Oanh tạc cơ Nga tiến sát không phận Mỹ
Máy bay ném bom Nga đã hai lần tiến sát bờ biển Mỹ buộc nước này phải triển khai chiến đấu cơ theo dõi, theoReuters.
Ảnh minh họa
Vụ việc xảy ra ngày 9.6 nhưng đến hôm qua Bộ Tư lệnh Phòng không Bắc Mỹ (NORAD) mới công bố. Theo cáo buộc của cơ quan này, 4 chiếc oanh tạc cơ chiến lược Tu-95 Bear H cùng một máy bay tiếp liệu được phát hiện đi vào Vùng nhận diện phòng không (ADIZ) của Mỹ gần bờ biển Alaska và chỉ rời đi sau khi 2 tiêm kích F-22 Raptor của Mỹ xuất kích.
Khoảng 5 tiếng sau đó, 2 trong số 4 máy bay nói trên lại bị phát hiện cách bờ biển California chừng 80 km và “gườm” nhau với 2 máy bay F-15 của Mỹ. Theo phát ngôn viên Beth Smith của NORAD, máy bay Nga từng nhiều lần vào ADIZ của Mỹ nhưng chưa lần nào tiến sát không phận nước này như vậy. Moscow chưa có phản ứng về các tuyên bố trên.
Theo TNO
Thời của oanh tạc cơ B-52, B-2, Tu-95, Tu-160 đã hết?
"Dù các máy bay ném bom hạng nặng bay ở tốc độ siêu âm hay cận âm, thì chúng cũng sẽ dễ dàng bị bắn hạ".
Video đang HOT
Đó là nhận định của nhà phân tích quốc phòng Loren Thompson, khi ông này nói về tầm quan trọng của các máy bay ném bom chiến lược ngày nay và chúng đang trở nên lỗi thời cũng như suy giảm khả năng có thể tránh được hệ thống phòng không của các quốc gia thù địch.
Máy bay ném bom chiến lược hết thời
"Nhiều quốc gia như Iran và Syria đã triển khai các hệ thống phòng không tích hợp kết hợp giữa các hệ thống radar cùng với tên lửa đất đối không tiên tiến và chúng có thể bắn hạ bất cứ loại máy bay ném bom nào", Loren Thompson cho biết.
B-2 có thể xâm nhập an toàn vào hệ thống phòng không dày đặc của đối phương nhưng nó có nhược điểm khiến giới chức Mỹ đau đầu đó là chi phí bảo dưỡng rất cao.
"Hệ thống phòng thủ trên không ngày nay được thiết kế để có thể chống lại thiết bị gây nhiễu của Mỹ khi lực lượng này xâm phạm vào không phận. Điều này sẽ càng gây khó khăn cho máy bay ném bom của Mỹ thâm nhập vào vùng trời của các lực lượng thù địch trong tương lai, đặc biệt là nếu các máy bay này không có khả năng tàng hình. Trong lực lượng máy bay ném bom chiến lược của Mỹ hiện nay chỉ có B-2 là máy bay tàng hình có đủ khả năng thực hiện các nhiệm vụ tấn công sâu vào trong lãnh thổ đối phương mà không bị phát hiện, mặc dù nó vẫn còn một số khiếm khuyết chưa thể khắc phục được", ông Loren Thompson bình luận.
Chậm chạp và đắt tiền, đó đặc điểm chung của các loại máy bay ném bom ngày nay và chính điều này khiến những chiếc máy bay ném bom trở thành mồi ngon cho lực lượng phòng không bên dưới mặt đất.
Xác chiếc F-117 bị phòng không dùng tên lửa lỗi thời của Liên Xô bắn hạ - minh chứng rằng công nghệ tàng hình không phải là không thể đối phó.
