Oái oăm khi con dâu không muốn có con
Thật buồn khi một người mẹ U60 như tôi phải lên đây để than vãn những điều thầm kín không thể chia sẻ được với ai. Tôi chỉ có 2 đứa con, một gái, một trai. Con gái tôi đã lấy chồng và sinh con nhưng hiện đang sinh sống ở nước ngoài với gia đình chồng nên nói thật là tôi muốn có một đứa cháu để bế bồng lắm.
4 năm trước khi con trai tôi bước vào tuổi 27, tôi đã hối thúc nó lấy vợ bởi gia đình tôi giờ chẳng có ai, tôi thì sắp nghỉ hưu. Nếu ở nhà một mình tôi sẽ buồn lắm. Thời gian đó, con trai tôi đang yêu một cô gái đang du học ở Nhật Bản. Chúng bảo 2 năm sau sẽ cưới nhưng vì cả hai gia đình thúc ép nên cuối cùng con bé cũng chịu về nước để làm đám cưới. Sau đó, tôi đã quyết định nghỉ hưu luôn để ở nhà cơm nước cho chồng và bọn trẻ, cũng là để nếu con dâu có bầu thì dễ bề chăm sóc. Những tưởng sau đám cưới, con dâu sẽ ở lại Việt Nam làm việc luôn nhưng 2 tuần sau đó, con bé lại đi. Hỏi lý do thì con dâu bảo đang dở công việc bên đó không thể nói dừng là dừng ngay được. Khi đi, con bé còn hứa với vợ chồng tôi và chồng nó sẽ cố gắng sắp xếp công việc để về nước sớm nhất.
Thế mà thời gian “sớm nhất” của nó cũng kéo dài cả 2 năm trời. Dù tôi có gọi điện giục giã thế nào nó cũng mặc kệ. Khi không nói được con dâu, tôi quay sang mắng con trai rằng không biết bảo ban vợ thì nó bảo lỗi là do tôi, do tôi muốn cưới chứ chúng chưa hề muốn cưới. Thôi thì đành chịu bọn trẻ, chắc chúng đang còn muốn phấn đấu sự nghiệp, muốn ăn chơi.
Bọn chúng đã cưới nhau gần 4 năm nhưng vẫn không chịu sinh cho tôi một đứa cháu để bế bồng. (ảnh minh họa)
2 năm sau, con dâu về nước, nói thật là vợ chồng tôi mừng rơi nước mắt bởi tôi chỉ có một đứa con trai, tôi đang mong ngóng từng ngày có cháu bế bống. Lần này, quán triệt tư tưởng ngay từ đầu, trong bữa cơm gia đình tôi đã nói thẳng nguyện vọng của mình: “Mẹ đã cho các con 2 năm để ăn chơi, làm việc, giờ phải sinh cho mẹ một đứa cháu rồi vất đó mẹ nuôi cũng được, chúng bay cứ đi làm.” Vợ chồng nó cười lớn rồi ậm ừ đồng ý. Thời gian đó, tôi còn thường xuyên thủ thỉ với con dâu về chuyện mang bầu, sinh con. Ngày nào cũng phải nghĩ đủ món ngon để bồi bổ cho vợ chồng nó. Thế nhưng đáp lại sự nhiệt tình của tôi, chúng vẫn chẳng mặn mà gì chuyện sinh con đẻ cái. Mặc kệ tôi cố nấu món ngon, chúng vẫn đi ăn ngoài hàng, đi chơi khuya đến 1-2 giờ đêm mới về nhà… Thế thì làm sao mà sinh con được.
Video đang HOT
Có lần tôi đã vào phòng con dâu để nói thẳng ý nghĩ của mình thế nhưng con bé vẫn thẳng thừng: “Mẹ à, con còn bận lắm. Mẹ đợi bọn con thêm chút nữa!”
