Oanh tạc cơ Mỹ mô phỏng tập kích bằng vũ khí siêu vượt âm
Máy bay ném bom B-52H mô phỏng khai hỏa vũ khí siêu vượt âm để tấn công mục tiêu cách hơn 110 km trong diễn tập tại vịnh Alaska.
Một oanh tạc cơ B-52H thuộc phi đội kiểm tra và đánh giá 49, đóng tại căn cứ Barksdale ở Louisiana, ngày 5/5 tham gia huấn luyện mô phỏng tập kích mục tiêu bằng Vũ khí Phản ứng nhanh phóng từ máy bay (ARRW) AGM-183A, trong khuôn khổ diễn tập Northern Edge 2021.
Trong cuộc diễn tập, chiếc B-52H mô phỏng động tác tấn công mục tiêu cách hơn 110 km bằng vũ khí siêu vượt âm ARRW, nhưng không phóng bất cứ tên lửa nào. Không quân Mỹ cho biết cuộc thử nghiệm diễn ra “trong môi trường đe dọa thực tế và mang tính cạnh tranh cao của diễn tập Northern Edge”.
Không quân Mỹ không tiết lộ các khí tài khác tham gia diễn tập, song cho biết thông tin từ mục tiêu thu từ “các cảm biến” được chuyển tới oanh tạc cơ B-52H thông qua mạng lưới chỉ huy và kiểm soát tập trung tại căn cứ Elmendorf-Richardson ở Alaska. Các đơn vị hải lục không quân và thủy quân lục chiến khác cũng tham gia diễn tập.
Video đang HOT
Mô hình tên lửa AGM-183A dưới cánh máy bay B-52 sau chuyến bay thử hồi tháng 8/2020. Ảnh: USAF .
Cuộc tập kích mô phỏng bằng vũ khí siêu vượt âm diễn ra khoảng một tháng sau thất bại trong đợt thử nghiệm bắn đạn thật của ARRW tại miền nam bang California, Mỹ. Trong đợt thử nghiệm này, oanh tạc cơ B-52H khai hỏa nhưng nguyên mẫu ARRW không rời khỏi giá treo vũ khí trên cánh.
AGM-183A, hay ARRW, là một trong những chương trình tên lửa siêu vượt âm đang được phát triển cho không quân Mỹ, nhằm thu hẹp khoảng cách trong lĩnh vực này với các đối thủ như Nga và Trung Quốc. Không quân Mỹ chưa thử nghiệm nguyên mẫu AGM-183A hoàn chỉnh với đầy đủ động cơ và phương tiện lướt siêu vượt âm.
Quả đạn AGM-183A được thả tự do từ máy bay như bom thông thường, sau đó kích hoạt động cơ tên lửa để giúp đầu đạn đạt tốc độ và độ cao phù hợp. Vỏ bảo vệ sau đó sẽ bung ra và đầu đạn lướt tới mục tiêu với tốc độ trên 6.000 km/h. Mỗi chiếc B-52 có thể mang tối đa 4 quả AGM-183A.
Mỹ điều B-52 đến Guam 'răn đe chiến lược'
Biên đội 4 máy bay B-52H được điều đến Guam để thực thi nhiệm vụ "răn đe chiến lược" và củng cố trật tự dựa trên luật pháp quốc tế.
"Biên đội 4 oanh tạc cơ B-52 thuộc Phi đoàn ném bom số 96 đóng quân tại căn cứ Barksdale ở Louisiana được triển khai đến Guam hôm 26/1 để thực hiện chiến dịch Lực lượng Oanh tạc cơ Đặc biệt (BTF), nhằm củng cố trật tự quốc tế dựa trên thượng tôn pháp luật tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương thông qua răn đe chiến lược", không quân Mỹ ra thông cáo cho biết hôm 30/1.
Không quân Mỹ thêm rằng những nhiệm vụ BTF giúp "duy trì ổn định và an ninh toàn cầu", cũng như cho phép các đơn vị làm quen với hoạt động tác chiến ở nhiều khu vực khác nhau. Nhóm oanh tạc cơ dự kiến huấn luyện và hỗ trợ lực lượng Mỹ và đồng minh trong khu vực, nhưng Lầu Năm Góc không tiết lộ thời gian biên đội B-52 sẽ đóng tại Guam.
Oanh tạc cơ B-52H chuẩn bị xuất phát từ căn cứ Barksdale hôm 27/1. Ảnh: USAF .
Trang Aircraft Spots chuyên theo dõi hoạt động hàng không tuần trước cho biết biên đội hai chiếc B-52H Mỹ mang hô hiệu PEPSI51 và PEPSI52 đã xuất phát từ căn cứ Barksdale hôm 25/1 để tới Guam.
Khi ở trên Thái Bình Dương, PEPSI52 tách đội hình và bay vào Biển Đông từ phía nam Philippines, bay gần quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam rồi vòng qua eo biển phía bắc Philippines để tới Guam, trong khi PEPSI51 hạ cánh thẳng xuống căn cứ Andersen trên đảo.
Bộ chỉ huy Chiến lược Mỹ thường tiến hành nhiệm vụ BTF ở nhiều khu vực trên toàn cầu nhằm khẳng định cam kết về phòng thủ tập thể, phối hợp hoạt động với các bộ chỉ huy từng khu vực.
Mỹ gần đây tăng cường hoạt động tuần tra tự do hàng hải trên Biển Đông và thuyết phục đồng minh, đối tác tham gia nhằm bác bỏ yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc ở vùng biển này. Các hoạt động diễn tập được tổ chức trong bối cảnh căng thẳng Mỹ - Trung vẫn ở mức cao, khi hai bên liên tục đẩy mạnh hoạt động quân sự trong khu vực, dẫn tới nguy cơ đụng độ từ những sự cố ngoài ý muốn.
Trung Quốc ngày 25/1 chỉ trích việc Mỹ thường xuyên điều máy bay và chiến hạm vào khu vực Biển Đông để "phô trương sức mạnh" và cho rằng hành động như vậy "không có lợi cho hòa bình và ổn định trong khu vực".
Biden nói Trung Quốc đang thắng thế trước Mỹ Biden cảnh báo quốc hội cần thông qua kế hoạch chi tiêu hàng nghìn tỷ USD của ông để đổi mới nền kinh tế vì Trung Quốc đang "thắng thế". Phát biểu hôm 6/5 tại Louisiana, một bang có truyền thống ủng hộ đảng Cộng hòa, Tổng thống Mỹ Joe Biden trình bày đề xuất cơ sở hạ tầng trị giá 2,3 nghìn...