Ở Việt Nam có 1 loại rau chữa táo bón hay bệnh trĩ đều rất hiệu quả
Sau khi sinh con đầu lòng, chị Hoài bị trĩ nội đau không dám đi vệ sinh, thậm chí mỗi lần vào toilet với chị là cực hình. Vậy mà chỉ nhờ 1 bát nước này, chị đã tan hết triệu chứng.
Khổ vì trĩ sau sinh
Chị Vũ Thị Thu Hoài trú tại thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái tâm sự, cách đây hơn 1 năm, chị sinh thường con đầu lòng. Cũng giống rất nhiều sản phụ sinh thường khác sau khi đẻ xong điều mà chị sợ nhất đó là táo bón.
Mỗi lần đi vệ sinh chị Hoài phải nín thở, đau đớn và sợ hãi. Rồi chị Hoài thấy mình có dấu hiệu sa múi trĩ. Chị sợ quá, gần 1 tháng trời nuôi con thơ chị vừa đau đớn vì tắc sữa lại vừa đau đớn vì trĩ.
Chị Hoài đi khám ở bệnh viện, bác sĩ nội soi hậu môn chẩn đoán trĩ nội độ 2 và cho chị thuốc về uống. Mặc dù bác sĩ nói thuốc an toàn nhưng tâm lý sợ mất sữa, ảnh hưởng tới con nên chị Hoài không dám uống thuốc mà cố gắng chịu đựng.
Chị ăn thêm khoai lang, chuối nhưng vẫn rất khổ sở mỗi lần đi vệ sinh, thậm chí kèm theo cả máu tươi. Lúc ấy, mẹ đẻ chị ở huyện Nghĩa Lộ về chăm con ở nhà chồng, nhìn con gái đau đớn vì trĩ bà xót ruột quá đã tìm các bài thuốc để giúp con chữa trĩ.
Bài thuốc rất đơn giản, mẹ chị lấy ít là diếp cá về giã nát ra chắt lấy nước cốt. Sau đó bà giã dập nát quả quất rồi cho vào cốc nước cốt lá diếp cá để giảm bớt mùi tanh.
Video đang HOT
Từ nhỏ, chị Hoài đã sợ lá diếp cá, ngửi mùi thấy buồn nôn nên chị không uống. Nhưng mẹ chị bảo nước này hiệu nghiệm, ngày xưa bà đẻ táo bón, trĩ đều uống và rất công hiệu.
Chị Hoài nhắm mắt, nhắm mũi uống được nửa bát. Ngày hôm sau, chị nhận thấy công hiệu tuyệt vời của rau diếp cá đã giúp chị thoát khỏi những đau đớn khi đi đại tiện, chị không còn thấy đau hậu môn.
Rau diếp cá giã nhỏ chữa trĩ nội, trĩ ngoại hiệu quả
Chị được mẹ dã thêm chắt lấy 1 bát nước, để dễ uống hơn chị pha thêm nước sôi cho ấm và có mùi của quất át vị tanh của lá diếp cá, chị nhắm mắt uống hết và cho đến tận bây giờ chị không bị bệnh trĩ hành hạ.
Nhiều bà mẹ cho rằng đang ở cữ mà uống nước lá diếp cá sẽ ảnh hưởng đến đường tiêu hoá của con, nhưng chị Hoài quả quyết rằng bé khoẻ mạnh bình thường và đến nay được 16 tháng nhưng chưa bị tiêu chảy lần nào.
Những ngày chị uống nước diếp cá, cháu bé đi phân màu xanh nhưng không sao, chị uống xong hai bát thì dừng và phân của bé cũng bình thường trở lại.
Không chỉ riêng chị Hoài, chị Trần Thị Mơ trú tại Hai Bà Trưng, Hà Nội tâm sự, cách đây 4 năm chị sinh con đầu lòng bằng phương pháp sinh thường sau đó chị bị trĩ ngoại, múi trĩ sa ra ngoài hậu môn to bằng ngón tay út nên mỗi lần đi vệ sinh rất khổ.
Sa búi trĩ gây đau đớn, Chị Mơ lên mạng tìm kiếm các bài thuốc, sau đó chị chọn cách giã lá diếp cá để đắp vào đó và chị thấy nó có tác dụng co lên sau 5 lần đắp, giảm được những cơn đau đớn do sa búi trĩ gây ra.
Lần thứ hai sinh mổ, chị không thấy dấu hiệu sa búi trĩ nhưng chị Mơ kể đã chia sẻ với bạn bè và nhiều người lúc bầu bí, sau sinh bị sa trĩ đắp thử thấy có hiệu nghiệm.
