Obama bị gia đình con tin IS tố hứa suông
Tổng thống Obama đề nghị ủng hộ cho quỹ từ thiện của gia đình con tin IS, tuy nhiên, hơn một năm trôi qua, họ vẫn chưa nhận được tiền.
Kayla Mueller, nữ con tin thiệt mạng vào năm ngoái. Ảnh: AP
Kayla Mueller là nữ con tin người Mỹ thiệt mạng khi bị nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) giam cầm vào năm ngoái. Sau khi cô qua đời, gia đình lập một quỹ theo tên cô là Kayla’s Hands vì mục đích nhân đạo.
“Ông ấy nói rằng ‘tôi sẽ ủng hộ cho quỹ đó. Đó sẽ là một khoản đóng góp vô danh’”, Carl Mueller, cha của nữ con tin, nhớ lại cuộc gặp với tổng thống Mỹ tháng 3/2015.
Tuy nhiên, gia đình Mueller chưa nhận được khoản đóng góp vô danh nào. “Tôi vẫn đang chờ đợi khoản ủng hộ đó, thưa ngài tổng thống”, Carl Mueller nói trong cuộc phỏng vấn được phát sóng hôm qua trên ABC News.
Theo Fox News, Nhà Trắng xác nhận ông Obama chưa ủng hộ tiền nhưng nói rằng ông sẽ làm vậy. “Tổng thống cũng như các trợ lý cấp cao đã ca ngợi công việc của quỹ Kayla’s Hands, tổ chức mang tinh thần giúp đỡ mọi người của Kayla. Tổng thống sẽ tiếp tục hỗ trợ các mục tiêu của quỹ này theo những cách khác nhau, bao gồm cả việc đóng góp tiền như đã hứa với gia đình Mueller”, một quan chức Nhà Trắng hôm qua cho biết trong một tuyên bố.
IS bắt Kayla Mueller vào tháng 8/2013, khi cô tham gia hoạt động nhân đạo ở Aleppo, Syria. Quan chức Mỹ năm ngoái xác nhận Kayla thiệt mạng khi bị IS giam giữ. Nguyên nhân cái chết của cô hiện vẫn chưa sáng tỏ. IS nói rằng một cuộc không kích của Jordan đã giết cô nhưng Nhà Trắng bác bỏ thông tin này.
Phương Vũ
Video đang HOT
Theo VNE
Những mảnh đời trẻ em trong cuộc chiến Syria
Cậu bé Omran Daqneesh đã trở thành gương mặt biểu tượng của cuộc chiến Syria, nhưng Daqneesh chỉ là một trong rất nhiều trẻ em bị ảnh hưởng bởi xung đột tại nước này.
Bức ảnh chụp Omran Daqneesh, 5 tuổi, với ánh mắt đờ đẫn và gương mặt bết máu trên xe cứu thương hôm 17/8 trở thành hiện tượng trên mạng xã hội, lột tả cuộc chiến khốc liệt tại Aleppo giữa lực lượng chính phủ Syria và phe đối lập. Ảnh: AMC
8,4 triệu trẻ em, tức hơn 80% trẻ em Syria bị ảnh hưởng bởi chiến tranh, theo Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF). Ảnh: Reuters
Năm 2016, 13,5 triệu người Syria cần hỗ trợ nhân đạo, 6 triệu người trong số đó là trẻ em. Họ bị thiếu thốn lương thực, chăm sóc y tế và giáo dục do hậu quả chiến tranh. Ảnh: Reuters
Một người đàn ông cứu một cô bé bị thương tại Aleppo. Ảnh: Reuters
Anh trai của cậu bé trong ảnh đã thiệt mạng tại khu vực do phiến quân kiểm soát tại tỉnh Idlib. Trong một trại tị nạn, 79% trẻ em có người thân thiệt mạng trong cuộc chiến ở Syria, theo Viện Chính sách Nhập cư có trụ sở tại Mỹ. Ảnh:Reuters
3,7 triệu trẻ em Syria được sinh ra kể từ khi cuộc nội chiến nổ ra cách đây 5 năm. Điều đó có nghĩa là cứ ba trẻ em Syria thì có một em phải tiếp xúc với bạo lực ngay từ khi ra đời. Ảnh: Reuters
Ghazal, 4 tuổi (trái) và Judy, 7 tuổi, bế em bé 8 tháng tuổi, la hét khi xảy ra một vụ tấn công. Các nhà hoạt động nói vớiReuters rằng đó là một đợt pháo kích của lực lượng Tổng thống Syria Bashar al-Assad tại Damascus. Ảnh: Reuters
Sheima, 5 tuổi, trúng một viên đạn lạc tại Syria và bị mất cả hai mắt. Cô bé được điều trị ở một trạm xá tại Kilis, Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Reuters
Một cậu bé bị thương được chăm sóc ở bệnh viện sau cuộc không kích vào khu Douma ở Damascus, Syria. Ảnh:Reuters
Chỉ riêng tại Aleppo, khoảng 95% bác sĩ đã bỏ trốn, bị giam giữ, hoặc thiệt mạng, khiến người dân khó được điều trị y tế. Ảnh: Reuters
Cô bé mồ côi Gharam, 5 tuổi, tham dự một cuộc tập hợp được tổ chức bởi Damascus Lovers (Những người yêu Damascus) - nhóm chuyên hỗ trợ trẻ em mồ côi, ở Ghouta, khu ngoại ô phía đông Damascus. Ảnh: Reuters
Phương Vũ
Theo VNE
Liên Hợp Quốc cảnh báo "thảm họa nhân đạo" không tưởng ở Aleppo Tổng thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki-moon đã cảnh báo một "thảm họa nhân đạo" không lường trước tại thành phố Aleppo của Syria, đồng thời thúc giục Nga và Mỹ nhanh chóng thống nhất một thỏa thuận ngừng bắn tại đây. Cuộc chiến giành quyền kiểm soát Aleppo giữa quân đội chính phủ Syria với phe nổi dậy đã trở nên...