Oanh tạc cơ Nga tuần tra Belarus, nghi dằn mặt Ba Lan
Oanh tạc cơ Tu-160 Nga bay tuần tra qua không phận Belarus, khi Ba Lan đưa 15.000 quân tới gần biên giới đối phó dòng người di cư.
Belarus đã triển khai tiêm kích Su-30SM hộ tống hai oanh tạc cơ chiến lược Tu-160 Nga bay tuần tra trên không phận, Bộ Quốc phòng Nga ra thông cáo cho biết hôm qua.
Biên đội oanh tạc cơ Nga hoàn thành nhiệm vụ sau đợt tuần tra dài 4 giờ 36 phút với chặng bay dài hơn 3.000 km, phi công hai nước cũng thể hiện khả năng phối hợp cao, thông cáo có đoạn.
Oanh tạc cơ Tu-160 Nga tuần tra không phận Belarus hôm 11/11. Video: BQP Nga.
Quân đội Nga cho biết chuyến bay “không nhằm vào nước thứ ba”, mà để bảo đảm an ninh của Nhà nước Liên minh, cơ chế thống nhất luật pháp của Nga và Belarus trong các lĩnh vực kinh tế, giao thông vận tải và quân sự.
Tuy nhiên, phó đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc Dmitry Polyanskiy cho biết cuộc tuần tra là “phản ứng với hiện diện quân sự ngày càng tăng ở biên giới Ba Lan – Belarus”, thêm rằng hiệp ước giữa Moskva và Minsk đi kèm nhiều cam kết và nghĩa vụ.
Ba Lan tuần này triển khai 15.000 lính đến biên giới giáp Belarus với lý do bảo vệ biên giới trong bối cảnh hàng nghìn người di cư từ Trung Đông tìm cách tiến vào Ba Lan xin tị nạn. Liên minh châu Âu (EU) cáo buộc Belarus khuyến khích người di cư Trung Đông và châu Phi vượt biên vào khối thông qua Ba Lan nhằm trả đũa các lệnh trừng phạt mà phương Tây áp đặt lên Minsk.
Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko nhiều lần phủ nhận cáo buộc tạo ra một cuộc khủng hoảng di cư với Ba Lan, đồng thời đổ lỗi cho phương Tây về tình trạng vượt biên và cách đối xử với người di cư.
Nga điều máy bay ném bom hỗ trợ Belarus giữa khủng hoảng di cư
Nga vừa có hành động hiếm thấy khi điều 2 máy bay ném bom hạt nhân sang tuần tra trong không phận Belarus nhằm thể hiện sự ủng hộ đồng minh, vào thời điểm quốc gia này đang có mâu thuẫn nghiêm trọng với Liên minh châu Âu (EU) vì vấn đề người di cư.
Lính Ba Lan chăng dây thép gai ở biên giới Ba Lan - Belarus gần Kuznica, Ba Lan ngày 9/11. Ảnh: Reuters
Theo hãng tin Reuters (Anh), máy bay ném bom Tupolev Tu-22M3 mà Nga cử tới Belarus có khả năng mang tên lửa hạt nhân, bao gồm cả tên lửa siêu thanh được thiết kế để né hệ thống phòng không phức tạp của phương Tây. Quyết định của Moscow được đưa ra trong bối cảnh 27 quốc gia EU đã cân nhắc trừng phạt Minsk vì vấn đề mà họ gọi là "cuộc khủng hoảng nhân tạo". Về phần mình, Belarus luôn phủ nhận điều này.
Hôm 10/11,Warsaw cho biết làn sóng người di cư mắc kẹt ở Belarus nhiều lần cố tìm đường sang Ba Lan trong đêm, đồng thời cho biết họ đã tăng cường lực lượng biên phòng ở khu vực biên giới.
