Ô tô tự lái có tiềm năng tăng trưởng mạnh tại Trung Quốc
Các nhà sản xuất ô tô tự hành của Trung Quốc sẽ phát triển mạnh trong bối cảnh 60% thị trường đặt xe dự kiến sẽ được phục vụ bằng các xe ô tô tự lái (robotaxis) vào năm 2030.
Chính phủ Trung Quốc đã khởi động chương trình tham vấn cộng đồng kéo dài một tháng trên toàn quốc về luật cho phép xe ô tô không người lái chạy trên đường và quy định trách nhiệm pháp lý khi tai nạn giao thông xảy ra.
Tín hiệu tích cực cho ngành ô tô tự lái Trung Quốc
Bộ Giao thông Vận tải nước này hôm thứ Hai (8/8) đã giới thiệu một bộ hướng dẫn khuyến khích sử dụng xe ô tô tự lái cho dịch vụ taxi trong một số điều kiện nhất định. Việc tham vấn cộng đồng về bộ hướng dẫn này sẽ kết thúc vào ngày 7/9.
Cổ phiếu của các nhà cung cấp phụ tùng ô tô, đặc biệt là các nhà sản xuất hệ thống hỗ trợ lái xe, đã tăng mạnh vào hôm thứ Ba. Cổ phiếu của công ty Zhengzhou Tiamaes niêm yết tại Thâm Quyến tăng 20% lên mức 28,94 NDT (4,29 USD) trong khi cổ phiếu Harbin VITI Electronic niêm yết tại Thượng Hải tăng 4% lên 4,98 NDT.
Tuy nhiên, một số nhà phân tích chỉ ra rằng nhiều nhà sản xuất ô tô đang gặp phải tình trạng thiếu chip vì một chiếc xe điện tử có thể sử dụng tới 300 bộ điều khiển vi mô (MCU), hầu hết được sản xuất tại Đài Loan (Trung Quốc).
Họ cho biết tình hình như vậy có thể trở nên tồi tệ hơn nếu Đạo luật Khoa học và Sản xuất chip, được Tổng thống Mỹ Joe Biden ký hôm thứ Ba có hiệu lực. Đạo luật này không khuyến khích các nhà sản xuất chip xây dựng các nhà máy mới ở Trung Quốc đại lục.
Các nhà sản xuất xe tự lái trên toàn thế giới đã tích cực quảng bá sản phẩm của mình trong khi vẫn còn gặp nhiều khó khăn để đáp ứng các yêu cầu an toàn. Ở Mỹ, những công ty lớn, trong đó có Ford, General Motors và Tesla, trong khi sử dụng Google Maps làm nền tảng định vị thì một số công ty cũng đang tìm cách phát triển hệ thống định vị của riêng họ.
Video đang HOT
Ô tô tự lái dự kiến sẽ phát triển mạnh trong thời gian tới tại Trung Quốc. Ảnh: Baidou.
Tại Trung Quốc, các thương hiệu xe tự lái chính có liên quan bao gồm Baidu’s Apollo, Pony.ai, Xpeng, Alibaba’s AutoX, Nio và BYD.
Theo Cơ quan Quản lý An toàn Giao thông Đường cao tốc Quốc gia Mỹ, có khoảng 400 vụ va chạm liên quan đến xe ô tô tự lái hoàn toàn hoặc một phần đã được ghi nhận tại Mỹ trong khoảng thời gian từ tháng 7/2021 đến tháng 2/2022. Khoảng 3/4 số ô tô công nghệ cao hiện do Tesla sản xuất.
Vào ngày 12 tháng 8 năm ngoái, một người đàn ông 31 tuổi điều hành một chuỗi nhà hàng ở Thượng Hải đã thiệt mạng khi lái chiếc Nio ES8 ở chế độ tự lái một phần ở tỉnh Phúc Kiến, đông nam Trung Quốc. Vào ngày 22 tháng 6 năm nay, hai nhân viên lái thử nghiệm đã chết trong một chiếc ô tô tự lái Nio sau khi chiếc xe rơi từ tầng ba của một tòa nhà văn phòng xuống tầng trệt ở Thượng Hải.
Theo hướng dẫn mới của Bộ Giao thông Vận tải Trung Quốc, các phương tiện tự lái sẽ sớm được phép hoạt động như xe buýt trên các tuyến đường dành riêng nhưng sẽ không được phép chở hàng nguy hiểm. Các nhân viên lái xe từ xa hoặc nhân viên phụ trách an toàn sẽ cần thiết đối với những phương tiện hoàn toàn tự động. Các phương tiện tự hành ở mức cao hơn sẽ được yêu cầu phải có trình điều khiển dự phòng.
Tiềm năng tăng trưởng lớn
Dù vậy ngay cả trước khi luật quy định về ô tô tự lái toàn quốc được thông qua, một số thành phố của Trung Quốc đã cho phép một số vật thể được gọi là “robot ô tô” chạy trên đường.
Vào ngày 1 tháng 8, một loạt các quy tắc mới về việc sử dụng thương mại ô tô thông minh đã có hiệu lực tại Thâm Quyến. Đây được coi là bộ quy định đầu tiên thuộc loại này được thực hiện ở một thành phố của Trung Quốc.
Trùng Khánh và Vũ Hán cũng đã công bố các kế hoạch thử nghiệm cho phép các nhà cung cấp dịch vụ xe hơi không người lái bắt đầu hoạt động thương mại. Baidu’s Apollo cho biết họ đã thử nghiệm xe tự lái của mình trên các con đường và sẽ xin phép để triển khai dịch vụ càng sớm càng tốt.
