Ở xã nông thôn mới: Rác vứt chất đống cao như núi, hôi thối nồng nặc
Đủ các loại rác thải bị vứt chất đống cao như núi, bốc mùi hôi thối nồng nặc khắp cả cánh đồng đang khiến người dân ở xã nông thôn mới Khánh Công, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình rất bức xúc.
Theo phản ánh của bà con nơi đây, dù sự việc trên xảy ra đã nhiều năm nhưng chính quyền vẫn chưa có phương án giải quyết khiến tình hình ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng hơn.
Rác thải “tra tấn” người dân
Từ ngày địa phương “quy hoạch” đưa rác về khu cánh đồng giáp nghĩa trang của xóm 7, xã Khánh Công đổ, đến nay đã hơn 5 năm và bằng ấy thời gian người dân làm đồng ở khu vực này phải chịu cảnh ô nhiễm nghiêm trọng.
Để ra được đến ruộng, nhiều người dân ở đây phải trang bị đủ các đồ bảo hộ từ mũ, nón, khẩu trang, găng tay, giầy, ủng… nhưng bà con vẫn bị mùi xú uế ở bãi rác này bay đến “tra tấn”. Ông Nguyễn Văn Phượng ở xã Khánh Công tỏ ra rất bức xúc: “Xã nhà được công nhận nông thôn mới từ năm 2017 nhưng đến giờ người dân vẫn khổ quá. Làm ruộng đã khổ vì biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch hại làm mất mùa liên miên, giờ lại bị rác thải hành nữa thì chúng tôi chịu sao nổi”.
Một bao lợn chết được người dân vứt bỏ bên đường gần xóm 13 của xã Khánh Công,
huyện Yên Khánh (Ninh Bình). Ảnh: T.Q
Hộ gia đình bà Vũ Thị Liên canh tác 1,8 mẫu ruộng ngay cạnh bãi rác nghĩa địa xóm 7 cũng đang phải gánh chịu sự ô nhiễm trên. “Từ ngày có bãi rác này, chúng tôi hứng chịu đủ, hết bị mùi hôi thối hành rồi đến khi chăm lúa tốt trổ bông, làm đòng thì bị họ đốt rác cháy tạt vào mất cả sào lúa, đau xót lắm!” – bà Liên nói.
Theo phản ánh của bà con nơi đây, hiện bãi rác này là nơi chứa rác chính của xã. Hàng ngày, toàn bộ lượng rác trên địa bàn các thôn được các xe tải đưa về đây đổ. Vào lúc cao điểm, nhiều rác, khoảng 2 – 3 ngày lại có người ra xử lý bằng cách đốt, tiêu hủy trực tiếp làm cho khói bụi, mùi hôi thối bay khắp cánh đồng, các khu dân cư khiến bà con rất bức xúc.
Có mặt tại khu cánh đồng xóm 7, xã Khánh Công vào ngày cuối tháng 5, phóng viên NTNN nhận thấy ở đây rất ô nhiễm. Điều đáng nói, tại khu này còn xuất hiện nhiều xác lợn đang phân hủy mạnh, khiến tình trạng ô nhiễm càng nghiêm trọng hơn.
Video đang HOT
Xử lý lợn chết dịch ẩu
Được biết, bãi rác này cũng là khu quy hoạch để tiêu hủy lợn dịch của xã Khánh Công, nhưng do công tác xử lý tiêu hủy không được đảm bảo nên xác lợn vứt ngổn ngang. Đáng nói, các xe chở lợn đưa ra đây tiêu hủy không được rắc vôi bột, che chắn cẩn thận làm cho máu, phân… của động vật rơi vãi khắp nơi.
Nguy hiểm hơn, chúng tôi còn tận mặt chứng kiến cảnh bao tải chứa xác lợn chết được vứt ra ngay giữa đường gần khu xóm 13. Có một số người tìm đến để lượm nhặt về bỏ vào ao cho cá ăn.
