Trung Quốc sẽ muốn bạn ít đưa ra ý kiến phản đối và có lẽ sẽ muốn bạn quan tâm hơn tới lợi ích của họ, đặc biệt là trong những lĩnh vực mà họ chịu nhiều rủi ro", ông Li nhấn mạnh.
Trí Dũng
Theo VNE
Ba nguy cơ quân sự hóa Trung Quốc có thể thực hiện ở Biển Đông Sự quyết liệt của Mỹ trong chiến dịch bảo vệ tự do hàng hải trên Biển Đông có thể thúc đẩy Trung Quốc quân sự hóa các đảo nhân tạo phi pháp ở khu vực này. Hoạt động bồi đắp, xây dựng đảo nhân tạo phi pháp của Trung Quốc khiến cộng đồng quốc tế lo ngại. Ảnh: CSIS Sau khi Mỹ thực...