Oái oăm mẹ chồng xin nàng dâu đừng li dị
Nói ra đúng là chuyện ngược đời hoặc ai đó sẽ bảo tôi chém gió cho oai, thực ra những ai ở trong hoàn cảnh của tôi thì mới thấu nội tình câu chuyện ngán ngẩm này!
Ảnh minh họa
Tôi lấy chồng từ thuở 19. Ở quê, con gái đến thì nếu mà không có điều kiện đi học lên cao thì chỉ ở nhà buôn rau cỏ hoặc làm nông, yêu một anh cùng làng và lấy chồng, sinh con đẻ cái như bao người. Tôi cũng không ngoại lệ.
Lấy chồng, như bao cô gái khác ở làng, điều kiện gia đình cũng không có gì khá giả, học vấn cũng không cao nên cũng chỉ ở nhà làm nông hoặc đi buôn rau cỏ, hải sản xuôi ngược theo mùa. Quê tôi ở gần biển nên việc buôn bán cũng thuận lợi, chồng tôi là dân chài, hơn tôi 2 tuổi, biết đi biển từ hồi 13. Học vấn cũng không được đến nơi đến chốn nhưng được cái chăm chỉ, mà thanh niên làng tôi không chăm chỉ thì cát cũng chẳng có mà đổ vào miệng, vậy nên chuyện chăm chỉ để mưu sinh chốn quê nghèo vốn là việc dĩ nhiên.
Lấy nhau xong nhà chồng tôi nghèo, lại ở ngay vùng lấn biển nên đất đai chả có, nhà đẻ thương tình cho mảnh đất cắm dùi nên vợ chồng tôi cất tạm căn nhà lá để ở. Vợ chồng nghèo nhưng cũng vui vẻ bên nhau, mà làng tôi cũng ít người giàu nên người ta vẫn sống vui với nhạu vậy, an nhiên tự tại, có gì ăn nấy, tiền thì chẳng bao giờ có, nhưng chưa phải chịu đói bao giờ vì biết cách tận dụng thiên nhiên mà sống…
Chúng tôi sống gần nhà mẹ chồng, bà đau ốm liên miên, bố chồng thì liệt nửa người sau một lần đi biển đắm thuyền may mà vớ được một tấm ván và trôi dạt vào bờ, từ đó tới nay cũng 10 năm rồi, chồng tôi đã phải là trụ cột gia đình thay cho bố để cáng đáng gia đình, giờ lấy vợ, ở riêng nhưng vẫn phải có trách nhiệm với cha mẹ, chứ nào dám nghĩ cho riêng mình.
Thế nên nói là lấy chồng nhưng tiền ai người nấy tiêu, tôi làm được thì mua sắm mấy thứ nho nhỏ cho gia đình, chồng tôi kiếm được thì lo cho bố mẹ anh ấy vì họ già yếu lại mất sức lao động. Nói thật, vẫn biết chữ hiếu làm đầu nhưng nghĩ đến cái thân mình tôi cũng thấy tủi, vì từ nhỏ đến lớn, nhà đẻ nuôi tôi, thương tôi như thế mà tôi còn chưa báo đáp được gì đã vội lấy chồng, giờ có gia đình riêng thì chồng lại chỉ biết bên nội, tôi buồn lắm chứ!
Video đang HOT
Cho đến khi chúng tôi có đứa con đầu lòng thì cuộc sống bắt đầu vất vả hơn. Thời gian mang bầu tôi vẫn buôn thúng bán bưng và cố gắng hết sức tiết kiệm tiền để nuôi con vì chồng tôi vẫn phải nuôi bố mẹ anh ấy. Một lần anh ấy đi biển, bi kịch lặp lại đúng như với bố anh ấy, chồng tôi bị lật thuyền do bão, vớ được tấm ván vỡ từ mảnh thuyền và trôi dạt vào bờ cách nhà tôi 10km, hôn mê liền 3 tháng khi tôi vừa sinh đứa con đầu lòng.
Mọi gánh nặng kinh tế dồn lên vai tôi, 20 tuổi với một đứa con vừa mới sinh, một ông chồng hôn mê không biết sống hay chết, bố mẹ chồng đau yếu sống phụ thuộc. Tôi không thể vì lúc mình đang gặp khó khăn thế này mà rũ toẹt mọi thứ được, con người sống cần có tình nghĩa, nghĩ thế nên dù khổ cực thế nào tôi vẫn có gắng chắt chiu từng hào của mình để lo cho 4 con người đang phụ thuộc vào tôi.