Phân trần về vấn đề này, ông Đỗ Văn Sơn – cán bộ thú y xã Khánh Công cho biết, trường hợp vứt bỏ bao lợn chết có chứa 2 con lợn trên do hộ bà Phạm Thị Bích mang ra và định sẽ cho một người dân khác ở xã đưa về cho cá ăn nhưng khi bị phát hiện, bà này đã vứt bỏ ở đường để phi tang.
“Do hộ này có ít lợn nên không báo dịch mà tự mang đi xử lý và xã đã cho người xuống nhà lập biên bản xử phạt để làm gương. Hiện, toàn bộ số lợn trên đã được đưa đi tiêu hủy theo quy định” – ông Sơn khẳng định.
Sau khi công bố dịch từ ngày 24/4 đến nay, toàn xã Khánh Công đã tiêu hủy trên dưới 1.000 con lợn (khoảng 62 tấn) của 40 hộ, trong đó có hộ bị thiệt hại lên đến hơn 300 con. “Dịch tả lợn châu Phi lây lan nhanh đe dọa nghiêm trọng đến đàn lợn khoảng 1.000 con còn lại của bà con trên địa bàn. Điều đáng báo động là hiện bãi chôn lợn đang có nguy cơ quá tải, chúng tôi lo ngại số lợn còn lại khó tiêu hủy hết được” – ông Sơn nói.
Ông Phạm Văn Tưởng – Phó Chủ tịch UBND xã Khánh Công cho hay: “Đến thời điểm hiện tại, xã đã có phương án xây dựng mở rộng bãi rác trên nhằm đưa vào hoạt động quy củ và bảo đảm môi trường. Tuy nhiên, vấn đề này chưa thể giải quyết trong ngày một, ngày hai được”.
Theo Danviet
Những mô hình tự quản an ninh, trật tự hiệu quả của Công an Đồng Nai
Đồng Nai là một tỉnh có nhiều thuận lợi trong phát triển kinh tế, tuy nhiên, đi kèm với đó là vấn đề an ninh trật tự cũng tiềm ẩn nhiều vấn đề phức tạp. Để giữ vững ổn định tình hình an ninh, góp phần xây dựng nông thôn mới, Công an Đồng Nai đã xây dựng được nhiều mô hình tự quản hiệu quả.
Trong quá trình xây dựng, thực hiện các mô hình đảm bảo an ninh, trật tự khu vực nông thôn, thực hiện phong trào thi đua "Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới", Công an tỉnh Đồng Nai đã tham mưu, chỉ đạo thực hiện, xây dựng nhiều mô hình tự quản hiệu quả.
Xác định vị trí, tầm quan trọng của mô hình tổ chức quần chúng trong đảm bảo an ninh, trật tự ở cơ sở, phục vụ cho mục tiêu và nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh, Công an Đồng Nai trong những năm qua đã tham mưu cho các đơn vị đẩy mạnh xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
Trong đó, chú trọng công tác xây dựng, củng cố, nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến trong phong trào, nhằm phát huy vai trò và quyền làm chủ của nhân dân trong việc tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.
Đến nay, toàn tỉnh Đồng Nai đã xây dựng được 42 mô hình tự quản, tự phòng, tự bảo vệ, tự hòa giải về an ninh, trật tự ở khu dân cư, cơ quan, doanh nghiệp, trường học do lực lượng công an, các ngành, chính quyền địa phương xây dựng.
Đồng Nai đã có 132/133 xã đạt chuẩn nông thôn mới. (Ảnh minh họa)
Những mô hình này đã góp phần đảm bảo tốt an ninh, trật tự, phục vụ công cuộc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội tại địa phương.
Mô hình tổ chức các đợt phát động phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc gắn với công tác dân vận, chung sức xây dựng nông thôn mới là mô hình tiêu biểu được lực lượng công an Đồng Nai thực hiện tốt.
