“Oách” như săn tranh mặt trống đồng độc biếu sếp
Tranh mặt trống đồng theo phong thủy ngày nay ứng dụng trong phòng làm việc rất có ý nghĩa cho sự nghiệp công danh.
Tranh mặt trống đồng theo phong thủy ngày nay ứng dụng trong phòng làm việc rất có ý nghĩa cho sự nghiệp công danh.
Thị trường quà Tết đang chuyển động dữ dội giữa mùa cao điểm. Từ giới lắm của nhiều tiền thượng lưu đến trung lưu viên chức, công chức cũng rốt ráo lùng mua cho được những món đồ “ngon, độc, lạ” làm quà biếu, chơi Tết.
Và cũng chưa bao giờ, thị trường quà tết lại phong phú, muôn hình vạn trạng như hiện nay. Thượng vạng hạ cám, từ những món đồ trị giá trăm triệu đến một vài triệu, thậm chí chỉ vài trăm ngàn.
Nếu như gần chục năm trước, các đại gia thường săn rượu ngoại xịn như XO, Chivas, Hennessy, Remy Martin, Johnnie Walker, Camus… có vài chục tuổi đời để thể hiện đẳng cấp thì vài năm trở lại đây, giới có tiền có xu hướng săn tìm đồ phong thủy để làm quà biếu. Trong số đó, tranh mặt trống đồng đang là đích ngắm của nhiều đại gia.
Tranh mặt trống đồng đang trong quá trình chế tác. Ảnh H.H
Thị trường tranh mặt trống đồng, nhờ vậy, cũng có “trăm người bán, vạn người mua”. Giá cả vô cùng, song dao động từ 3,5 – 10 triệu đồng/ bức, tùy chất liệu, đường nét hoa văn, khung tranh và… khách.
Video đang HOT
Giá khá cao song nhiều người có tiền chọn tranh mặt trống đồng vì quan niệm đem đến tài lộc, xua đuổi vận đen, lại lưu niên đồng hành cùng gia chủ. Ảnh H.H
Theo đánh giá từ cả người mua và bán, tranh mặt trống đồng treo tường là đồ vật trang trí cao cấp sang trọng, thường được trưng bày ở phòng khách thể hiện sự tinh tế và đẳng cấp, do đó là món hàng hấp dẫn tặng cho “sếp”.
Ông Đặng Văn Tuất (45 tuổi, nghệ nhân làng nghề chạm bạc Đồng Xâm, Thái Bình), chủ doanh nghiệp tư nhân Minh Tuất cho hay những năm gần đây, nghề chạm bạc truyền thống chững lại song chạm tranh đồng thì “lên ngôi”. Trong đó, sản phẩm bán chạy nhất, được đặt hàng nhiều nhất là tranh mặt trống đồng.
Theo ông Tuất, tranh mặt trống đồng được chạm thủ công hoàn toàn bằng tay, chất liệu đồng vàng nguyên chất, làm bằng phương pháp gò tay truyền thống, hoa văn trên mặt trống đồng được dựa theo mẫu trống đồng cổ Đông Sơn, từng chi tiết được trạm nổi khối sắc nét… có giá khoảng 5 triệu/ bức.
Kích cỡ, khổ tranh cũng tùy loại, phụ thuộc vào diện tích phòng song thông thường tranh mặt trống có đường kính là 60 – 80 cm. Khung tranh cũng có nhiều loại, chất liệu đắt thì gỗ mun, thông dầu rẻ thì nhữa tổng hợp. Khung mua sẵn thì giá mềm, khung làm thủ công, hoa văn sắc nét thì giá cao hơn. Khách khó tính thường chọn khung theo phong thủy, rơi vào những cung tốt như: hưng vượng, tài lộc, phú quý…
“Tranh mặt trống đồng theo phong thủy ngày nay ứng dụng trong phòng làm việc rất có ý nghĩa cho sự nghiệp công danh, vì các họa tiết mặt trống đồng sinh khí tốt, nhất là mặt trống được làm bằng kim loại đồng. Hình mặt trời ở giữa mặt trống có thể chiếu ánh sáng và đẩy những khí xấu ảnh hưởng đến sức khỏe, công việc trong phòng làm việc”.
“Do đó những bức tranh mặt trống đồng không chỉ đơn thuần là tranh trang trí mà còn mang ý nghĩa phong thủy, gửi gắm những lời chúc phúc sức khỏe, an khang thịnh vượng, cũng như có tác dụng đuổi dữ hóa lành, đón tài đón lộc.” – Ông Tuất nói.
