Obama cáo buộc Nga, nhưng nói không hành động quân sự ở Ukraine
Tổng thống Mỹ Obama ngày 28/8 cho hay “ thế giới đã thấy rõ” lực lượng Nga đang chiến đấu ở Ukraine, tuy nhiên loại bỏ khả năng Mỹ sẽ có hành động quân sự để giải quyết cuộc xung đột đang leo thang.
Điểm kiểm soát ở vùng Kherson của Ukraine, ngay phía bắc Crimea, là mặt trận mới trong cuộc xung đột ở Ukraine.
Ông Obama, người dự kiến sẽ tới xứ Wales để dự hội nghị thượng đỉnh NATO vào tuần tới, nói rõ các nước từng thuộc Liên Xô cũ thuộc NATO sẽ được quân đội Mỹ bảo vệ, nhưng sự đảm bảo đó không áp dụng với Kiev, vốn không phải là một thành viên của khối hiệp ước này.
Song ông cũng cho hay ông sẽ tiếp Tổng thống Ukraine Poroshenko tại Nhà Trắng vào tháng 9 này nhằm thảo luận về cuộc khủng hoảng đang leo thang ở Ukraine.
Bình luận của ông được đưa ra sau khi NATO cáo buộc hàng trăm lính chính quy Nga đã vượt biên vào miền đông Ukraine, hỗ trợ cho phe nổi dậy ở đây.
Video đang HOT
“Nga rõ ràng và liên tục vi phạm chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine và các hình ảnh mới về lực lượng Nga ở bên trong Ukraine đã cho thế giới thấy rõ”, ông Obama cho hay.
“Cuộc xâm nhập đang tiếp diễn này của Nga vào Ukraine sẽ chỉ mang đến thêm cái giá và hậu quả cho Nga”, ông Obama nói thêm.
Mỹ và Liên minh châu Âu EU đã áp đặt một loạt trừng phạt đối với Nga vì cuộc khủng hoảng ở Ukraine. Đây là căng thẳng tồi tệ nhất giữa Nga và phương Tây kể từ thời Chiến tranh Lạnh.
Cũng vào ngày 28/8, Thủ tướng Đức Merkel cho biết lãnh đạo châu Âu sẽ thảo luận các biện pháp trừng phạt mới với Nga tại hội nghị tại Brussels, Bỉ, vào ngày mai.
Trong khi đó ông Obama cho biết ông đã nói chuyện với bà Merkel về Ukraine và cả hai đã nhất trí “bạo lực do Nga gây ra; quân nổi dậy được Nga huấn luyện; Nga vũ trang cho họ. Nga tài trợ cho họ.”
Tuy nhiên lãnh đạo Mỹ loại bỏ khả năng Washington “có hành động quân sự để giải quyết vấn đề Ukraine”.
Ông cho hay sẽ “không có đối đầu quân sự giữa Nga và Mỹ ở khu vực này”.
Song người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki cho biết Washington đang xem xét các biện pháp mới trừng phạt Nga và các lựa chọn cũng sẽ được thảo luận với các đồng minh NATO ở cuộc họp thượng đỉnh tuần tới.
Vũ Quý
Tổng hợp
Theo Dantri
Gia nhập NATO - Cơ hội mong manh cho Gruzia
Ngoài tình hình khủng hoảng chính trị tại Ukraina, các quốc gia phương Tây hiện đang đối mặt vấn đề khác cũng nan giải không kém trong mối quan hệ với Nga: kết nạp hay không Gruzia- quốc gia nhỏ bé nhưng có vị trí chiến lược.
