Obama cáo buộc Nga cản trở bầu cử ở Ukraine
Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm qua chúc mừng cuộc bầu cử quốc hội của Ukraine đã diễn ra thành công nhưng cũng chỉ trích Nga ngăn các cử tri ở khu vực miền đông đi bỏ phiếu.
Người dân đi bỏ phiếu bầu quốc hội mới ở thị trấn miền đông Ukraine Slavyansk hôm 26/10. Ảnh: Reuters
“Thay mặt nhân dân Mỹ, tôi xin chúc mừng người dân Ukraine vì đã tổ chức bầu cử quốc hội thành công hôm 26/10″, AFP dẫn thông cáo của ông Obama. “Cuộc bầu cử hôm qua thể hiện một dấu mốc quan trọng nữa trong sự phát triển dân chủ của Ukraine. Chúng tôi chờ đón quốc hội mới nhóm họp và hình thành nhanh chóng một chính phủ mạnh mẽ, toàn diện”.
Cáo buộc Nga can thiệp vào miền đông bất ổn ở Ukraine, ông Obama kêu gọi Moscow đảm bảo rằng “các đại diện” ở khu vực này cho phép cử tri đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử địa phương ngày 7/12 tới.
“Rõ ràng giới chức Nga đang chiếm giữ Crimea và các phần tử ly khai được Nga hậu thuẫn ở đông Ukraine đã ngăn cản nhiều công dân Ukraine thực hiện quyền dân chủ của họ là tham gia vào cuộc bầu cử quốc gia và bỏ phiếu”, tổng thống Mỹ nói.
Nhà Trắng cũng tuyên bố sẽ không công nhận bất kỳ cuộc bầu cử nào ở các khu vực do phiến quân kiểm soát mà không phù hợp với luật pháp Ukraine, không có sự chấp thuận và thuộc thẩm quyền của chính phủ Ukraine.
Video đang HOT
Obama cam kết sẽ hỗ trợ các nỗ lực của quốc gia đồng minh nhằm giải quyết hòa bình xung đột ở miền đông và lấy lại bán đảo Crimea đã sáp nhập vào lãnh thổ Nga hồi tháng ba.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov bày tỏ sự ủng hộ với cuộc bầu cử quốc hội của Ukraine.
“Tôi nghĩ chúng tôi sẽ công nhận cuộc bầu cử này bởi nó có tầm quan trọng với chúng tôi khi Ukraine cuối cũng có các nhà cầm quyền không đấu đá nhau, không lôi kéo Ukraine về phương Tây hay phương Đông, mà sẽ giải quyết các vấn đề thực sự mà đất nước đang đối mặt”, ông nói.
Ông Lavrov hy vọng Kiev sẽ nhanh chóng thành lập một chính phủ liên minh để hàn gắn xã hội Ukraine đang bị chia rẽ.
Cuộc bỏ phiếu vừa qua là cuộc bầu cử quốc hội đầu tiên kể từ khi khủng hoảng nổ ra ở Ukraine hồi đầu năm, dẫn đến sự lật đổ chính phủ thân Nga. Ủy ban bầu cử trung ương cho hay tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu đạt hơn 51%. Khoảng 3 triệu người ở các vùng phía đông, nơi bị chiến tranh tàn phá, đã không đi bầu. Lực lượng ly khai ở Donetsk và Luhansk dự kiến tổ chức bỏ phiếu riêng vào ngày 2/11 tới.
Khoảng 1,8 triệu người ở Crimea cũng không tham gia bầu cử.
Kết quả sơ bộ cho thấy, các đảng thuộc nhóm của Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko và đảng Mặt trận Nhân dân của Thủ tướng Arseniy Yatsenyuk đang dẫn đầu với khoảng 22% số phiếu mỗi bên.
Anh Ngọc
Theo VNE
Không gì có thể cản trở Pháp bàn giao tàu chiến Mistral cho Nga
Ngày 20-8, Tổng thống Pháp Francois Hollande khẳng định, không có gì có thể cản trở Pháp bàn giao 2 chiếc tàu tấn công đổ bộ chở trực thăng cho Nga theo hợp đồng đã được 2 bên ký kết.
Nhật báo Le Monde dẫn lời Tổng thống Hollande cho biết: "Mức độ cấm vận hiện nay sẽ không cản trở tới việc bàn giao... Nếu có những căng thẳng mới và khó tìm được cách giải quyết thì chúng tôi sẽ phải cân nhắc lại. Còn đến bây giờ, mọi việc đều tốt đẹp".
Hồi tháng trước, ông Hollande cũng đã cho rằng hợp đồng bán 2 chiếc tàu tấn công đổ bộ lớp Mistal cho Nga được ký năm 2011 sẽ được tôn trọng bất chấp những chỉ trích từ Mỹ và Anh, và những lệnh cấm vận kinh tế đã được Liên minh châu Âu áp đặt với Nga.
Tổng thống Hollande, người đã tổ chức cuộc gặp đầu tiên giữa Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko và người đồng cấp Nga Vladimir Putin vào hôm 6-6, bên lề lễ kỷ niệm ngày quân đồng minh đổ bộ vào bờ biển Normady của nước Pháp, cho rằng các cuộc gặp như vậy nếu được tổ chức sẽ giúp giải quyết cuộc khủng hoảng tại Ukraine.
Tàu tấn công đổ bộ lớp Mistral của Pháp
Nhưng ông cho rằng, trước tiên các bên cần phải chấm dứt bàn giao vũ khí, ngừng bắn và kiểm soát biên giới giữa hai nước. Đồng thời, ông cũng cảnh báo Nga sẽ phải trả giá đắt về chính trị và kinh tế nếu cung cấp vũ khí và giúp lực lượng ly khai tiếp tục chiến đấu chống lại chính quyền Kiev.
Tháng 6-2011, Pháp và Nga đã ký một hợp đồng trị giá 1,6 tỷ USD cung cấp 2 chiếc tàu chở máy bay trực thăng lớp Mistral cho hải quân Nga. Chiếc đầu tiên, mang tên Vladivostok, dự kiến sẽ được bàn giao cho Nga vào cuối năm 2014. Chiếc thứ 2, mang tên Sevastopol, sẽ được bàn giao trong năm 2015.
Việc thực hiện hợp đồng này đã gặp khó khăn sau khi các nước phương Tây áp đặt các lệnh cấm vận đối với Nga do cáo buộc nước này có liên quan đến việc làm gia tăng căng thẳng tại Ukraine. Tuy nhiên, phía Pháp đã khẳng định họ sẽ thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ trong hợp đồng và bàn giao số tàu này theo đúng cam kết.
Hải quân Nga cho biết, các tàu Mistral này dự kiến sẽ được triển khai tại Hạm đội Thái Bình Dương của Nga. Mỗi chiếc có thể chở được 16 chiếc máy bay trực thăng, 4 xuồng đổ bộ, 70 xe bọc thép và 450 binh lính với đầy đủ trang thiết bị cá nhân.
Theo ANTD
Nga và Cuba kí văn kiện hợp tác an ninh Hội đồng an ninh Nga và cơ quan quốc phòng an ninh Cuba vừa kí văn kiện hợp tác và đồng ý sẽ thành lập một nhóm hành động chung, thư kí Hội đồng an ninh Nga cho biết vào hôm 14/5. "Tình hình thế giới đang thay đổi, đó là lí do tại sao chung ta cần chuẩn bị để phản ứng...