Theo ông Đặng Văn Tuất, dịp Tết, cơ sở của ông doanh thu trên dưới 2 tỷ đồng đối với riêng hàng tranh mặt trống đồng. Ảnh H.H
Anh Phạm Đức Hải (26 tuổi) đang làm tư vấn cho công ty bảo hiểm BSH đặt mua ba bức tranh mặt trống đồng với giá 5,5 triệu đồng/ bức để làm quà biếu sếp và hai bên nội, ngoại. Ngày 29/1, theo lịch hẹn anh Hải cho xe tới lấy tranh. Gặp chúng tôi, anh Hải chia sẻ trước đây thường mua rượu tây hay rượu ngâm đông trùng hạ thảo để làm quà biếu song mấy năm gần đây, anh đổi, tìm mua các sản phẩm thủ công truyền thống.
“Thực tế thì tặng rượu có khi gia chủ chả dùng, sau tết lại đem bán giá rẻ. Thứ nữa, giờ hàng giả hàng nhái nhiều quá. Tặng sản phẩm trang trí là hàng thủ công truyền thống vừa đẹp, có giá trị lâu dài.” – Anh Hải nói.
Theo ông Đặng Văn Tuất, một bức tranh mặt trống đồng có độ bền khoảng 30 chục năm.
Theo_Kiến Thức
Điện Biên: Người dân phát hiện chiếc trống đồng cổ khi đi làm nương
Vào ngày 21/1, trong khi cuốc đất làm nương sắn ở dốc đồi gần khe Huổi Hoa (cách bản Pá Ngam 1 gần 2km), anh Lò Văn Việt, trú tại bản Pá Ngam 1, xã Núa Ngam, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên đã nghe thấy tiếng kêu vang.
Trống được đưa về Bảo tàng tỉnh Điện Biên. (Ảnh: Chu Quốc Hùng/TTXVN)
Bới đất ra, anh Việt phát hiện 1 khối kim loại rỗng bên trong và gõ vào có âm thanh phát ra. Anh Việt đã cùng người nhà đào lên mang về nhà.
Cùng ngày, anh Việt đã tự nguyện mang nộp khối kim loại này cho chính quyền xã Núa Ngam. Lãnh đạo xã Núa Ngam đã liên hệ, thông báo sự việc với Phòng di sản (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên). Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh đã cử đoàn cán bộ xuống cơ sở, tiếp cận hiện vật.
Qua quá trình tiếp cận, xác minh hiện vật, sơ bộ ban đầu cơ quan chuyên môn đánh giá, hiện vật nêu trên là một trống đồng Hêgơ 3, nặng khoảng 20kg.
Hiện trạng mặt trống khá nguyên vẹn, với đường kính mặt trống và chiều cao trống đo được cùng bằng 50cm. Có 4 cụm cóc đơn, rỗng nằm phân bố, cách đều nhau trên mặt trống và hướng ngược chiều kim đồng hồ. Điều đặc biệt là trong khi mặt trống đồng này hình tròn thì đáy trống lại có hình bầu dục, loại trống lần đầu tiên tìm thấy tại tỉnh Điện Biên.
Mặt trống có đường kính hơn 60cm. (Ảnh: Chu Quốc Hùng/TTXVN)
Ngay trong ngày 22/1, được sự đồng ý của chính quyền xã Núa Ngam và gia đình anh Việt, đoàn công tác đã mang trống đồng này về bảo quản tại Bảo tàng tỉnh Điện Biên, đồng thời Bảo tàng tỉnh báo cáo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Điện Biên; tiếp tục nghiên cứu, đánh giá để làm sáng tỏ những giá trị văn hóa, lịch sử của hiện vật và hoàn thiện hồ sơ báo cáo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch./.
Theo TTXVN/Vietnam
Chồng ôm vợ trong phòng tắm rồi giật nổ quả mìn vào mùng 4 Tết Bùi Văn Sạn ôm vợ là Bùi Thị Duyên cùng quả mìn tự chế trong phòng tắm vào hôm mùng 4 Tết Quý Tỵ giật nổ, với ý định chết bên nhau. Khi nhắc đến chuyện này, người dân nơi đây vẫn cảm thấy rùng mình. Chồng bị mìn nổ, vợ may mắn thoát nạn Căn nhà sàn của gia đình bà Bùi...