3 tháng sau đó, tôi lại thúc dục chúng chuyện con cái, lần này thì con dâu tôi nói nhỏ với tôi rằng chúng đã thả mãi mà vẫn chưa thấy gì. Tôi mừng thầm, dù sao thì chúng cũng đã nghe lời tôi. Mới 3 tháng mà chưa có là chuyện bình thường, chắc chắn là tôi sắp được lên chức bà rồi… Bẵng đi một thời gian vẫn chẳng thấy gì, tôi giục chúng đi khám sức khỏe sinh sản. Sau đó chúng báo cáo lại rằng đã đi khám nhưng bác sĩ nói không có vấn đề gì bất thường cả. Tôi lại chờ đợi…
Rồi đến một ngày gần đây, khi tôi vô tình dọn phòng cho bọn trẻ thì phát hiện ra vỉ thuốc tránh thai hàng ngày. Thì ra chúng vẫn không muốn có con, hay con dâu tôi không muốn có con. Tôi tức tốc gọi điện cho cả hai đứa về nhà và hỏi chuyện. Tôi thực sự sốc khi con dâu thú nhận vẫn sử dụng thuốc tránh thai đều đặn vì chưa muốn có con. “Nói thật với bố mẹ là con chưa tưởng tượng được con sẽ làm mẹ như thế nào. Con không thể chăm sóc được một đứa trẻ. Con không muốn có con đâu. Anh P. cũng thế ạ. Hãy để chúng con sống với nhau mà không cần sinh con được không?”, con dâu tôi nói.
Sau những lời nói đó, tôi quay cuồng không còn tin vào tai mình. Sao lại có những con người không muốn làm mẹ. Mà nó đẻ ra không biết nuôi thì tôi nuôi hộ. Cay đắng nhất là con trai tôi cũng đồng tình với quan điểm của vợ nó chứ. Trời ơi, có phải con dâu đã bỏ bùa mê thuốc lú vào đầu con trai tôi không? Tôi chỉ có 1 thằng con trai, tôi mong có cháu đích tôn bế bồng từng ngày, thế mà chúng lại đối xử với tôi như thế. Tôi phải làm sao đây? Tôi muốn bỏ quách đứa con dâu này để cưới vợ khác cho con trai. Nhưng tôi đâu được quyền quyết định. Thật quá oái oăm…
Theo Khám phá
Muốn hạnh phúc, đừng là người phụ nữ đảm đang
Yêu thương nên là điều nhẹ nhõm nhất trong đời, đừng khoác lên nó bài tính khổng lồ giữa cho và nhận.
Trong những mỹ từ được cho là đẹp đẽ thường dùng để nói về người phụ nữ, tôi sợ nhất là từ "hy sinh". Trong văn thơ từ trước tới nay, đức hy sinh được ca ngợi như một phẩm chất quý giá cần có của người phụ nữ đúng chuẩn theo quan niệm truyền thống, và dĩ nhiên vẫn vắt sang xã hội hiện đại.
Không biết ánh hào quang trong lời khen ngợi của người đời liệu có giúp cho những người phụ nữ cả đời hy sinh được hạnh phúc. Nhưng trong xã hội hiện đại, những quy chuẩn lỗi thời đang là chiếc gông nặng vô hình đè lên vai những người phụ nữ vốn không chỉ còn làm những việc "nhỏ".
Trong những cơ quan nhà nước danh hiệu cao quý nhất được trao cho chị em phụ nữ: "Giỏi việc nước, đảm việc nhà". Nếu xét duyệt một cách nghiêm túc, tôi thấy những người phụ nữ nhận được danh hiệu này quả thực đúng là... siêu nhân. Gánh nặng việc công họ mang nặng nề chẳng kém đàn ông, và lại còn phải gánh thêm phần "đảm việc nhà", quả thực phải có ba đầu, sáu tay mới đủ.