Việc bắn rơi chiếc máy bay ném bom tàng hình F-117 Mỹ bằng hệ thống tên lửa S-125 cũ kỹ (Liên Xô chế tạo) phòng không Nam Tư (cũ) đã chính minh khả năng giới hạn của công nghệ tàng hình cũng như các hệ thống gây nhiễu của Mỹ và nó càng thúc đẩy sự phát triển của các hệ thống phòng không ngày càng tiên tiến.
Điển hình với các hệ thống phòng không tiên tiến S-300 và S-400 thì mối đe dọa từ mặt đất ngày càng nguy hiểm hơn bao giờ hết. Ngoài ra, hệ thống radar mới được phát triển, đặc biệt là ở Nga, được thiết kế để tìm kiếm máy bay tàng hình dễ dàng như các máy bay thông thường.
UAV lên ngôi
Có thế nói máy bay không người lái (UAV) là xu hướng tác chiến mới trong tác chiến trên không trong ngày nay. Học thuyết quân sự này ngày càng định hình rõ nét hơn tầm quan trọng của UAV trong chiến tranh hiện đại mà đi đâu là nước Mỹ.
Nó không những giải quyết được sự thiếu hụt rất lớn lực lượng phi công trong Không quân Mỹ, mà còn giảm gánh nặng về tài chính cho chi tiêu quốc phòng của quốc gia này với ngân sách hàng chục triệu USD cho các hợp đồng thuê phi công hàng năm.
Mỹ đang thử nghiệm UAV X-47B có khả năng mang bom, cất cánh trên tàu sân bay.
Lực lượng không quân thế kỷ 21 đang dần thay đổi với sự xuất hiện ngày càng nhiều các thế hệ UAV mới tiên tiến hơn cũng như đa năng hơn với khả năng chịu đựng được mọi điều kiện thời tiết, và nó chỉ bị giới hạn bởi thời gian tác chiến hạn chế do hạn chế nguồn cung cấp nhiên liệu hay nguồn điện dự phòng. Nhưng với khả năng được tiếp nhiên liệu trên không trong tương lai không xa thì giới hạn này hầu như bị xóa bỏ.
Thêm vào đó, với chi phí thấp và không gây nguy hiểm với người tham gia điều khiển trực tiếp thì UAV sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo cho việc thay thế các máy bay ném bom tốn kém, cũng như hạn chế được phí dành cho các hệ thống bảo vệ phi hành đoàn trên máy bay.
Tuy nhiên, việc dùng UAV trong chiến đấu cũng khiến các tổ chức nhân quyền phản ứng gay gắt.
Tuy nhiên, theo Tạp chí Không quân Mỹ, việc duy trì máy bay ném bom tầm xa không người lái sẽ khó thành hiện thực vì nó có quá nhiều hệ lụy nhất là vấn đề về chính trị. Khi các tổ chức nhân quyền cũng như người dân nước này lo lắng về việc các máy bay ném bom chiến lược bay trên đầu họ mà không có ai điều khiển, đó sẽ là một thử thách lớn cho các hệ thống UAV trong tương lai.
Việc sử dụng các máy bay ném bom không người lái thay vì các máy bay ném bom truyền thống có thể mở ra một chương mới trong tác chiến không trong chiến tranh hiện đại. Nhưng cả Nga và Mỹ đều có thể tránh được việc chi tiền cho các dự án này nếu họ vẫn tiếp tục duy trì các phi đội máy bay ném bom hiện tại dù vai trò của chúng ngày nay không còn quan trọng như trước đây.
Theo Kiến Thức
Mỹ khẩn cấp điều F-22 chặn đứng 4 máy bay ném bom Nga Trong số 4 máy bay ném bom của Nga có 2 chiếc Tu-95 Bear H hoạt động cách bờ biển California chỉ khoảng 50 dặm. Mạng Những người yêu thích hàng không dẫn tin từ quân đội Mỹ cho biết trong tuần này Không quân Mỹ đã phải điều động các máy bay chiến đấu F-22 và F-15 để ngăn chặn các máy...