Ở trường học, với số lượng học sinh nhiều thì 20.000 đồng/suất ăn vẫn đảm bảo?
Rất nhiều bạn đọc đã gửi phản hồi về Tuổi Trẻ Online sau khi đọc bài “Với 20.000 đồng, học sinh TP.HCM ăn gì trong bữa trưa giữa thời vật giá leo thang?”.
Thầy Trần Quang Nhiên, hiệu trưởng Trường tiểu học Chính Nghĩa, quận 5, TP.HCM, kiểm tra bếp ăn của trường trong giờ chia phần cơm trưa cho học sinh – Ảnh: NHƯ HÙNG
Đa số bạn đọc đều lo lắng và cho rằng với số tiền ấy thì rất khó có thể bảo đảm có bữa ăn đầy đủ chất, an toàn cho các em học sinh.
“Mang cơm nhà đi cho ổn. Mức 20.000 – 24.000 đồng quả thực quá thấp, sao đủ chi phí, lợi nhuận, công cho đơn vị cung cấp làm ra suất ăn đủ chất – lượng được giữa thành phố đắt đỏ này?”, bạn đọc Toàn bày tỏ.Trái ngược với anh Toàn, bạn đọc Đặng Hinh cho biết nhà có quán bán cơm ở quận 12 (TP.HCM) nên có thể khẳng định với một bữa ăn chi phí 20.000 đồng vẫn đủ.
Bởi theo anh Hinh, chi phí thực tế mua nguyên liệu chỉ hết khoảng 17.000 đồng và anh bán ra 25.000 đồng/suất cơm.
“Mà ở trường học, với số lượng học sinh nhiều hơn thì 20.000 đồng/suất ăn vẫn đảm bảo đủ chi phí để có bữa cơm đủ chất cho các cháu. Tuy nhiên cái cần giám sát là chất lượng thực phẩm khi mua tại các chợ đầu mối”, anh Hinh viết thêm.
Nhằm đảm bảo cho các học sinh có bữa ăn đủ chất, an toàn, nhiều phụ huynh đề xuất cần tăng tiền ăn trưa cho các cháu chứ không nên ở mức quá thấp như hiện nay là 20.000 đồng.
Video đang HOT
Không đồng tình với đề xuất trên, bạn đọc Hoàng Thị Yên Bình bày tỏ: “Các vị phụ huynh khá giả xin đừng chỉ nghĩ đến khả năng của mình mà không nghĩ đến gia đình khác.
Tăng tiền bữa ăn từ 20.000 lên 40.000 đồng biết rằng không bằng một ly cà phê quý vị uống buổi sáng, thế nhưng đối với gia đình viên chức, công nhân viên, lương chỉ khoảng 4 – 7 triệu đồng/tháng thì là cả một “cuộc cách mạng” trong gia đình họ”.
“Vì vậy, dù là bữa trưa cũng quan trọng nhưng “không phải là tất cả”. Quý vị hãy chú trọng bữa ăn sáng và tối cho con mình. Ở cơ quan tôi có nhiều người nước ngoài, họ chỉ ăn một cái bánh nhỏ, hoặc 2, 3 trái chuối thay cho bữa trưa đó quý vị ạ!”, bạn đọc Hoàng Thị Yên Bình viết.
Phản bác quan điểm của chị Hoàng Thị Yên Bình, bạn đọc Phụng cho rằng nếu gia đình có điều kiện khó khăn có thể xin hỗ trợ chứ bữa cơm 20.000 đồng tại thành phố lớn sao đủ chất.
“Trong khi đó học sinh đang tuổi ăn tuổi lớn. Còn người nước ngoài, người lớn có rất nhiều lý do để họ ăn ít”, bạn đọc Phụng nêu ý kiến.
Nhìn ở góc độ rộng hơn, bạn đọc Minh Tú viết: “Buồn vì thời cuộc, vì gánh nặng phải đau đầu chi li sao cho bữa ăn được đủ no.
Phải chi thầy chỉ cần lo dạy, trò chỉ cần lo học, còn cái ăn… chỉ cần để cha mẹ đau đầu thôi được rồi. Kinh tế khó khăn, giá cả leo thang, giờ mỗi chuyện tăng một ít tiền cho bữa ăn của học sinh cũng khiến bao nhiêu nhà phải nháo nhào.
Thế nhưng thử hỏi tăng tiền lên có chắc chắn chất lượng bữa ăn cho các cháu sẽ tăng tương xứng? Thật sự cần những tấm lòng của những nhà bếp, thật sự cần tình thương là sự sẻ chia khó khăn.
Xin hãy cố gắng thêm một chút để cha mẹ có thể chỉ phải bỏ ra thêm một ít tiền nhưng con trẻ sẽ được no đủ. Các bạn sẽ hiểu ý tôi, vì đôi khi nhà bếp thật sự chưa có đủ tấm lòng trong việc lo bữa ăn cho các cháu.
Kinh tế khởi sắc thì không nói, nhưng hãy nghĩ giống như thời bom đạn, chúng ta hãy cùng giúp đỡ nhau. Lợi nhuận có thể ít hơn một chút cũng được, nhưng vì tương lai của cả xã hội, xin hãy sẻ chia để cùng lo cho con trẻ”.
Bí thư Thành ủy TP.HCM: Cần dự tính tình huống xấu nhất có thể xảy ra khi ca Omicron tăng
Sở Y tế TP.HCM ngày 22-2 cho biết khi số trẻ mắc COVID-19 có triệu chứng nặng cần hỗ trợ hô hấp nhiều hơn 100 ca/ngày, sở sẽ tham mưu cho UBND TP xem xét ngưng việc học trực tiếp.