Nga đã đổ lỗi cho EU gây ra cuộc khủng hoảng biên giới, cáo buộc liên minh này không duy trì các giá trị nhân đạo của mình và cố "bóp nghẹt" Belarus bằng kế hoạch đóng cửa một phần biên giới. Nga cũng cho rằng EU áp biện pháp trừng phạt Belarus vì cuộc khủng hoảng này là không thể chấp nhận được.
Điện Kremlin cũng nói rằng việc Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki cho rằng Nga có vai trò trong việc tạo ra dòng người di cư vào EU là vô trách nhiệm. Đồng thời, Nga thông báo Tổng thống Vladimir Putin đã trao đổi với Thủ tướng Đức Angela Merkel về việc EU nên thảo luận trực tiếp với Minsk về cuộc khủng hoảng này.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết ông hy vọng một EU có trách nhiệm sẽ "không cho phép bản thân họ bị kéo vào vòng xoáy tương đối nguy hiểm này" sau cuộc hội đàm với người đồng cấp Belarus.
Những người di cư tập trung tại biên giới Belarus với Ba Lan gần Kuznica Bialostocka, Ba Lan hôm 10/11. Ảnh: Reuters
Trong cuộc họp ngày 10/11, 27 ngoại trưởng EU đã đồng tình rằng tình trạng gia tăng số người di cư qua biên giới Belarus để vào EU là "cuộc chiến hỗn hợp" của Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko - một cơ sở pháp lý cho các lệnh trừng phạt mới.
EU cáo buộc Belarus khuyến khích người di cư - từ Trung Đông, Afghanistan và châu Phi - tìm cách vượt biên trái phép để trả đũa việc EU áp đặt các lệnh trừng phạt nhằm vào Minsk về vấn đề vi phạm nhân quyền. Ông Lukashenko đã phủ nhận những cáo buộc trên.
Trong khi đó, người phát ngôn của Chính phủ Đức cho biết Thủ tướng Merkel đã thúc giục Tổng thống Nga Putin gây áp lực với Belarus để giải quyết tình hình biên giới.
Hàng nghìn người đã tập trung về biên giới trong tuần này, nơi đã được dựng hàng rào thép gai. Lính biên phòng Ba Lan đã nhiều lần chặn đường vào của nhóm người di cư. Song một số người đã sử dụng thang gỗ, thuổng và các dụng cụ khác để cố gắng vượt qua biên giới.
Video Player is loading.
PauseUnmute
Remaining Time -7:59
XXem thêm
Video từ biên giới do Reuters thu được cho thấy có cả trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh trong số những người mắc kẹt ở đó.
"Có rất nhiều gia đình ở đây, có cả trẻ sơ sinh từ hai đến bốn tháng tuổi. Họ không ăn gì trong ba ngày qua", người cung cấp đoạn video nói với Reuters, cho biết họ là người di cư và từ chối được nêu tên.
Một đứa trẻ trong nhóm người di cư tập trung trong một khu trại gần biên giới Belarus-Ba Lan hôm 10/11. Ảnh: reuters
Bà Michelle Bachelet, Giám đốc nhân quyền Liên hợp quốc đã kêu gọi các nước liên quan xuống thang và giải quyết cuộc khủng hoảng "không thể dung thứ" này.
"Hàng trăm đàn ông, phụ nữ và trẻ em này không thể phải trải qua một đêm nữa trong thời tiết lạnh giá mà không có nơi trú ẩn, thức ăn, nước uống và dịch vụ chăm sóc y tế đầy đủ", bà nói.
Nga cam kết duy trì nguồn cung khí đốt cho EU Ngày 12/11, Điện Kremlin tuyên bố Nga sẽ tiếp tục cung cấp khí đốt cho châu Âu. Trạm tiếp nhận khí đốt PIG trong hệ thống đường ống dẫn khí Nord Stream 2 của Nga ở Lubmin, Đức, ngày 21/9/2021. Ảnh: AFP/TTXVN Phát biểu với báo giới, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov khẳng định: "Nga đã, đang và sẽ là nước...