Oanh tạc cơ B-52 trở lại Ấn Độ Dương Thái Bình Dương làm nhiệm vụ ‘răn đe’
Căn cứ Không quân Andersen cho biết 4 máy bay B-52 trở lại căn cứ ở Guam hôm 28/1 nhằm thực hiện nhiệm vụ răn đe trong khu vực.
Căn cứ Không quân Andersen cho biết 4 máy bay ném bom B-52 Stratofortress của Mỹ đã trở lại Guam sau 3 năm vắng bóng, nhằm thực hiện các nhiệm vụ răn đe ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.
Máy bay ném bom B-52 trở lại Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương làm nhiệm vụ ‘răn đe’. (Ảnh minh họa)
“Bốn máy bay ném bom B-52H Stratofortress của Không quân Mỹ đã quay trở lại khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương vào ngày 28/1, để lực lượng máy bay ném bom được triển khai và tiến hành các hoạt động ngoài căn cứ không quân Andersen, đảo Guam”, theo thông cáo hôm 29/1.
Video đang HOT
Thông cáo cho biết các máy bay ném bom sẽ tham gia vào nhiệm vụ răn đe chiến lược với các đồng minh và đối tác khác nhau của Mỹ ở khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương. Bên cạnh đó, Mỹ đang tiếp tục cùng với các đồng minh và đối tác trong khu vực để ứng phó với Trung Quốc.
Theo Sputnik, các máy bay ném bom B-52 của Mỹ được triển khai lần cuối đến Guam vào tháng 12/2018.
F-35 Mỹ cất cánh giữa rừng đề phòng tập kích
Tiêm kích F-16, F-35 Mỹ sẽ tập cất hạ cánh từ đường băng trong rừng, chuẩn bị cho kịch bản căn cứ ở Guam bị tên lửa đạn đạo tấn công.
Đợt diễn tập Cope North vào tháng 2 sẽ chứng kiến tiêm kích tàng hình F-35A và chiến đấu cơ đa năng F-16 Mỹ được triển khai tới căn cứ dã chiến Northwest Field, vốn chỉ tiếp nhận vận tải cơ C-130 và trực thăng trên đảo Guam.
Căn cứ này nằm giữa rừng với đường băng dài gần 2.400 m, có rất ít đường lăn và nhà chứa máy bay, không có trạm kiểm soát sân bay cố định và mặt đường băng tương đối gồ ghề. Một hệ thống cáp hãm đà di động đang được lắp đặt để phục vụ cho đợt diễn tập.
Căn cứ Northwest Field trong quá trình cải tạo năm 2018. Ảnh: Google Earth .
"Các nhóm binh sĩ không quân phản ứng nhanh sẽ thực hành nội dung dọn dẹp sân bay để tiếp nhận, nạp nhiên liệu và vũ khí cho các tiêm kích, thực hành nội dung Triển khai Chiến đấu Linh hoạt (ACE) của Lực lượng Không quân Thái Bình Dương", tướng Jeremy Sloane, tư lệnh Không đoàn số 36 đóng tại Guam, cho biết trong cuộc họp trực tuyến của Hiệp hội Không quân Mỹ hôm 26/1.
Khả năng vận hành từ căn cứ dã chiến là yêu cầu trong quá trình chuyển dịch trọng tâm đầu tư của Lầu Năm Góc, nhằm sẵn sàng cho kịch bản xung đột giữa các cường quốc, khi những sân bay lớn dễ bị tập kích phủ đầu.
"Nga và Trung Quốc ngày càng có khả năng đe dọa căn cứ hải ngoại của Mỹ. Không quân phải thích nghi tình hình, giảm phụ thuộc vào những sân bay lớn. Lực lượng không quân có thể vượt qua một số trở ngại bằng cách sử dụng oanh tạc cơ chiến lược, nhưng cuộc chiến với những tên lửa có khả năng vô hiệu hóa căn cứ và ngăn khả năng cất hạ cánh của tiêm kích Mỹ sẽ không có kết cục tốt đẹp", tướng Sloane nói thêm.
Cope North là cuộc diễn tập thường niên ba bên giữa Mỹ, Nhật Bản và Australia. Sự kiện năm ngoái có sự góp mặt của khoảng 100 máy bay và 2.500 binh sĩ, trong đó tiêm kích tàng hình F-22 lần đầu tiếp dầu dã chiến từ máy bay C-130J trên đảo Palau.
Đảo Guam nằm ở giữa Thái Bình Dương, đủ gần lục địa châu Á để không quân Mỹ thiết lập căn cứ dành cho oanh tạc cơ, trinh sát cơ và máy bay tiếp liệu, song đủ xa để gây khó khăn cho đối phương, trừ những lực lượng sở hữu vũ khí tinh vi nhất.
Căn cứ không quân Andersen trên đảo Guam có diện tích lớn với đường băng dài cùng bãi đỗ rộng có thể chứa hàng trăm máy bay. Các chỉ huy Mỹ phụ trách lực lượng ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương từng dự đoán rằng căn cứ Andersen sẽ là một trong những mục tiêu bị tấn công đầu tiên nếu nổ ra xung đột, đe dọa sinh mạng hàng nghìn người Mỹ và số máy bay trị giá hàng tỷ USD, đồng thời xóa sổ lợi thế sức mạnh không quân tầm xa của Washington.
Nga và Trung Quốc sở hữu nhiều loại tên lửa hành trình và đạn đạo có thể tập kích Guam từ ngoài tầm đánh chặn của hệ thống phòng không trên đảo, trong khi tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm Pukguksong của Triều Tiên được cho là đủ khả năng bắn tới Guam khi lặn ở biển Nhật Bản.
Oanh tạc cơ Mỹ bay qua Biển Đông Hai oanh tạc cơ B-1B xuất phát từ Guam làm nhiệm vụ tuần tra trên Biển Đông, gần khu vực Trung Quốc sắp diễn tập ngoài khơi đảo Hải Nam. Trang Aircraft Spots chuyên theo dõi hoạt động máy bay quân sự Mỹ hôm qua cho biết biên đội oanh tạc cơ chiến lược B-1B mang hô hiệu MINT11 và MINT12 ngày 28/12...