Oanh tạc cơ Mỹ thị uy gần Iran
Oanh tạc cơ B-1B Mỹ cùng nhiều tiêm kích đồng minh hộ tống bay dọc vùng biển gần Iran trong nhiệm vụ “thị uy” ở khu vực.
Chuyến bay của oanh tạc cơ B-1B Lancer kéo dài 5 giờ liên tục hôm 30/10, qua vịnh Aden, eo biển Bab el-Mandeb, Biển Đỏ, kênh đào Suez, vịnh Arab, eo biển Hormuz và vịnh Oman nằm dọc biên giới Iran, Lầu Năm Góc ra thông cáo cho biết hôm nay.
Đây là nhiệm vụ đa phương với sự tham gia của không quân nhiều nước, khi Ai Cập, Arab Saudi, Bahrain và Israel triển khai tiêm kích hộ tống oanh tạc cơ chiến lược Mỹ trên nhiều chặng của hành trình.
Tiêm kích F-15 Israel (dưới) hộ tống oanh tạc cơ B-1B Mỹ hôm 30/10. Ảnh: IAF.
Hình ảnh do không quân Mỹ công bố cho thấy chiếc B-1B được hộ tống bởi tiêm kích hạng nặng F-15 Arab Saudi và Israel, cùng chiến đấu cơ hạng nhẹ F-16 của Bahrain và Ai Cập. Giới chuyên gia nhận định đây là chuyến bay hiếm gặp, làm nhiệm vụ “tuần tra thể hiện sự hiện diện” và nhằm mục đích thị uy trong bối cảnh căng thẳng khu vực leo thang liên quan tới chương trình hạt nhân Iran.
Video đang HOT
B-1B Lancer được coi là oanh tạc cơ đóng vai trò “sứ giả răn đe” của Mỹ, thường xuyên được triển khai để răn đe tại các điểm nóng như Iran, Triều Tiên. Với khả năng mang 57 tấn vũ khí, gấp đôi những chiếc B-52 hay B-2 Spirit, B-1B là máy bay có trọng tải lớn nhất trong bộ ba oanh tạc cơ chiến lược của Mỹ hiện nay
Oanh tạc cơ B-1B nằm trong biên đội được điều động tới sân bay tiền phương ở đảo Diego Garcia tại Ấn Độ Dương đầu tháng trước, đánh dấu lần đầu tiên loại phi cơ này được triển khai đến đây trong hơn 15 năm.
Đảo Diego Garcia có vị trí chiến lược, cho phép không quân Mỹ ứng phó với nhiều tình huống khẩn cấp, cũng như thực hiện các chuyến bay huấn luyện và tuần tra đến Trung Đông, châu Phi và Tây Thái Bình Dương.
Đường bay ước tính của chiếc B-1B hôm 30/10. Đồ họa: Google Maps.
Căng thẳng giữa Mỹ và Iran vẫn ở mức cao, liên quan đến việc quốc gia Trung Đông đẩy mạnh chương trình hạt nhân. Chính quyền Tổng thống Joe Biden vẫn trông mong Washington và Tehran sẽ cùng quay lại tuân thủ thỏa thuận hạt nhân Iran, nhưng khẳng định sẽ không đợi chờ vô thời hạn. Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết mọi lựa chọn sẽ được đưa ra cân nhắc nếu không thuyết phục được Iran.
Israel tháng trước cũng phê duyệt ngân sách 1,5 tỷ USD để mua sắm những khí tài cần thiết sẵn sàng cho đòn không kích nhằm vào chương trình hạt nhân Iran. Số tiền sẽ dùng để trang bị các loại chiến đấu cơ, máy bay không người lái (UAV) và vũ khí chuyên hủy diệt hầm ngầm kiên cố dưới mặt đất.
Thủy thủ phá máy ngăn tàu dầu bị cướp
Thủy thủ đoàn nhanh chóng vô hiệu hóa động cơ của tàu Asphalt Princess để ngăn nhóm vũ trang được cho tới từ Iran chiếm quyền điều khiển phương tiện.
6 người đàn ông vũ trang hạng nặng đổ bộ lên tàu dầu Asphalt Princess, treo cờ Panama, ở ngoài khơi bờ biển Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) hôm 3/8. Giới chức Anh mô tả đây nhiều khả năng là "một vụ cướp tàu".
Trong đoạn ghi âm liên lạc vô tuyến hàng hải, một thủy thủ trên Asphalt Princess thông báo cảnh sát biển UAE rằng có nhóm vũ trang đổ bộ lên tàu. "Nhóm người Iran mang vũ khí đã lên tàu", thủy thủ này nói.
"Chúng tôi giờ đang trôi dạt. Chúng tôi không thể thông báo chính xác thời gian dự kiến tới Sohar". Đây là điểm đến dự kiến của con tàu ở Oman. Nhóm vũ trang khi đó tìm cách điều khiển tàu hướng về phía Iran, song rời khỏi tàu hôm 4/8.
Chiến dịch Thương mại Hàng hải Anh (UKMTO), tổ công tác đặc trách chống cướp biển của hải quân Anh, sau đó thông báo nhóm vũ trang đổ bộ lên tàu Asphalt Princess đã rời đi, con tàu an toàn và sự cố kết thúc.
Tàu dầu Asphalt Princess di chuyển qua vùng biển gần thành phố Quebec, Canada tháng 6/2012. Ảnh: AP .
Tờ Times of London dẫn lời một nguồn tin cho biết nhóm người Iran vũ trang xông lên con tàu và tìm cách đưa nó về Iran, song thủy thủ đoàn đã phá hỏng động cơ để ngăn nhóm cướp tàu thực hiện được mục đích.
"Đó là lý do khiến con tàu trôi dạt trên biển", nguồn tin cho biết. "Sau khi chiến hạm của Mỹ và Oman xuất hiện, nhóm vũ trang Iran xuống vài chiếc xuồng và rời đi".
Chưa bên nào đứng ra nhận trách nhiệm trong vụ cướp tàu bất thành gần eo biển Hormuz, song sự cố làm gia tăng căng thẳng ở khu vực vịnh Ba Tư sau vụ tàu dầu Mercer Street bị tấn công bằng máy bay không người lái (UAV) khiến hai thủy thủ thiệt mạng.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price cho biết các quan chức nước này "tin rằng nhóm vũ trang là Iran, song chúng tôi chưa thể xác nhận vào lúc này".
Abolfazl Shekarchi, phát ngôn viên của các lực lượng vũ trang Iran, bác bỏ cáo buộc binh sĩ nước này cướp tàu và gọi đây là "hình thức tâm lý chiến mới".
Tàu hải quân lớn nhất Iran bốc cháy rồi chìm Tàu tiếp vận IRIS Kharg của hải quân Iran bị chìm sau gần một ngày bốc cháy gần cửa vịnh Oman, không có tổn thất về người. Đám cháy bùng phát trên tàu IRIS Kharg hôm 1/6 khi nó làm nhiệm vụ huấn luyện ngoài khơi thành phố cảng Jask tiếp giáp vịnh Oman. Toàn bộ thủy thủ đoàn và học viên hải...