Oanh tạc cơ Mỹ nổ lốp, cháy phanh
Oanh tạc cơ B-1B Mỹ gặp sự cố điện trong lúc bay huấn luyện, phải hạ cánh khẩn cấp và bị hư hại lốp cùng hệ thống phanh khi tiếp đất.
Tài khoản Combat Learjet hôm 4/7 đăng trên Instagram bức ảnh oanh tạc cơ B-1B Lancer gặp sự cố điện chỉ 30 phút sau khi cất cánh và phải quay đầu về căn cứ để hạ cánh khẩn cấp.
Người này cho biết bức ảnh được một người theo dõi giấu tên gửi đến, thời gian và địa điểm xảy ra sự cố không được công bố, nhưng dường như đây là căn cứ không quân Dyess tại bang Texas, nơi đóng quân của đơn vị biên chế nhiều oanh tạc cơ B-1B nhất thuộc không quân Mỹ.
Trong bức ảnh, chiếc oanh tạc cơ bị nổ hai lốp ở càng trái và cháy phanh sau khi tiếp đất. Người gửi bức ảnh cho biết tổ lái 4 người không bị thương và rời phi cơ an toàn.
Chiếc B-1B nằm trên đường băng sau sự cố. Ảnh: Instagram/Combat_Learjet.
Video đang HOT
Bộ Quốc phòng Mỹ chưa bình luận về thông tin này.
“Nhiều khả năng lốp bị nổ do oanh tạc cơ phải hạ cánh với khối lượng vượt quá quy định do tình huống khẩn cấp, hệ thống phanh cũng phải hoạt động quá giới hạn và bị quá nhiệt dẫn tới bốc cháy”, chuyên gia hàng không Stefano D’Urso nhận xét.
B-1B Lancer là oanh tạc cơ có trọng tải lớn nhất trong các máy bay ném bom chiến lược của Mỹ hiện nay với khả năng mang 57 tấn vũ khí, gấp đôi dòng B-2 và B-52. Mỗi chiếc Lancer có thể đạt tốc độ gần 1.500 km/h, mang được nhiều loại bom dẫn đường và tên lửa hành trình tầm xa.
Không quân Mỹ hiện vận hành khoảng 61 chiếc B-1B Lancer, nhưng chỉ có trên dưới 50% máy bay đủ khả năng làm nhiệm vụ sau khi hàng loạt phi cơ mất khả năng vận hành vì phải liên tục tham chiến trong môi trường sa mạc khắc nghiệt. Thượng nghị sĩ Mike Rounds, thành viên Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ, hồi năm 2019 tiết lộ chỉ có 6 trong 61 chiếc B-1B đủ khả năng sẵn sàng chiến đấu.
Lốp của chiếc B-1B bị nổ khi hạ cánh. Ảnh: Instagram/Combat_Learjet.
Mỹ gần đây liên tục triển khai các biên đội B-1B hiện diện ở châu Á – Thái Bình Dương, thể hiện khả năng triển khai sức mạnh của Mỹ trong cạnh tranh chiến lược với Trung Quốc.
Không chỉ thực hiện những chuyến bay kéo dài hàng chục tiếng đến các khu vực khác nhau, các phi cơ B-1B đang nối lại hoạt động huấn luyện với vũ khí tiến công tầm xa có độ chính xác cao tại Thái Bình Dương, sự chuyển dịch đáng kể sau nhiều năm đội bay Lancer phải làm nhiệm vụ yểm trợ mặt đất tầm gần tại Trung Đông.
Oanh tạc cơ Mỹ diễn tập phóng tên lửa gần Nga Mẫu oanh tạc cơ giúp Mỹ phô diễn uy lực ở châu Á 48 Mỹ tái triển khai oanh tạc cơ đến Guam
Sau tàu sân bay, Mỹ điều thêm oanh tạc cơ B-52 đến tập trận ở Biển Đông
Mỹ vừa điều thêm máy bay ném bom B-52 đến tập trận chung với tàu sân bay USS Nimitz và nhóm tấn công tàu sân bay USS Ronald Reagan trên Biển Đông.