Theo báo cáo của IHS Markit vào năm ngoái, đến năm 2030, thị trường gọi xe của Trung Quốc dự kiến sẽ tăng 20-28%, đạt 2,25 nghìn tỷ nhân dân tệ và 60% trong số đó sẽ được phục vụ bằng ô tô tự lái (robotaxis).
Báo cáo này cũng dự đoán có hai đến ba nhà khai thác robotaxi sẽ thống trị thị trường ở Trung Quốc đại lục trong khi Baidu, một gã khổng lồ internet chuyên về công cụ tìm kiếm và bản đồ, sẽ được hưởng lợi từ xu thế này.
Tuy nhiên, tình trạng thiếu chip vẫn là thách thức lớn nhất đối với các nhà sản xuất ô tô của Trung Quốc.
Một nhà báo Trung Quốc đã viết trong một bài báo hôm thứ Hai rằng Đạo luật Khoa học và Sản phẩm mới được thông qua của Mỹ có thể hạn chế sản lượng của các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc trong 5 năm tới. Ông viết rằng một chiếc xe điện có thể sử dụng tới 300 chip MCU và tập đoàn TSMC của Đài Loan đang cung cấp 60-70% số chip này trên toàn cầu.
Ông lưu ý rằng việc sản xuất chip MCU không đòi hỏi công nghệ tiên tiến nhất, vì nó chỉ sử dụng chip 16 đến 40 nanomet (nm), một số có thể được sản xuất bởi các nhà sản xuất chip Trung Quốc. Tuy nhiên, ông cho biết nguồn cung những con chip này sẽ vẫn là điểm nghẽn đối với tăng trưởng của ngành vì các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc có xu hướng sử dụng chip Đài Loan để đảm bảo an toàn cho người lái xe.
Bị xử thua kiện tại Trung Quốc, Tesla kiện ngược lại khách hàng
Một khách hàng tại Trung Quốc đã kiện Tesla gian lận khi bán xe cũ. Tuy nhiên, khi bị tòa án xử thua và yêu cầu bồi thường, hãng xe điện Mỹ đã lập tức kiện ngược lại khách hàng.
Hãng tin Bloomberg vừa dẫn lại phán quyết được đăng tải trên Facebook của ông Han Chao cho biết một tòa án ở Bắc Kinh kết luận rằng Tesla đã thông tin không đúng về tình trạng chiếc Model S bán cho ông này với giá 379.700 nhân dân tệ (khoảng 58.700 USD) thông qua sàn mua bán xe cũ chính thức của công ty. Trong khi đó, trên thực tế, chiếc xe đã từng được đại tu sau một tai nạn xảy ra trước đó.
Bác bỏ lời bào chữa của Tesla rằng các mối hàn không cho thấy xe đã bị thay đổi kết cấu, tòa án yêu cầu hãng xe điện Mỹ hoàn trả toàn bộ chi phí mua xe, đồng thời phải bồi thường thiệt hại gấp ba lần giá mua. Tổng cộng mức phạt là hơn 1,5 triệu nhân dân tệ (tương đương 232.600 USD).
Đây là lần đầu tiên Tesla bị phạt nặng như vậy tại Trung Quốc, theo trang Caijing.
Dù có rất nhiều fan trung thành ở khắp nơi trên thế giới, nhưng tại Trung Quốc, Tesla vướng phải không ít "thị phi" (Ảnh: Bloomberg).
"Phán quyết này có thể được xem như một cột mốc quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trước các công ty lớn," luật sư Zhang Xiaoling của Công ty luật Haodong cho biết. "Vụ việc có thể khiến người tiêu dùng có thêm niềm tin khi gặp các tình huống tương tự và có thể sẽ khiến nhiều người học theo".
Dù đã có phán quyết của tòa án, nhưng cuộc chiến giữa ông Chao và hãng Tesla chưa hề có dấu hiệu kết thúc. Tesla đang kiện ngược lại ông Chao về việc làm hỏng hai chiếc xe ô tô và vu khống sau khi ông này lên mạng xã hội Weibo cáo buộc Tesla nói dối tại tòa.
Ông Chao cho biết Tesla đang đòi ông phải bồi thường thiệt hại hơn 5,85 triệu nhân dân tệ (907.000 USD) và yêu cầu tòa án phong tỏa tài sản của ông.
Ông Chao lại tiếp tục kiện Tesla có hành vi phỉ báng, làm mất danh dự của ông khi cho rằng ông là người tổ chức biểu tình tại Triển lãm ô tô Thượng Hải. Tại sự kiện này, một phụ nữ đã thu hút rất đông sự chú ý sau khi đến làm náo loạn gian trưng bày của Tesla, phàn nàn về lỗi phanh trên chiếc Tesla Model 3 của cô.
"Nguyên tắc là không bao giờ chùn bước trước sự bất công hay vu khống trắng trợn, cho dù phía bên kia có vẻ hoành tráng và quyền lực đến đâu", ông Han chia sẻ trên Weibo. "Đúng là đúng. Sai là sai".
Hai công ty Trung Quốc đầu tư sản xuất pin xe điện tại Indonesia Công ty Shenzhen Chengxin Lithium Group và chi nhánh tập đoàn Tsingshan Holding Group của Trung Quốc sẽ đầu tư 350 triệu USD vào dự án sản xuất pin lithium tại Indonesia. Hai công ty trên sẽ xây dựng một nhà máy sản xuất hóa chất lithium tại Khu công nghiệp Morowali ở tỉnh Sulawesi - địa điểm đã tiếp nhận một số...