Xét nghiệm nhanh COVID-19 cho người dân sống ở nơi có nhiều ca mắc - Ảnh: XUÂN MAI
Tại hội nghị giao ban giữa các quận, huyện, TP Thủ Đức và Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 và phục hồi kinh tế TP.HCM diễn ra chiều 22-2, ngành y tế TP cho biết số ca nhiễm biến chủng Omicron đang chiếm ưu thế trong số ca nhiễm trên địa bàn.
Một mối lo ngại lớn được đặt ra là liệu TP đã xuất hiện biến chủng BA.2 (còn được gọi là "Omicron tàng hình") chưa, khi biến thể này đang gây lo ngại do có thể gây bệnh nặng, lây lan nhanh, vô hiệu hóa miễn dịch, vắc xin và khó phát hiện qua xét nghiệm.
Ông Tăng Chí Thượng - giám đốc Sở Y tế TP - thông tin TP đã ghi nhận một số ca tái mắc COVID-19, tuy nhiên đều có triệu chứng nhẹ. Về biến thể BA.2, theo nhận định ban đầu, có khả năng biến thể này đã tồn tại trên địa bàn, tuy nhiên cần những nghiên cứu, đánh giá sâu hơn.
Chỉ đạo tại hội nghị, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên yêu cầu nhóm nhà khoa học, chuyên gia nghiên cứu cùng Sở Y tế cần chuẩn bị những kịch bản trong trường hợp biến thể mới này xuất hiện. TP cần dự tính cho tình huống xấu nhất có thể xảy ra.
"Cần chuẩn bị cho tình huống nếu biến thể này xét nghiệm không phát hiện ra, vắc xin không bảo vệ được thì chúng ta cần làm gì. Như giám đốc Sở Y tế đã nói, chúng ta có cảm giác và dường như biến thể này đang có trong cộng đồng", ông nói.
Đánh giá tình hình dịch COVID-19 tại TP, ông Nên cho biết số F0 nước ta đang ghi nhận tăng, tại TP.HCM cũng tăng, còn số ca bệnh nặng, tử vong tại TP vẫn đang giảm và duy trì ở mức thấp. Tuy nhiên TP.HCM đang đối mặt diễn biến mới khi số ca nhiễm của trẻ em, đặc biệt trẻ trong độ tuổi đi học tăng cao.
"Sở Y tế đã nói về việc biến chủng Omicron đang chiếm đa số. Việc học sinh quay lại trường cùng biến chủng mới khiến số ca tăng cao. Điều này không có gì bất ngờ và vẫn nằm trong tính toán", ông Nguyễn Văn Nên nêu rõ và yêu cầu các cấp chính quyền không lúng túng cũng không được chủ quan.
Để ứng phó với những dấu hiệu mới của dịch COVID-19, ông yêu cầu ngành y tế cùng địa phương tiếp tục thực hiện giai đoạn 2 của chiến dịch tiêm chủng mùa xuân. Đặc biệt, TP cần chuẩn bị kỹ lưỡng, lên danh sách để thực hiện tiêm cho trẻ dưới 12 tuổi ngay khi có hướng dẫn của Bộ Y tế.
Bí thư Thành ủy TP.HCM cũng cho hay, hiện tại Bộ Y tế đã cấp phép sản xuất thuốc điều trị COVID-19 trong nước. TP cần lên kế hoạch phân phối để tạo độ phủ thuốc điều trị nhanh nhất trên toàn địa bàn.
"Trong tình hình này, thuốc và vắc xin là 2 vũ khí quan trọng để ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19", ông Nguyễn Văn Nên nhấn mạnh.
Ông đề nghị Sở Y tế đưa nhóm đối tượng là trẻ em vào chiến dịch bảo vệ người có nguy cơ cao trong dịch vì đây là đối tượng chưa thể bảo vệ mình, chưa thể tự thực hiện biện pháp 5K, người trực tiếp giám hộ, giáo viên cũng có thể là nguồn lây cho các em.
TP.HCM: Dừng học trực tiếp nếu mỗi ngày hơn 100 trẻ mắc COVID-19 chuyển nặng
Ông Tăng Chí Thượng - giám đốc Sở Y tế TP.HCM - cho biết ngành y tế TP sẽ theo dõi sát diễn biến số ca mắc, số ca nặng cần hỗ trợ tại các bệnh viện để kịp thời tham mưu cho UBND TP xem xét ngưng việc học trực tiếp khi số trẻ mắc COVID-19 có triệu chứng nặng cần hỗ trợ hô hấp nhiều hơn 100 ca/ngày. Hiện nay mỗi ngày chỉ có 5 ca trẻ em cần hỗ trợ hô hấp.
Quảng Bình: Bất ngờ tìm ra nhóm 9 học sinh ném vỡ kính tàu SE7 Công an H.Quảng Ninh (Quảng Bình) thông báo vừa tìm ra nhóm người ném vỡ kính tàu SE7. Thật bất ngờ khi đó là nhóm 9 học sinh đang học tại Trường phổ thông dân tộc nội trú H.Quảng Ninh. Chiều nay 22.2, thượng tá Hoàng Giang Nam, Trưởng công an H.Quảng Ninh (Quảng Bình), cho biết cơ quan công an đang truy...