Không quân Mỹ cho biết, hôm 4/7 một máy bay ném bom B-52 Stratofortress thuộc Phi đội ném bom 96 từ Căn cứ không quân Barksdale (bang Louisiana) tham gia vào cuộc tập trận hải quân với nhóm tàu sân bay USS Nimitz và USS Ronald Reagan ở Biển Đông. Sau đó, máy bay này hạ cánh tại căn cứ không quân Andersen, trên đảo Guam.
Theo đó, máy bay ném bom B-52 của Mỹ đã thực hiện nhiệm vụ kéo dài 28 giờ, nhằm thể hiện cam kết của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương đối với an ninh và ổn định tại khu vực này.
Máy bay ném bom B-52 đã được điều đến tập trận với tàu sân bay USS Nimitz và USS Ronald Reagan trên Biển Đông. (Ảnh: US Navy)
" Lực lượng đặc nhiệm máy bay ném bom chiến lược B-52 cho thấy khả năng của Mỹ trong việc triển khai nhanh đến một căn cứ tiền phương và thực hiện các nhiệm vụ tấn công tầm xa", Trung tá Christopher Duff, chỉ huy phi đội ném bom số 96 nói.
Lực lượng Không quân Thái Bình Dương (PACAF) cho biết, đây là một phần nhiệm vụ của lực lượng máy bay ném bom do Bộ chỉ huy chiến lược Mỹ điều hành, nhằm thực hiện việc tác chiến và hỗ trợ các nỗ lực của Bộ chỉ huy, để duy trì sự ổn định và an ninh toàn cầu.
"Khi chúng tôi hoạt động trên khắp khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, các đơn vị Hạm đội của chúng tôi tiếp tục tìm kiếm mọi cơ hội để tăng cường khả năng phối hợp trong các hoạt động chung, kết hợp với tất cả các nhóm đối tác của chúng tôi", ông Joshua Fagan, Chỉ huy lực lượng đặc nhiệm Không quân 70 (Task Force 70 Air Operations) thuộc Hải quân Mỹ cho hay.
"Trong một số sự kiện gần đây, máy bay B-52 và B-1 của Không quân, máy bay của Hải quân và các tàu của Hải quân Mỹ cùng nhau diễn tập, thực hiện các hoạt động hỗ trợ, tích hợp trong thực hiện nhiệm vụ. Đây là cơ hội tốt để chúng tôi thực hiện quy trình phối hợp và lập kế hoạch cho các hoạt động phối hợp chung", Joshua Fagan cho biết thêm.
Theo tuyên bố của PACAF, các lực lượng máy bay ném bom chỉ huy chiến lược của Mỹ thường xuyên tiến hành các cam kết hợp tác an ninh tại khu vực, kết hợp với các đồng minh và đối tác. Các hoạt động này thể hiện khả năng của Mỹ trong việc chỉ huy, kiểm soát và thực hiện các nhiệm vụ ném bom trên khắp thế giới.
Chuẩn đô đốc George M. Wikoff - Chỉ huy nhóm tác chiến tàu sân bay USS Ronald Reagan, nhấn mạnh " mục đích là phát đi tín hiệu rõ ràng tới các đối tác và đồng minh rằng chúng tôi cam kết đảm bảo an ninh và ổn định trong khu vực".
Bộ Ngoại giao Mỹ chỉ trích Trung Quốc tập trận phi pháp ở Hoàng Sa Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Morgan Ortagus cho biết, Mỹ phản đối các yêu sách bất hợp pháp của Trung Quốc tại Biển Đông. "Các cuộc tập trận quân sự của Trung Quốc trong lãnh thổ tranh chấp ở Biển Đông vi phạm cam kết của nước này theo Tuyên bố ứng xử giữa các bên ở Biển Đông (DOC) năm...