3 tháng sau chồng tôi tỉnh lại nhưng tàn phế, chỉ nằm liệt giường do cột sống bị dập tủy, chi phí điều trị quá lớn, cơ may thành công quá ít đủ để tôi và anh ấy chấp nhận thực tại. Về nhà, nằm liệt giường và tôi phải chăm sóc anh ấy, mẹ anh ấy, bố anh ấy, con anh ấy…những người chưa giúp tôi được ngày nào nhưng lại khiến tôi phải có trách nhiệm, chỉ vì hai chữ “gia đình”.
Cuộc sống cơm áo gạo tiền đè nặng lên vai tôi, thấm thoắt cũng hơn 1 năm rồi. Hơn một năm mà tôi tưởng dài như cả thế kỉ vì quá mệt mỏi, nhiều lúc chồng tôi thấy tôi lao lực vậy thì bảo “hay là cho anh liều thuốc chuột, chứ sống thế này thì khổ thân em quá!”. Nghĩ đến, tôi lại thấy tội, dù nhiều khi tôi cảm thấy muốn tự vẫn vì gánh nặng mình đang mang, ở cái vùng quê này, nuôi cái thân mình đã khó, đây thì 4 cái tàu há mồm chờ tôi, tôi cứ ngẫm mà thấy tội cái thân mình quá!
Mẹ chồng tôi nhiều khi mắc cái bệnh lú lẫn tuổi già, lúc nhớ lúc quên nên việc chăm bố chồng cũng không xong, có lúc còn quên cho ông ăn, quên cả tắm rửa cho ông khiến người ông hôi rình. Tôi đi làm cả ngày, lôi theo đứa con hơn tuổi, thi thoảng lại phải đảo qua nhà cho chồng ăn vì chồng tôi không tự túc được, nhờ mẹ chồng thì bà lại lú lẫn, nhiều khi tôi muốn bốc hỏa, tôi gào lên mắng chửi cuộc đời” Giời ơi sao khốn nạn cái thân tôi thế này?”, những lúc như thế tôi chỉ muốn vứt hết, bỏ hết những cái nợ đời, ôm con đi thật xa và hai mẹ cong sống với nhau, không cần những con người nặng nợ này nữa.
Mẹ chồng biết tôi gặp nhiều áp lực nên lúc tỉnh táo bà van xin tôi đừng bỏ chồng tôi, hãy để cho con trai bà được sống ngày này hạnh phúc ngày đó, giờ tôi bỏ chồng thì con trai bà sẽ chết, bà và chồng bà cũng không sống nổi…
Mọi thứ cứ trói lấy tôi, ghì tôi xuống khiến tôi muốn thoát ra mà bị cái chữ “tình nghĩa” cho trói chặt lại, mệt mỏi, chán nản, bế tắc…tôi muốn chạy trốn khỏi cái bi kịch này không biết bao nhiêu lần, nhưng….
Theo blogtamsu
Chuyện vợ chồng: chúng ta hiểu nhau tới đâu?
Vợ chồng luôn cần hiểu nhau, có hiểu mới có thương, hiểu để chấp nhận và cả đề phòng những nguy cơ đe dọa đến hạnh phúc. Nhưng hiểu một con người đâu phải là chuyện dễ...
Vợ chồng - ai cũng có nhu cầu được hiểu
Cuộc sống vợ chồng với hàng nghìn chuyện muôn thuở với đủ các đề tài, sắc thái. Nhưng có lẽ một trong những băn khoăn mà có lẽ bất cứ gia đình nào cũng gặp phải, đó là: phải chăng anh ấy/cô ấy không hiểu mình? Thực tế, trong cuộc sống vợ chồng, được yêu thương là một nhu cầu thường trực. Nhưng chỉ được yêu mà không được hiểu thì chưa đủ, bởi với nhiều người nhu cầu được hiểu thậm chí còn mạnh mẽ hơn được yêu.
Giống như một sự hài hước của Thượng đế, người đã sinh ra đàn ông và đàn bà với rất nhiều sự khác biệt. Và rồi, cả ngàn đời nay, họ vẫn không ngừng chơi trò cút bắt - khám phá, chinh phục, phải lòng hay thù hận nhau. Phía sau trò chơi đó, câu hỏi "làm thế nào để vợ chồng hiểu nhau" được ví như một bài toán chưa từng có lời giải phù hợp.
