Ở tù chung thân, “siêu lừa” phải bồi thường hơn 1.000 tỉ đồng
Ngày 3/5, TAND TPHCM mở phiên tòa xét xử phần dân sự trong vụ án Dương Thanh Cường (sinh năm 1966, nguyên tổng giám đốc công ty cổ phần tập đoàn Bình Phát) lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Dương Thanh Cường hiện đang thụ án tù chung thân với 9 bản án về các tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Trong vụ án này, bị án Dương Thanh Cường tham dự phiên tòa với tư cách là bị đơn dân sự, nguyên đơn dân sự là Agribank. Ngoài ra, tòa cũng xác định ngân hàng Phương Nam và 11 người khác là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan.
Dương Thanh Cường tại tòa.
Theo hồ sơ, Cường là tổng giám đốc công ty cổ phần tập đoàn Bình Phát. Trong quá trình làm ăn, Cường lập rất nhiều công ty trong đó có công ty TNHH sản xuất, dịch vụ và thương mại Thanh Phát. Cuối năm 2007, Cường có ý định thực hiện dự án đầu tư xây dựng cao ốc căn hộ và khu biệt thự vườn Thanh Phát tại xã Phong Phú, huyện Bình Chánh. Lấy danh nghĩa công ty Thanh Phát, Cường làm hồ sơ vay 700 tỉ đồng của Agribank Chi nhánh 6 để thực hiện dự án. Tài sản thế chấp là toàn bộ tài sản hình thành trong tương lai từ 23 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Ngày 4/12/2007, Agribank chi nhánh 6 đã giải ngân cho công ty Thanh Phát 628 tỉ đồng. Cường biết dự án không được cơ quan chức năng phê duyệt, biết rõ tài sản bảo đảm là dự án sẽ không hình thành nên đầu tháng 4/2008, Cường ký văn bản gửi Agribank Chi nhánh 6 xin mượn 23 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Theo đó, lý do Cường đưa ra là để làm thủ tục trình UBND TPHCM phê duyệt dự án. Nhưng thực chất Cường đem toàn bộ số giấy tờ này sang ngân hàng Phương Nam làm thủ tục vay tiền bằng hợp đồng tín dụng mang tên một công ty khác cũng do Cường lập ra. Ngân hàng Phương Nam đã giải ngân cho Cường 79,8 tỉ đồng và 9.000 lượng vàng.
Khi vụ án bị phát hiện, cơ quan điều tra đã kê biên đối với 23 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Xử sơ thẩm và phúc thẩm, 2 cấp toà đã tuyên phạt Cường tù chung thân về các tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Video đang HOT
Án chồng án, Dương Thanh Cường còn phải bồi thường hàng nghìn tỉ đồng.
Về phần dân sự, HĐXX tuyên buộc Cường phải trả cho Agribank Chi nhánh 6 hơn 1.127 tỉ đồng bao gồm cả nợ gốc và lãi. Đồng thời tuyên huỷ bỏ các quyết định kê biên và trả lại cho cho ngân hàng Phương Nam bản chính 23 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Theo HĐXX, hiện nay ngân hàng Phương Nam là đơn vị quản lý hợp pháp đối với những tài sản này, phía Agribank chỉ nắm giữ bản sao. Việc để cho Cường mang những giấy tờ này sang Phương Nam thế chấp vay tiền tiếp là lỗi của Agribank. Tuy nhiên phần dân sự này bị Chánh án TAND tối cao kháng nghị và sau đó có quyết định Giám đốc thẩm.
Quyết định giám đốc thẩm huỷ phần dân sự vì cho rằng việc hai cấp toà tuyên như trên là sai lầm nghiêm trọng, không đúng pháp luật làm ảnh hưởng quyền và lợi ích hợp pháp của Agribank Chi nhánh 6. Và trong quyết định giám đốc thẩm cũng nhận định 23 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là vật chứng của vụ án cần phải được kê biên để đảm bảo thi hành án.
Do đó, cơ quan điều tra ra quyết định kê biên đối với 23 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là rất cần thiết. Từ đó, quyết định giám đốc đã huỷ án phần dân sự liên quan đến 23 giấy chứng nhận quyền sử đụng đất để xử lại.
Sau khi nghị án, HĐXX nhận định việc Dương Thanh Cường thế chấp 23 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ngân hàng Agribank và Phương Nam đều không thực hiện đúng theo quy định ngân hàng Nhà nước và quy định pháp luật.
