Oanh tạc cơ B-1: Siêu pháo đài ném bom độc nhất vô nhị
Máy bay ném bom chiến lược siêu thanh B-1 có phần cánh “cụp-xòe” theo ý muốn, được xem là kì quan công nghệ đương thời.
Ngay sau khi Triều Tiên thử tên lửa đạn đạo liên lục địa ngày 4.7, Mỹ đã điều hai oanh tạc cơ B-1 Lancer từ căn cứ ở đảo Guam tới bán đảo Triều Tiên. Hai máy bay ném bom siêu hạng của Mỹ đã có cuộc huấn luyện bắn đạn thật với lực lượng không quân Hàn Quốc và Nhật Bản.
B-1 là máy bay ném bom mang theo trọng lượng vũ khí lớn nhất.
B-1 là mẫu máy bay ném bom uy lực lớn nhất hiện nay của Mỹ, từng tham gia nhiều chiến dịch và được xem là át chủ bài của Lầu Năm Góc. Trong năm 2017, B-1 xuất phát nhiều lần, tăng 62% so với năm 2015. Không chỉ xuất hiện ở bán đảo Triều Tiên, B-1 còn được điều động khắp châu Âu.
Tướng Không quân Stephen Williams giải thích sự gia tăng đột biến này: “B-1 là mẫu máy bay đáng tin cậy và chúng tôi dự kiến tăng gấp đôi số lần sử dụng máy bay ném bom B-1 trong năm 2017″.
Cùng với “pháo đài bay” B-52 và máy bay ném bom B-2 Spirit, B-1 là một trong bộ ba ném bom tầm xa uy lực khủng khiếp của không quân Mỹ. Điểm khác biệt duy nhất của B-1 là nó không mang được vũ khí hạt nhân.
Video đang HOT
Chính vì đặc điểm này mà B-1 thường xuyên được sử dụng trong các chiến dịch rải thảm ở Iraq, Afghanistan và Libya hơn một thập kỷ qua. Trong lần tham chiến mới nhất tháng 2.2016 chống lại khủng bố IS, B-1 đã rải hơn 3.800 quả bom chỉ trong 6 tháng tham chiến.
B-1 có thể cụp hoặc xòe cánh theo ý muốn.
B-1 Lancer là máy bay ném bom chiến lược siêu thanh cánh cụp cánh xòe của Không quân Mỹ, sử dụng 04 động cơ phản lực, tốc độ bay tối đa lên đến 1.448 km/giờ. Hiện tại, Không quân Mỹ đang sở hữu 67 chiếc Lancer, số máy bay này dự kiến sẽ hoạt động đến năm 2025. Công nghệ cánh cụp cánh xòe được xem là một “kì quan kĩ thuật” và chưa từng xuất hiện trên các mẫu máy bay ném bom chiến lược nào khác của Mỹ.
Điểm làm nên sức mạnh của B-1 chính là mang được số lượng bom dẫn đường và không định hướng nhiều nhất, lên tới 56 tấn. Khả năng tấn công và điều khiển của B-1 giống với chiến đấu cơ hơn, mang lại cho nó sự linh hoạt vượt trội. B-1 có thể bay với vận tốc cận âm ở độ cao chỉ 100 mét.
B-1 rải thảm với đủ loại bom.
Hệ thống radar phức hợp trên B-1 có thể dùng để dẫn đường, tìm mục tiêu và kết hợp chiến đấu với các vũ khí, phương tiện khác. Radar này có thể tự động tìm mục tiêu hoặc theo sát không rời cho tới khi bắn hạ.
B-1 được thiết kế từ năm 1970 để thay thế mẫu máy bay quen thuộc B-52. Hiện nay, nó giữ hơn 50 kỉ lục thế giới về tốc độ, lượng vũ khí, tầm bay và thời gian đạt độ cao tối đa. Năm 1999, sáu chiếc B-1 được sử dụng và rải thảm nhiều hơn 20% dù số lượng bay ít hơn 2% so với máy bay cùng loại.
Theo Danviet
Nga có "mắt thần" nhìn thấu tên lửa từ nghìn cây số
Theo thiết kế, tổ hợp "mắt thần" cảnh báo sớm có thể theo dõi 500 vật thể cùng lúc trong bán kính 4.000-6.000 km.
Voronezh có thể theo dõi 500 mục tiêu cùng lúc.
Trạm radar Voronezh là thế hệ thứ 3 trong mẫu thiết kế cảnh báo sớm của Nga, cho phép phát hiện tên lửa đạn đạo từ tầm xa hàng ngàn cây số.
Voronezh được phát triển bởi Viện Nghiên cứu khoa học Sóng vô tuyến và Thông tin, có thể lắp đặt và vận hành chỉ trong một năm, thay vì 5-10 năm so với các thế hệ trước. Theo chuyên gia quân sự Vladimir Tuchkov, việc giảm thời gian xây dựng trạm radar được thực hiện nhờ xây dựng trên thành phần đặt sẵn từ nhà máy.
Một ưu điểm nữa của radar Voronezh là tiêu hao năng lượng thấp hơn các radar thế hệ cũ. "So với radar Daryal tiêu hao 50 MW, radar Voronezh chỉ tiêu thụ 17 MW. Điều này giúp làm lợi về giá cả và chi phí vận hành".
Số tiền xây dựng trạm radar "mắt thần" cũng rất dễ chịu, chỉ từ 20 triệu USD so với 261 triệu USD của các phiên bản "tiền bối". Hiện tại, radar Voronezh đang đặt ở vùng Kalingrad, một khu vực nằm "lọt thỏm" giữa các quốc gia châu Âu. Radar Voronezh đặt ở đây sẽ giúp Nga có thể quan sát một vùng rộng lớn tại châu Âu, trong đó có Anh.
Chuyên gia Tuchkov cho biết nhờ thu nhỏ đáng kể thiết bị nên điện năng, chi phí lắp đặt và vận hành giảm rất nhiều. Việc sử dụng các máy tính hiệu suất cao cũng giúp tối ưu hệ thống.
Chi phí vận hành radar mới rẻ hơn nhiều các thế hệ cũ.
Theo thiết kế, tổ hợp "mắt thần" Voronezh có thể theo dõi trong bán kính 4.000-6.000 km. Nói cách khác, hệ thống này phát hiện được mọi tên lửa đạn đạo, máy bay và vệ tinh. Điều đặc biệt là hệ thống Voronezh có thể giám sát 500 vật thể cùng lúc.
Trước đây, Nga sử dụng radar Don-2N với cấu trúc vô cùng nặng nề. Don-2N chứa 30.000 tấn thép, 50.000 tấn bê tông và 20.000 km dây cáp. Đường ống làm mát hệ thống lên tới 100 km. Don-2N có thể phát hiện tên lửa đạn đạo trong phạm vi 3.700 km, theo dõi mọi vật thể kích thước từ 5 cm trở lên ở cự li 1.500 km.
Theo Danviet
Phát hiện lỗ hổng trên Mặt trời có thể tàn phá Trái đất Lỗ hổng có kích thước gấp 50 lần Trái đất, có thể gây ra các sự kiện toàn cầu lớn trên hành tinh xanh. Lỗ hổng trên Mặt Trời có thể gây ra một sự kiện lớn trên Trái đất Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) đã khám phá ra một lỗ hổng trên Mặt trời và các nhà khoa...