Để duy trì và thực hiện tốt mô hình này, hàng năm Công an tỉnh Đồng Nai đã phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể, hoạt động cụ thể.
Từ năm 2016 đến nay, lực lượng công an tỉnh này đã tổ chức 50 đợt phát động phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, gắn với công tác dân vận ở địa bàn cơ sở; xây dựng, sửa chữa và tặng nhà tình thương, nghĩa tình đồng đội...
Các kết quả thực tiễn từ mô hình này mang lại khẳng định, đây là cầu nối gắn kết với phong trào thi đua "Cả nước chung sức xây dụng nông thôn mới" tại địa phương.
Đặc biệt, theo Công an Đồng Nai, qua công tác dân vận ở cơ sở đã khơi dậy được tình cảm gắn bó, tốt đẹp của nhân dân đối với lực lượng công an tỉnh.
Mô hình tiêu biểu thứ 2 được Công an Đồng Nai thực hiện hiệu quả, sáng tạo, tạo sự lan tỏa và ý nghĩa, đó là mô hình "Quỹ doanh nhân với an ninh, trật tự" tỉnh Đồng Nai.
Quỹ này là công tác xã hội hóa về phòng chống tội phạm, vận động các doanh nhân, doanh nghiệp đóng góp xây dựng quỹ, góp phần xây dựng, củng cố phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
Lực lượng Công an Đồng Nai đã và đang đóng góp một phần không nhỏ cho thành công của xây dựng nông thôn mới tại tỉnh này.
Chính thức đi vào hoạt động tư tháng 10.2010, đến nay quỹ đã vận động được 466 lượt doanh nghiệp, doanh nhân đóng góp ủng hộ, với số tiền hơn 19 tỷ đồng. Quỹ doanh nhân với an ninh trật tự tỉnh Đồng Nai đã tổ chức trên 100 đợt trao vốn vay cho hơn 1 nghìn đối tượng vay, gia hạn vốn với tổng số tiền hơn 25 tỷ đồng.
Theo Công an Đồng Nai, nhiều trường hợp được vay vốn đã làm ăn ổn định, tái hòa nhập cộng đồng, góp phần ngăn chặn tình trạng tái phạm tội, trong đó có người đã vươn lên làm giàu và có điều kiện quan tâm giúp đỡ người khác.
Mô hình tiêu biểu thứ 3 nhận được sự đánh giá cao của Công an tỉnh Đồng Nai là mô hình "Câu lạc bộ thắp sáng niềm tin".
Đây là mô hình do lực lượng công an tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương thành lập theo địa bàn cấp xã, phường, thị trấn nhằm mục đích quản lý, giúp đỡ, tạo điều kiện cho những người chấp hành xong hình phạt tù, người được đặc xá trở về địa phương nhanh chóng ổn định cuộc sống, hòa nhập cộng đồng, giảm tỷ lệ tái phạm tội và vi phạm pháp luật.
Bên cạnh đó, rất nhiều mô hình khác ở địa bàn cơ sở tại Đồng Nai cũng đang được nhân rộng, thực hiện hiệu quả như Camera an ninh, Tiếng kẻng an ninh, Đội nữ dân phòng... Các mô hình này đã phát huy hiệu quả, hỗ trợ đắc lực cho lực lượng công an cơ sở trong việc đảm bảo tình hình an ninh, trật tự tại địa phương, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu nhiệm vụ về xây dựng nông thôn mới.
Theo Danviet
Xét theo chuẩn nghèo quốc gia: TP.HCM không còn hộ nghèo! Theo báo cáo của Ban chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) TP.HCM, tính đến nay số hộ nghèo tại khu vực nông thôn thành phố chỉ còn 2,5% trên tổng hộ dân tại 5 huyện. Thành phố không còn hộ nghèo theo chuẩn nghèo quốc gia. Thu nhập người dân nông thôn đạt 54,7 triệu đồng Để đạt được...