Obama: ‘Chiến dịch chống IS còn dài’
Tổng thống Barack Obama hôm qua cho biết liên minh chống Nhà nước Hồi giáo do Mỹ dẫn đầu “đang tăng cường” nhằm vào nhóm phiến quân ở Syria, cảnh báo cuộc chiến sẽ kéo dài nhưng tin chúng sẽ bị tiêu diệt.
Tổng thống Mỹ Barack Obama. Ảnh: Reuters.
“Chúng tôi đang tăng cường nỗ lực tấn công căn cứ ISIL ở Syria. Các đợt không kích tiếp tục nhằm vào những cơ sở dầu mỏ và khí đốt tạo ra nhiều nguồn thu cho hoạt động của chúng”, AFP dẫn lời Tổng thống Mỹ Barack Obama phát biểu trước báo giới, sử dụng tên viết tắt khác của Nhà nước Hồi giáo (IS).
Theo Tổng thống Obama, liên minh đang lần theo bộ phận lãnh đạo và cơ sở hạ tầng của IS ở Syria, nơi có bộ máy bơm tiền và tuyên truyền ra bên ngoài. Ông cảnh báo cuộc chiến có thể sẽ đối mặt với “những bước lùi”.
“Đây là một chiến dịch dài hạn”, ông Obama nói, mô tả các phiến quân IS là “cơ hội” và “lanh lẹ”. “Tại nhiều khu vực ở Iraq và Syria, chúng xâm nhập vào cộng đồng dân thường vô tội. Sẽ cần thời gian để nhổ sạch chúng. Phần việc này thuộc về lực lượng bản địa trên bộ được liên minh huấn luyện và hỗ trợ từ trên không”.
Tổng thống Mỹ cho biết liên minh quốc tế đã thực hiện hơn 5.000 đợt không kích, tiêu diệt hàng nghìn tay súng, trong đó có cả chỉ huy IS cấp cao. Liên minh cần nỗ lực huấn luyện các lực lượng chính phủ và chiến binh người Sunni ở Iraq cùng phe nổi dậy trung lập Syria.
Ông Obama phát biểu với báo giới sau cuộc họp cùng Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter, đội ngũ an ninh quốc gia của tổng thống, bàn về nỗ lực vô hiệu hóa IS, nhóm phiến quân chiếm nhiều phần lãnh thổ ở Iraq và Syria. Liên minh quốc tế từ đêm 4/7 mở ít nhất 16 cuộc không kích, tấn công các tòa nhà và tuyến đường quan trọng tại Raqqa, trung tâm đầu não của IS ở Syria.
Video đang HOT
Như Tâm
Theo VNE
Mỹ-Úc-Nhật tập trận quy mô lớn để răn đe Trung Quốc
Để ngăn chặn âm mưu bành trướng biển Đông của Trung Quốc, Hoa Kỳ, Úc và Nhật Bản khai mạc cuộc tập trận lớn tại miền đông nước Úc.
Từ ngày 5/7/2015, Hoa Kỳ, Úc và Nhật Bản đã khai mạc cuộc tập trận lớn tại miền đông nước Úc, ven bờ biển nam Thái Bình Dương. Lần đầu tiên Tokyo tham dự tập trận chung.
Binh sĩ Australia tham gia cuộc tập trận.
Mặc dù Trung Quốc không được nhắc đến, nhưng theo nhiều nhà quan sát, đối thủ chung của liên minh Mỹ-Úc-Nhật chính là Bắc Kinh, quốc gia đang chủ trương phát triển sức mạnh quân sự bên ngoài biên giới nhằm hậu thuẫn cho các yêu sách lãnh thổ phi pháp, đặc biệt tại Biển Đông.
Cuộc tập trận kéo dài 2 tuần mang tên "Talisman Sabre" diễn ra tại Northern Territory và Queensland của Australia có sự tham gia của khoảng 30.000 quân nhân Mỹ và Australia. Cuộc tập trận này diễn ra cả trên không, trên biển và trên bộ.
Trong khi đó, khoảng 40 quân nhân Nhật Bản sẽ tham gia cuộc tập trận cùng các quân nhân Mỹ. Ngoài ra, khoảng 500 quân nhân New Zeland cũng tham gia cuộc tập trận lần này.