Đôi khi, tôi cứ tự hỏi sao danh hiệu này lại không được trao cho đàn ông. Chẳng lẽ với các đấng nam nhi, chỉ cần "giỏi việc nước" đã là vẻ vang, chuyện con cái, nhà cửa là việc "tủn mủn" giao lại cho đàn bà con gái. Giả sử có một ngày đàn ông được ưu ái gia nhập vào cụôc "đua" giành danh hiệu này, có lẽ họ mới thấy tất cả việc lớn mà họ làm chẳng thấm tháp vào đâu so với những việc nhỏ mà người phụ nữ vẫn thầm lặng vun vén mỗi ngày.
Nhưng ngay cả những người phụ nữ trong cuộc cũng bị "ru ngủ" bởi những lời tung hô sáo rỗng, để rồi dùng cả cuộc đời mình miệt mài hy sinh cho một điều gì đó, mong giữ lại sự yên ấm cho ngôi nhà mình. Khi còn trẻ, các cô tự biến mình thành người giúp việc không công của bạn trai, nấu nướng, giặt giũ, quét dọn cho anh ta mỗi ngày. Khi lấy chồng, họ nhường đàn ông cơ hội lập nghiệp, chấp nhận ở nhà đầu bù tóc rối để chồng "đánh Nam dẹp Bắc". Bầu trời trên đầu họ thu hẹp lại trong một khoảng sân, và thế giới chỉ còn lại trong ánh mắt một người đàn ông. Đến một ngày, người đàn ông mà họ vốn coi là cả thế giới nhẫn tâm quay lưng bỏ đi, họ mới oán trách tại sao những hy sinh của mình lại không được đền đáp.
Nhưng họ không biết rằng, một gia đình hạnh phúc, một xã hội văn minh không bao giờ nên được xây dựng trên sự hy sinh của bất kỳ ai, huống gì là sự hy sinh của một người phụ nữ chân yếu tay mềm. Những gì cả hai làm cho nhau khi yêu, khi xây dựng một gia đình nên là sự đồng tình từ hai phía. Không thể nói tôi đã hy sinh nên tôi phải nhận được điều này, điều kia. Đừng tạo áp lực cho đối phương bởi sự hy sinh của bạn, và cũng đừng khiến ai phải vì mình mà hy sinh.
Yêu thương nên là điều nhẹ nhõm nhất trong đời, đừng khoác lên nó bài tính khổng lồ giữa cho và nhận. Tôi rất thích một câu nói đã được đọc ở đâu đó từ rất lâu: Trong một gia đình, người mẹ hạnh phúc thì gia đình mới hạnh phúc. Sự yên ấm của một mái nhà nên do mọi thành viên cùng vun đắp, chứ không phải dựng nên từ sự hy sinh của người vợ, người mẹ. Nếu cán cân cho - nhận cứ nghiêng dần về một phía, một ngày nào đó mái nhà ấy sẽ đổ sụp vì chẳng ai chịu nổi gánh nặng mà nó đè lên.
Đức hy sinh, sự đảm đang, sức nặng của những mỹ từ ấy nên được san sẻ bớt trên đôi vai của người đàn ông trong gia đình. Nếu muốn hạnh phúc, phụ nữ nên tự mình tập cách sống hạnh phúc hơn là gồng mình lên để hy sinh, hy sinh và hy sinh. Có câu đùa rằng: sống trên đời, biết điều gì là khổ điều ấy. Nếu muốn hạnh phúc, có lẽ đừng nên làm người phụ nữ đảm đang.
Theo VNE
Cứ thử đi rồi biết... Năm tôi 18 tuổi, trong một lần anh về thăm nhà, tôi ôm quần áo trốn theo anh vào TPHCM sau khi chúng tôi ở bên nhau suốt một đêm trong ngôi nhà hoang bên bờ sông. Năm đó anh 23 tuổi, vừa mới tìm được việc làm ổn định sau 1 năm ra trường. Đó là một ngày cuối tháng 8. Tôi...