Oanh tạc cơ Mỹ hỏng nặng, nghi hút phải máy tính bảng
Máy bay B-1B Mỹ bị hỏng động cơ và phải nằm đất gần 3 tuần sau đợt triển khai tại Na Uy, khiến một chỉ huy cấp cao mất chức.
“Một oanh tạc cơ B-1B đã bị hư hỏng động cơ trong chuyến triển khai đến Na Uy gần đây, sự việc vẫn đang trong quá trình điều tra và chúng tôi chưa thể cung cấp thêm thông tin. Một chỉ huy tại căn cứ Dyess đã bị cách chức vì cấp trên mất niềm tin vào khả năng lãnh đạo đơn vị của bà”, phát ngôn viên Không đoàn ném bom số 7 không quân Mỹ David Scott-Gaughan cho biết hôm 16/4.
Các nguồn tin giấu tên cho biết sự việc xảy ra khi một máy tính bảng bị hút vào động cơ và gây hư hỏng nghiêm trọng, buộc không quân Mỹ thay thế cả hai động cơ ở một bên cánh máy bay. Không đoàn 7 không bình luận về thông tin này.
Oanh tạc cơ B-1B triển khai tại Na Uy hôm 8/3. Ảnh: USAF .
Video đang HOT
Mỹ cuối tháng 2 điều biên đội 4 oanh tạc cơ chiến lược B-1B thuộc Không đoàn số 7 từ căn cứ Dyess đến sân bay quân sự Orland của Na Uy, đánh dấu lần đầu oanh tạc cơ Mỹ làm nhiệm vụ trên lãnh thổ nước này. Tuy nhiên, chỉ có ba chiếc trở lại Mỹ hôm 23/3 sau khi hoàn thành nhiệm vụ, trong khi chiếc thứ tư chỉ rời Orland hôm 12/4.
Không quân Mỹ không giải thích lý do một chiếc B-1B phải ở lại Na Uy gần ba tuần sau khi hoàn thành nhiệm vụ, nhưng dường như động thái này cho thấy đó là phi cơ bị hỏng nặng và mất nhiều thời gian sửa chữa để có thể hoạt động trở lại.
Mỹ những năm gần đây nỗ lực mở rộng số địa điểm phục vụ hoạt động của oanh tạc cơ tại châu Âu. Với việc căn cứ Orland nằm cách vòng Bắc Cực hơn 480 km, đợt triển khai oanh tạc cơ B-1B tại đây là tín hiệu cho thấy không quân Mỹ tăng cường phối hợp hoạt động với đồng minh NATO và đối tác khác ở gần biên giới phía tây bắc Nga, đồng thời tăng hiện diện ở vùng Bắc Cực.
Căn cứ Orland là nơi Na Uy bố trí phi đội tiêm kích tàng hình F-35 của mình, đồng thời định kỳ tiếp nhận các máy bay kiểm soát và cảnh báo trên không E-3A của NATO đến từ căn cứ Geilenkirchen ở Đức.
Không quân Mỹ hồi tháng 7/2020 công bố Chiến lược Bắc Cực mới, kêu gọi tăng cường hiện diện quân sự trong khu vực nhằm “đối phó mối đe dọa từ Nga”. Bắc Cực được nhận định là điểm nóng tiềm tàng trong bối cảnh biến đổi khí hậu dẫn đến nỗ lực cạnh tranh nhằm giành quyền kiểm soát tài nguyên thiên nhiên trong khu vực và các tuyến hàng hải mới hình thành khi băng tan.
Các oanh tạc cơ Mỹ hoạt động tại khu vực Bắc Cực thường xuất phát từ căn cứ Fairford ở Anh hoặc cất cánh từ Mỹ và bay không dừng tới đây. Việc triển khai oanh tạc cơ B-1B tới Na Uy cho thấy Mỹ đang tăng cường phối hợp với đồng minh NATO và đối tác khác ở khu vực gần biên giới tây bắc Nga, đồng thời tăng hiện diện ở Bắc Cực và gửi tín hiệu mạnh mẽ hơn tới Moskva.
Oanh tạc cơ Mỹ lần đầu đến Na Uy
4 chiếc B-1B tới căn cứ Orland của Na Uy để thực hiện nhiệm vụ huấn luyện dài hạn đầu tiên ở đây, khi Mỹ tăng hiện diện gần Nga.