"Liên minh Mỹ- Australia là một liên minh rất quan trọng", Thủ tướng Australia Tony Abbott tuyên bố trên tàu USS Blue Ridge của Hải quân Mỹ ngoài khơi Sydney ngày 3/7, "Hai nước có mối quan hệ chặt chẽ và đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức trên toàn thế giới".
Cuộc tập trận "Talisman Sabre" được tiến hành 2 năm một lần, và cuộc tập trận năm nay diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc đang có những động thái phô trương thanh thế ở Biển Đông và biển Hoa Đông.
Thủ tướng Úc không dẫn tên Trung Quốc, đối tác thương mại số một của Canberra, mà hai bên vừa ký kết một hiệp định tự do thương mại song phương, nhưng nhiều người không khỏi nghĩ đến Bắc Kinh, một đối thủ tiềm tàng của liên minh quân sự Mỹ-Úc-Nhật.
Ông John Lee, giáo sư đại học Sydney, một chuyên gia về an ninh quốc tế, cho rằng Hoa Kỳ và các đồng minh hợp tác mật thiết chủ yếu là để ngăn chặn Trung Quốc. Giáo sư đại học Sydney nhấn mạnh: thực tế này có liên hệ với nhận thức rằng Trung Quốc đang ngày càng gia tăng yêu sách chủ quyền và dường như Bắc Kinh đang phát triển sức mạnh quân sự để hậu thuẫn cho tham vọng Biển Đông.
Xuất hiện trên tàu hải quân Mỹ USS Blue Ridge, Thủ tướng Úc Tony Abbott (giữa) nhấn mạnh tầm quan trọng giữa liên minh Mỹ - Úc - Ảnh: Reuters
Lập trường của Trung Quốc là ngang nhiên đòi hỏi chủ quyền trên gần như toàn bộ Biển Đông, một tuyến hàng hải huyết mạch của thế giới. Trong những năm gần đây, theo các nhà quan sát, nhiều biến cố có nguy cơ bùng phát thành xung đột tại Biển Đông.
Hồi 2013, Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ cáo buộc một tàu chiến Trung Quốc cố tình cắt đường tàu chở tên lửa Mỹ Cowpens, suýt gây tai nạn.
Hồi tháng 5/2015, căng thẳng dâng cao, trong bối cảnh Trung Quốc gia tăng mở rộng đảo và xây cất nhiều công trình quân sự trái phép tại Trường Sa, thuộc chủ quyền Việt Nam và giới chức Hoa Kỳ khẳng định tàu chiến và phi cơ Hoa Kỳ có quyền đi vào khu vực phạm vi 12 hải lý xung quanh các đảo Trung Quốc đóng quân trái phép.
"Mỹ và các đồng minh chiến lược của Mỹ đang hợp tác chặt chẽ với nhau nhằm gửi đi một thông điệp rõ ràng đến Trung Quốc", ông John Lee, chuyên gia về Trung Quốc tại Đại học Sydney nhận định.
Các chuyên gia nhận định, dù không hài lòng với việc Nhật Bản tham gia cuộc tập trận lần này, Trung Quốc cũng không quá bất ngờ về động thái này bởi nhiều năm qua, Australia đã tăng cường hợp tác vỡi Nhật Bản.
Tháng 7/2014, Thủ tướng Australia Tony Abbot đã mô tả người đồng cấp Nhật Bản Shinzo Abe là "một người bạn rất thân thiết của tôi".
Ngoài ra, Australia cũng đang tính đến việc mua tàu ngầm lớp Soryu của Nhật Bản và ông Lee cho rằng, điều này là để tăng cường sự gắn kết giữa hệ thống vũ khí của 2 nước.
Thanh Ngọc
Theo_Người Đưa Tin
Khai mạc Hội nghị thượng đỉnh Liên minh Thái Bình Dương ở Peru Ngày 3/7, Hội nghị thượng đỉnh Liên minh Thái Bình Dương đã khai mạc tại khu du lịch biển Paracas, miền Nam Peru, sớm hơn một ngày so với dự kiến do xảy ra hai vụ nổ liên tiếp tại Colombia, một trong những nước thành viên của tổ chức này. Từ trái sang phải: Tổng thống Mexico Enrique Pena Nieto, Tổng thống...