Đối với các cán bộ tín dụng tại ngân hàng Agribank chi nhánh 6 đã cho Dương Thanh Cường vay khi hợp đồng vay không được công chứng, không có bên thứ ba đảm bảo cho khoản vay. Hành vi vi phạm quy định cho vay của cán bộ ngân hàng Agribank chi nhánh hiện đang chấp hành hình phạt tù.
Việc cho vay của Ngân hàng Phương Nam cho Dương Thanh Cường vay là trái pháp luật, vi phạm quy định về cho vay. Hiện số tiền cho vay không thu hồi được, gây thiệt hại nghiêm trọng. Hành vi của cán bộ ngân hàng Phương Nam có dấu hiệu tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tố chức tín dụng hiện đang được xác minh điều tra.
Từ những nhận định trên, HĐXX quyết định tiếp tục kê biên 23 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các hợp đồng chuyển nhượng thế chấp tại Phương Nam để đảm bảo nghĩa vụ bồi thường của Cường cho Agribank chi nhánh 6.
Theo Dân trí
Trở thành kẻ tội đồ sau khi lên biên giới Trung Quốc làm thuê
Làm công việc nặng nhọc ở khu vực giáp với biên giới Trung Quốc, Toàn tình cờ quen Cờ (người Trung Quốc). Được Cờ rủ xuống Hà Nội rút tiền thuê cho mình, Toàn đã nhận lời, sau đó lôi kéo thêm nhiều người bạn khác của mình tham gia.
TAND TP Hà Nội vừa đưa bị cáo Hoàng Văn Duy (SN 1992), Lâm Văn Nhu (SN 1995), Dương Văn Tuyền (SN 1992), Lăng Văn Nhót (SN 1990) và Nông Văn Toàn (SN 1994) cùng ở Phục Hòa, Cao Bằng ra xét xử về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Theo cáo trạng, năm 2012, Nông Văn Toàn lên khu vực biên giới giáp Trung Quốc làm thuê. Tại đây, anh ta quen biết với đối tượng người Trung Quốc tên là Cờ.
Các bị cáo tại tòa.
Đến tháng 4/2016, Cờ rủ Toàn xuống Hà Nội mở tài khoản ATM ở các ngân hàng để rút tiền có được từ việc lừa đảo người dân Việt Nam. Thấy Cờ trả mình 600.000 đồng/ngày, Toàn đã nhận lời.
Dùng chứng minh nhân dân và số điện thoại của mình để mở tài khoản tại một số ngân hàng như Vietcombank, Techcombank, Agribank... xong, Toàn đã đi rút được 570 triệu đồng (bao gồm Agribank 300 triệu, Techcombank 99 triệu, Vietcombank 171 triệu đồng nhưng chưa xác định được người bị hại).
Sau khi rút tiền xong, anh ta mang về đưa lại cho Cờ và được "ông chủ" cho 4 triệu đồng. Khi được Cờ cho biết tiền trong một tài khoản bị phong tỏa là bất hợp pháp, Toàn không những không dừng tay mà tiếp tục rủ thêm bạn là Hoàng Văn Duy và những thanh niên quen biết khác, cùng quê xuống Hà Nội mở tài khoản rút tiền cho Cờ.
Trước khi xuống Hà Nội, Toàn được Cờ đưa 5 triệu đồng để lo chi phí ăn, ở... cho cả nhóm. Sau nhiều lần cùng đồng bọn đi rút tiền cho Cờ, bỗng nhiên một ngày Toàn sợ bị bắt nên không đi nữa. Để rồi đầu tháng 5/2016, Toàn cho Duy số điện thoại, wechat của Cờ để Duy tự liên hệ đi rút tiền cho Cờ.
Trực tiếp kết nối được với ông chủ người Trung Quốc xong, Duy rủ rê được Lâm Văn Nhu, Dương Văn Tuyền và Lăng Văn Nhót. Đưa cả nhóm xuống Hà Nội thuê nhà nghỉ, Duy dẫn Tuyền đi mở 3 tài khoản tại các ngân hàng SHB, ACB, Vietcombank.