Không hiểu nhau vốn là câu chuyện thường gặp trong cuộc sống vợ chồng
Đối với cánh mày râu, nhiều ông chồng đã từng vò đầu bứt tai và rồi giơ tay xin hàng vì cố... hiểu vợ nhưng không thành. Anh Lê Hiếu (Q.Bắc Từ Liêm, HN) không giấu nổi vẻ khổ sở khi nhắc lại kỷ niệm nhớ đời trong những năm đầu hôn nhân: "Ngày 8/3, tôi mua tặng vợ 100 bông hồng và hí hửng về nhà tặng cô ấy. Tưởng rằng sẽ nhận được lời khen, ai ngờ vừa nhìn thấy chồng mang lẵng hoa vào nhà, vợ tôi đã cất tiếng càu nhàu: sao anh lãng phí thế! Gần cuối tháng, em còn chưa gom đủ tiền nhà. Tiền mua hoa, anh để dành đưa em có phải hơn không. Tôi chẳng biết nói gì, chỉ im lặng. Đúng sinh nhật vợ, nhớ lời cô ấy dặn khi trước, tôi về nhà tay không, nhân thể đưa vợ phong bì tiền lương tháng này và bảo: Tiền đây, em thích mua gì thì tự mua nhé! Ai ngờ, vợ nổi xung lên, gắt gỏng: Anh chẳng có tí tẹo nào lãng mạn! Tôi chỉ còn biết giơ tay xin đầu hàng".
Trái với các ông chồng, nhiều bà vợ tỏ ra chủ quan trong việc hiểu chồng, không ít bà vợ tự tin tuyên bố đã "đi guốc trong bụng" hoặc biết rõ "tim đen" của chồng. Cũng có người hiểu chồng thật, nhưng số đó không nhiều. Thường thì chị em hay hiểu nhầm chồng mình thì đúng hơn. Chị Minh Hạnh (Q.7, TP. Hồ Chí Minh) cũng từng là một người tâm đắc với những chiêu bài "nịnh chồng" nhưng cũng có khi, chính suy nghĩ tưởng chừng như đơn giản của anh lại khiến chị phải thay đổi suy nghĩ.
"Bình thường, mỗi khi chồng tôi lộ vẻ mệt mỏi mỗi khi đi làm về, tôi thường ra sức săn đón và âu yếm anh ấy bằng những cái ôm, cử chỉ quan tâm rồi hỏi han đủ kiểu, mong cho anh ấy thấy rằng dù có thế nào, anh ấy vẫn luôn có vợ ở bên cạnh. Nhưng có một lần, tôi hoàn toàn bất ngờ khi anh ấy hét lên rằng hãy để cho anh ấy được yên một lúc, tôi chợt nhận ra rằng mình chưa hiểu chồng nhiều như mình tưởng. Tôi quyết định để dành cho anh ấy một khoảng trời riêng, thêm những phút tụ tập bạn bè để bớt đi mệt mỏi và nhàm chán", chị Minh Hạnh tâm sự
Không chỉ những cặp đôi đã kết hôn lâu, mà nhiều khi ngay cả những đôi vợ chồng trẻ cũng gặp phải tình cảnh tương tự. Nhiều cô vợ trẻ, dù chồng mang về tiền bạc đầy đủ, lo toan được nhiều việc cho gia đình, thế nhưng vẫn than thở: "anh ấy chẳng biết mình muốn gì, vui buồn ra sao...". Hay nhiều đức ông chồng mới cưới thú nhận dù rất yêu vợ nhưng hiểu được vợ là một trong những điều khiến họ đau đầu nhất.
Để sự hi sinh không đến sai địa chỉ
Có một câu nói nổi tiếng: "Với đàn ông nên hiểu họ nhiều và yêu họ ít thôi, còn với phụ nữ thì nên yêu họ nhiều và hiểu họ ít thôi". Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng dù là phái nào thì nhu cầu được hiểu bạn đời vẫn luôn tồn tại.
Vợ chồng luôn cần hiểu nhau, có hiểu mới có thương và chia sẻ, hiểu để chấp nhận và cả đề phòng những nguy cơ đe dọa đến hạnh phúc. Nhưng hiểu một con người đâu phải là chuyện dễ, có khi hiểu được rồi nhưng ngay sau đó họ lại khác đi vì một cú sốc hay trở ngại nào đó. Những khi đó, tất cả những điều cả hai làm cho nhau rất có thể sẽ trở thành một sự hi sinh đến sai địa chỉ.
Có khi nào các ông chồng từng ngán ngẩm khi rơi vào trường hợp: mình đang cần một buổi tối thoải mái bên bàn nhậu với bạn bè chứ không phải theo chân vợ đi mua sắm?
Có khi nào các bà vợ lâm vào hoàn cảnh "éo le" khi bản thân đang mong chờ một chiếc đồng hồ do chồng tặng nhân dịp sinh nhật nhưng khi nhận được thì lại là một bó hoa?
Theo Afamily
Những tưởng tượng khác xa sự thật của chị em về phái mạnh Con gái vốn tính đa nghi và hay đoán già đoán non. Cũng chính vì thế nhiều khi những gì họ tưởng tượng về các chàng trai lại khác xa sự thật. Mỗi khi nhận được "báo cáo" chàng của mình đang đi cùng với một cô gái, các nàng sẽ phát điên khi tưởng tượng ra cảnh hai người tay trong tay...