Lương y Bùi Hồng Minh – Chủ tịch hội Đông Y quận Ba Đình, Hà Nội cho biết, từ lâu rau diếp cá đã được y học cổ truyền dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, phát ban, tắc sữa…
Ngoài ra, các nhà khoa học còn phát hiện ra nhiều tác dụng quý của loại rau – cây thuốc này như kháng khuẩn, tiêu diệt ký sinh trùng.
Rau diếp cá còn được gọi là ngư tinh thảo, từ xa xưa diếp cá đã được sử dụng rộng rãi như một loại rau gia vị giúp kích thích tiêu hóa, tăng thêm mùi vị món ăn, tạo cảm giác ngon miệng.
Theo Đông y diếp các có vị cay, tính hơi lạnh, giúp thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu, sát trùng. Chính vì vậy, trong các tài liệu y học cổ truyền cũng đã lưu lại nhiều tác dụng quý từ rau diếp cá.
Ngoài cách giã nước uống, người bệnh có thể sử dụng lá diếp cá chữa lòi dom (trĩ ngoại) có thể sử dụng cách lấy rau diếp cá tươi rửa sạch, giã nhỏ, đắp vào dom sau khi đã rửa sạch bằng nước muối, băng lại. Ngày làm một lần.
Rau diếp cá, nấu nước xông, đợi khi nước ấm, rửa sạch, rồi lấy bã đắp vào chỗ đau. Nếu trĩ ra máu, lấy rau diếp cá (2 phần) và bạch cập (1 phần) phơi khô, tán bột, rây mịn. Ngày uống 6 – 12g chia làm 2 – 3 lần.
Tuy nhiên việc chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá được coi là khá hiệu quả nhưng có người khỏi nhanh có người lâu nên phải kiên trì. Khi sử dụng rau diếp cá phải lấy rau sạch, rửa ngâm nước muối để tránh ký sinh trùng vì các vết thương hở rất dễ nhiễm ký sinh trùng từ rau này.
Theo Soha
Bác sĩ bị tố cáo 'câu' bệnh nhân ra ngoài mổ gây tử vong
Nữ bệnh nhân bị lồng trực tràng hậu môn, không tái khám ở Bệnh viện Bình Dân mà mổ tại Bệnh viện Bưu điện, sau đó nhiễm trùng tử vong.
Ảnh minh họa
Bệnh viện Bình Dân cho biết nữ bệnh nhân 66 tuổi đến viện khám ngày 7/2 do đau âm ỉ vùng hạ vị kèm táo bón kéo dài nhiều năm. Theo các chuyên gia thuộc hội đồng khoa học bệnh viện, các triệu chứng này thường là biểu hiện của bệnh lý lồng trong trực tràng hậu môn mức độ nhẹ, không phải là lồng ruột. Nếu lồng ruột phải xử trí cấp cứu tùy theo tổn thương.
Kết quả chụp MRI của bệnh nhân cho thấy bệnh lý còn ở mức độ nhẹ, điều trị nội khoa là phù hợp nhất trong giai đoạn này. Sau khi chụp MRI bệnh nhân không quay lại tái khám tại Bệnh viện Bình Dân và đã được phẫu thuật tại Bệnh viện Bưu điện ngày 14/4. Bệnh nhân diễn tiến nhiễm trùng, sau đó nguy kịch được chuyển vào Bệnh viện Chợ Rẫy ngày 16/4 nhưng không qua khỏi.
Người thân bệnh nhân đã lên mạng xã hội tố cáo bác sĩ "câu" bệnh nhân ra ngoài mổ gây tử vong. Bác sĩ phẫu thuật bệnh nhân cho biết đây là người quen nên không có việc "cò kéo" đưa bệnh ra ngoài mổ.
Sở Y tế TP HCM đang thu thập các thông tin, niêm phong hồ sơ bệnh án của người bệnh tại Bệnh viện Bình Dân và Bệnh viện Bưu điện, ghi nhận chẩn đoán và điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy, sau đó thành lập hội đồng chuyên môn xác định nguyên nhân tử vong của người bệnh.
Mỹ Lê
Theo vnexpress.net
Các dấu hiệu cho thấy bạn có nguy cơ cao mắc ung thư đại trực tràng Ban đầu chỉ là các dấu hiệu rối loạn lưu thông ruột, táo bón, hoặc ỉa chảy... kéo dài, đừng nên chủ quan. Khi thêm các triệu chứng bất ngờ sụt cân (thậm chí 5 - 10kg trong vòng 2 - 4 tháng), đi ngoài ra máu... hãy khẩn trương đến viện bởi đó có thể là những dấu hiệu ung thư đại...