Không quân Mỹ cho biết biên đội 4 oanh tạc cơ chiến lược B-1B thuộc Không đoàn ném bom số 7 xuất phát từ căn cứ Dyess, bang Texas và đáp xuống sân bay quân sự Orland của Na Uy hôm 22/2.
"Đây là lần đầu oanh tạc cơ Mỹ làm nhiệm vụ trên đất Na Uy. Kể từ năm 2018, những sứ mệnh oanh tạc cơ như vậy đã giúp các tổ lái làm quen với môi trường tác chiến, cũng là cơ hội để Mỹ tăng cường phối hợp với các đồng minh NATO và đối tác trong khu vực", thông cáo của không quân Mỹ có đoạn viết.
Một trong 4 chiếc B-1B hạ cánh xuống Na Uy hôm 22/2. Ảnh: USAF .
Biên đội B-1B sẽ tham gia nhiều nội dung huấn luyện và diễn tập, bao gồm ứng phó với các khủng hoảng toàn cầu. "Huấn luyện với phía Na Uy giúp chúng tôi hoàn thiện năng lực phòng thủ và răn đe, đồng thời tăng cường ổn định khu vực", tướng Jeff Harrigian, tư lệnh Lực lượng Không quân Mỹ ở châu Âu (USAFE), cho hay.
Lực lượng Không quân Mỹ ở châu Âu (USAFE) thường xuyên tiếp nhận nhiều đợt triển khai máy bay quân sự, bao gồm các đợt triển khai BTF. Tuy nhiên, các oanh tạc cơ Mỹ gần như chỉ hoạt động tại căn cứ Fairford của không quân hoàng gia Anh, nơi đóng vai trò là căn cứ tiền phương của oanh tạc cơ Mỹ ở châu Âu.
Mỹ những năm gần đây nỗ lực mở rộng số địa điểm phục vụ hoạt động của oanh tạc cơ tại châu Âu. Với việc căn cứ Orland nằm cách vòng Bắc Cực hơn 480 km, đợt triển khai oanh tạc cơ B-1B tại đây là tín hiệu cho thấy không quân Mỹ tăng cường phối hợp hoạt động với đồng minh NATO và đối tác khác ở gần biên giới phía tây bắc Nga, đồng thời tăng hiện diện ở vùng Bắc Cực.
Căn cứ Orland là nơi Na Uy bố trí phi đội tiêm kích tàng hình F-35 của mình, đồng thời định kỳ tiếp nhận các máy bay kiểm soát và cảnh báo trên không E-3A của NATO đến từ căn cứ Geilenkirchen ở Đức.
Không quân Mỹ hồi tháng 7/2020 công bố Chiến lược Bắc Cực mới, kêu gọi tăng cường hiện diện quân sự trong khu vực nhằm "đối phó mối đe dọa từ Nga". Bắc Cực được nhận định là điểm nóng tiềm tàng trong bối cảnh biến đổi khí hậu dẫn đến nỗ lực cạnh tranh nhằm giành quyền kiểm soát tài nguyên thiên nhiên trong khu vực và các tuyến hàng hải mới hình thành khi băng tan.
Các oanh tạc cơ Mỹ hoạt động tại khu vực Bắc Cực thường xuất phát từ căn cứ Fairford ở Anh hoặc cất cánh từ Mỹ và bay không dừng tới đây. Việc triển khai oanh tạc cơ B-1B tới Na Uy cho thấy Mỹ đang tăng cường phối hợp với đồng minh NATO và đối tác khác ở khu vực gần biên giới tây bắc Nga, đồng thời tăng hiện diện ở Bắc Cực và gửi tín hiệu mạnh mẽ hơn tới Moskva.
Tướng Mỹ nhận định về khả năng xung đột giữa Ukraine và Nga Tướng Không quân Mỹ đã đưa ra nhận định về khả năng xung đột giữa Ukraine và Nga, trong bối cảnh căng thẳng gia tăng ở biên giới. Lính Ukraine và Canada tập trận quân sự ở tây Ukraine (Ảnh: AP). Trong cuộc điều trần trước Ủy ban Quân vụ Hạ viện ngày 15/4, Tướng Không quân Tod Wolters, Tư lệnh Bộ chỉ...