Obama cảnh báo Trung Quốc về biển Đông
Hầu hết các nước tham dự hội nghị cấp cao Đông Á đều phát biểu về biển Đông.
Chiều 8-9, hội nghị cấp cao Đông Á lần thứ 11 đã được tổ chức tại Vientiane ( Lào) trong ngày cuối cùng của hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 28-29 và các hội nghị cấp cao liên quan.
Hãng tin Jiji (Nhật) dẫn lời Phó Chánh Văn phòng nội các Nhật Koichi Hagiuda cho biết hầu hết các nước tham dự hội nghị đều nêu lên vấn đề biển Đông.
Tuyên bố chủ tịch của hội nghị ghi nhận nhiều nhà lãnh đạo quan tâm sâu sắc đến diễn biến gần đây ở biển Đông và nhấn mạnh cần thiết phải bảo đảm tự do lưu thông trên biển.
Tuyên bố chủ tịch không đề cập đến phán quyết của Tòa Trọng tài, thay vào đó đã khen ngợi nỗ lực soạn thảo Bộ quy tắc ứng xử trên biển của ASEAN và Trung Quốc.
Tại hội nghị cấp cao Đông Á, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đã bày tỏ lo ngại về âm mưu đơn phương thay đổi nguyên trạng đang diễn ra ở biển Đông và biển Hoa Đông.
Ông bày tỏ hy vọng các bên liên quan tuân thủ phán quyết trọng tài và giải quyết hòa bình tranh chấp biển Đông.
Hội nghị cấp cao ASEAN-Mỹ tại Vientiane (Lào) ngày 8-9. Ảnh: AFP
Video đang HOT
Tổng thống Rodrigo Duterte bày tỏ mong muốn Philippines sẽ tìm kiếm giải pháp giải quyết hòa bình tranh chấp với Trung Quốc bằng cách áp dụng tiến trình dựa trên luật pháp quốc tế.
Reuters đưa tin sau hội nghị cấp cao Đông Á, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân phát biểu với báo chí: “Các vấn đề khu vực phải được các nước trong khu vực giải quyết và các nước khác đừng can thiệp”.
Phát biểu trên được đưa ra để trả lời PV hỏi ông suy nghĩ thế nào khi các nhà lãnh đạo Nhật và Mỹ nêu lên mối quan tâm về vấn đề biển Đông.
Ông nói: “Các nước bên ngoài cứ thích xen vào mỗi lần họ nhìn thấy các nước trong khu vực củng cố quan hệ và làm việc với nhau để giải quyết vấn đề”.
Ông giải thích các nhà lãnh đạo Trung Quốc và Philippines không có thời gian tiến hành đàm phán song phương vì chương trình bận bịu, tuy nhiên hai nước đã liên lạc với nhau qua nhiều kênh khác. Ông cho rằng quan hệ hai nước có thể được cải thiện.
Khi được hỏi về thông tin Nhật và Úc vừa kêu gọi kiềm chế ở biển Đông, ông đánh giá đây là hành động giống như trước thời Chiến tranh lạnh.
Trước đó, báo Japan Times đưa tin bên lề hội nghị cấp cao ASEAN tại Vientiane, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đã hội đàm với Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull.
Hai bên tiếp tục khẳng định quan điểm chung về tranh chấp lãnh thổ ở biển Đông và khẳng định tầm quan trọng của duy trì trật tự trên cơ sở luật pháp quốc tế.
Hai bên khẳng định vấn đề biển Đông phải được giải quyết hòa bình, phù hợp luật pháp quốc tế, bao gồm phán quyết trọng tài công bố ngày 12-7.
Hai bên kiên quyết phản đối một bên toan tính sử dụng vũ lực nhằm thay đổi nguyên trạng ở biển Đông.
Thủ tướng Shinzo Abe cũng đã giải thích quan điểm của Nhật về vấn đề tranh chấp trên biển Hoa Đông.
Hai thủ tướng đã cam kết thúc đẩy hợp tác an ninh và quốc phòng trên cơ sở song phương và với Mỹ trong bối cảnh an ninh ngày càng nghiêm trọng ở châu Á-Thái Bình Dương.
Ngoài ra, hai bên cũng đã cam kết làm việc về Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) mà Nhật và Úc đã ký cùng 10 nước hồi tháng 2.
Ngày 8-9, phát biểu tại hội nghị cấp cao ASEAN-Mỹ tại Vientiane (Lào), Tổng thống Obama đã nhấn mạnh phán quyết trọng tài mang tính chất bắt buộc và đã góp phần làm rõ chủ quyền hàng hải trong khu vực. Ông nói Mỹ sẽ tiếp tục làm việc với ASEAN để bảo đảm giải quyết tranh chấp một cách hòa bình, đồng thời tuân thủ phán quyết trọng tài. Ông cũng nhắc lại mong muốn của Mỹ về đào sâu hợp tác với ASEAN trong các vấn đề như biến đổi khí hậu và phát triển TPP. ______________________________ Có hai nước đã cố gieo bất đồng trong hội nghị cấp cao Đông Á bằng cách nêu vấn đề biển Đông và vấn đề phán quyết trọng tài… Chúng tôi đã bỏ qua vấn đề phán quyết trọng tài trong hội nghị bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Trung Quốc hồi tháng 7. Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc LƯU CHẤN DÂN
PH.QUỲNH
Theo PLO
Tổng thống Philippines Duterte nhận lời mời thăm Việt Nam
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte hôm nay nhận lời mời thăm Việt Nam trong cuộc gặp với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Lào.
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte. Ảnh: Reuters.
Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 28 - 29 chính thức khai mạc chiều nay tại thủ đô Vientiane, Lào, mở đầu cho 11 Hội nghị Cấp cao ASEAN và giữa ASEAN với các đối tác diễn ra đến ngày 8/9. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự các hội nghị.
Sau lễ khai mạc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có cuộc gặp với Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mời Tổng thống Duterte thăm chính thức Việt Nam và nhà lãnh đạo Philippines đã nhận lời, theo thông cáo từ Bộ Ngoại giao.
Lãnh đạo hai nước nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, an ninh, thúc đẩy hợp tác ở Biển Đông, giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế và Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS).
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Duterte trao đổi về việc hai bên tăng cường phối hợp, nhấn mạnh hai nước thời gian tới sẽ ưu tiên đẩy mạnh hợp tác kinh tế - thương mại - đầu tư. Việt Nam khuyến khích doanh nghiệp Philippines tăng cường đầu tư tại Việt Nam. Tổng thống Duterte khẳng định Philippines hoan nghênh và sẽ bảo hộ các quyền lợi của nhà đầu tư và công dân Việt Nam sang làm ăn sinh sống tại Philippines.
Hai bên cũng nhất trí sẽ tiếp tục ủng hộ lẫn nhau trong việc Việt Nam đảm nhiệm vai trò Chủ tịch APEC và Philippines làm Chủ tịch ASEAN trong năm 2017, tiếp tục phối hợp chặt chẽ trong các cơ chế ASEAN và các diễn đàn quốc tế và khu vực nhằm thúc đẩy xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển tại khu vực.
Như Tâm
Theo VNE
Trung Quốc ra sức cạnh tranh ảnh hưởng với Mỹ ở Lào Trung Quốc đang đẩy mạnh đầu tư tại Lào để thu hút ảnh hưởng nhằm tìm kiếm ủng hộ trước các vấn đề gây tranh cãi ở Đông Nam Á. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) và Chủ tịch Lào Bounnhang Vorachith. Ảnh: AFP Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đang có mặt tại thủ đô Vientiane, Lào, dự hội...