Còn Nhót dẫn Nhu đi mở 4 tài khoản tại ngân hàng Sacombank, Techcombank, BIDV... để rút tiền cho đối tượng người Trung Quốc. Cơ quan chức năng xác định, từ ngày 9/5/2016 đến ngày 2/6/2016, Toàn, Nhót, Nhu, Tuyền theo sự chỉ đạo của đối tượng người Trung Quốc đã rút được nhiều tỷ đồng trong tài khoản mở tại BIDV, Vietcombank, SHB, Sacombank... của nhiều bị hại. Trong đó có ông Nguyễn Hùng Mạnh (ở quận Hoàng Mai, Hà Nội).
Tài liệu điều tra thể hiện, khi đang ở nhà một mình, ông Mạnh thấy điện thoại bàn đổ chuông nên nghe. Qua điện thoại, ông Mạnh thấy có giọng người phụ nữ tự giới thiệu là nhân viên bưu điện.
Người này nói ông đang nợ cước phí điện thoại máy bàn số tiền xấp xỉ 9 triệu đồng và còn đăng ký một số máy ở Móng Cái (Quảng Ninh) nên nợ số tiền trên. Nghe vậy, ông Mạnh khẳng định không nợ cước bởi tháng nào ông thanh toán tháng đó.
Thấy ông Mạnh thắc mắc, người phụ nữ đó hướng dẫn ông bấm phím 0 thì được nối máy với một người khác. Qua điện thoại, người phụ nữ vừa được nối máy cho biết ông đã bị một người mạo danh. Sau đó, người phụ nữ thứ 2 này trực tiếp nối máy cho ông Mạnh nói chuyện với Cơ quan điều tra Công an tỉnh Quảng Ninh.
Và người đàn ông ở lần nối máy thứ 3 tự xưng là công an nói rằng giấy tờ của ông Mạnh đã bị giả mạo, có liên quan tới đối tượng tên Nguyễn Quang Dũng ở Ba Đình (Hà Nội) - đang bị điều tra về hành vi buôn bán ma túy và làm giả giấy tờ.
Theo lời người này, ông Mạnh đang nằm trong diện đối tượng liên quan cần phải điều tra qua điện thoại. Sau đó, người này tiếp tục nối máy cho ông Mạnh nói chuyện với người của Viện kiểm sát, đó là một giọng nữ. Người nữ này xưng làm bên viện kiểm sát, nói ông Mạnh liên quan đến đối tượng tên Nguyễn Quang Dũng.
Dũng đã bị bắt và khai rằng mở tài khoản mang tên ông Mạnh tại Ngân hàng ACB với số tiền 850 triệu đồng. Để phục vụ cho điều tra, tài khoản của ông Mạnh sẽ bị đóng 2 tháng. Muốn không bị mất tiền và phong tỏa, ông Mạnh phải chuyển vào tài khoản của công an để công an giữ hộ. Người này đã cho ông Mạnh số tài khoản của Dương Văn Tuyền.
Tưởng thật, ông Mạnh đã đến Vietcombank chuyển 700 triệu đồng vào tài khoản mang tên Dương Văn Tuyền mở tại Vietcombank Chi nhánh Hà Nội. Sau khi ông Mạnh chuyển, Tuyền thấy điện thoại báo tin nhắn có tiền nên đã báo Duy biết.
Sau đó, Duy bảo Tuyền và Nhót đến ngân hàng rút tiền. Với thủ đoạn trên, Cờ và đồng bọn đã lừa đảo được hàng tỷ đồng của nhiều người dân Việt Nam.
Trong đó, Duy và đồng phạm đã giúp sức bằng cách rút tiền thuê, sau đó chuyển cho Cờ chiếm đoạt số tiền trên. Kết thúc phiên tòa, HĐXX TAND TP Hà Nội tuyên phạt Duy và Nhót 14 năm, Nhu và Tuyền 13 năm, Toàn 5 năm tù về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Hồng Mây
Theo phapluatplus
Tìm bị hại vụ lừa đảo đất đai Công an TP.Đà Nẵng xác định có 145 bị hại bị Nguyễn Thị Bích Thuận, Tổng giám đốc Công ty CP đầu tư và phát triển Quảng Đà, lừa đảo chiếm đoạt tài sản hơn 75 tỉ đồng. Thêm hàng chục bị hại kéo lên UBND TP.Đà Nẵng kêu cứu bị Nguyễn Thị Bích Thuận, Tổng giám đốc Công ty CP đầu tư...