Hồi tháng 6 năm nay, cả Moldova và Gruzia - hai nước cộng hòa tách ra từ Liên Xô cũ đã đạt được "thỏa thuận liên kết" về thương mại và chính trị với Liên minh châu Âu (EU). Động thái này được giới lãnh đạo Gruzia đánh giá là bước đi quan trọng hướng tới hội nhập phương Tây. Tuy nhiên, việc Tbilisi truy cứu trách nhiệm hình sự và sau đó phát lệnh truy nã đối với cựu Tổng thống Mikheil Saakashvili, người từng có quan hệ khá tốt với phương Tây, đã khiến không ít quan chức EU quan ngại về động cơ chính trị ẩn sau quyết định trên. Có thể xem đây là bước lùi khiến nỗ lực gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) của Tbilisi gặp khó khăn. Theo tờ Nhật báo Phố Wall (WSJ), Gruzia hiện đang kỳ vọng có được sự ủng hộ để gia nhập khối quân sự gồm 28 quốc gia thành viên này tại cuộc họp thượng đỉnh NATO diễn ra ở xứ Wales vào ngày 4 và 5-9 tới trong bối cảnh các thành viên mới của NATO tại Đông Âu đang quan ngại về động thái của Nga trong vấn đề Ukraina.
Người dân Gruzia ăn mừng việc ký "thỏa thuận liên kết" về thương mại và chính trị với EU hồi tháng 6. Ảnh: Reuters
Tuy nhiên, một số nhà lãnh đạo NATO vẫn tỏ ra lưỡng lự với lý do chưa rõ Tbilisi có thật sự giảm đáng kể nạn tham nhũng, và liệu Gruzia đã dân chủ hóa đủ để xứng đáng là thành viên khối này hay chưa. Một vấn đề không kém quan trọng là trên thực tế, Gruzia không hoàn toàn kiểm soát lãnh thổ của mình bởi cho đến nay, 20% lãnh thổ của nước này - gồm Abkhazia và Nam Ossetia - vẫn còn bị Nga kiểm soát sau "Cuộc chiến 5 ngày" nổ ra hồi năm 2008. Do đó, tờ Washington Post cho biết các quan chức NATO sẽ không đưa ra kế hoạch chính thức để Gruzia gia nhập khối tại hội nghị thượng đỉnh sắp tới mà thay vào đó là tăng cường hỗ trợ Gruzia nhằm tránh gây thêm căng thẳng với Mát-xcơ-va. Theo WSJ, Nga xem các quốc gia như Ukraina, Gruzia, Armenia, Moldova và Belarus là "biên giới" giữa nước này với châu Âu. Dĩ nhiên họ không thể để mất "biên giới" vào tay NATO.
Cũng cần nhắc lại là cuộc khủng hoảng tại Ukraina bắt nguồn từ việc tranh cãi có ký hay không "thỏa thuận liên kết" với EU. Quyết định của phương Tây dĩ nhiên khiến Tbilisi thất vọng, bởi rõ ràng Gruzia đến thời điểm hiện tại vẫn được cho là đóng vai trò tích cực hơn so với bất kỳ quốc gia ngoài NATO nào khác, khi quân đội nước này đã tham gia hàng loạt chiến dịch của khối trong những năm gần đây. Đặc biệt, số quân nhân Gruzia tham chiến tại Afghanistan tương đương tổng số binh sĩ của 6 nước thành viên NATO là Tây Ban Nha, Pháp, Đan Mạch, Bỉ, Bồ Đào Nha và Hy Lạp có mặt ở đây. Riêng trong quan hệ với Mỹ, Gruzia cũng được nhận định đóng tốt vai trò đồng minh "nhiệt tình và nhanh chóng" trong các cuộc chiến do Washington dẫn đầu ở Iraq và Afghanistan.
Theo Baocantho
Hậu vụ chặt đầu phóng viên Mỹ: Cực đoan nước Anh vào tâm điểm chú ý Việc chiến binh thuộc Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) chặt đầu phóng viên Mỹ James Foley nói giọng Anh rất nặng đã buộc nước Anh phải đối mặt với câu hỏi lớn: vì đâu nước này lại trở thành một quốc gia "xuất khẩu" thuộc hàng lớn nhất các chiến binh Hồi giáo cực đoan ra nhiều điểm nóng trên thế...