Ô tô trước khi đi xa cần kiểm tra những gì?
Ngay cả khi xe được bảo dưỡng định kỳ đầy đủ, việc kiểm tra xe ô tô trước những chuyến đi dài vẫn là một khâu chuẩn bị hết sức quan trọng mà người lái không nên bỏ qua.
Việc di chuyển trên quãng đường dài, nhất là phải đi trên những con đường gập ghềnh, không bằng phẳng thì lốp xe là một yếu tố vô cùng quan trọng.
Trước tiên, cần kiểm tra lốp xe có non không, loại bỏ những viên sỏi, đá đang mắc vào rãnh của lốp xe để đề phòng tình trạng xì lốp, nổ lốp. Nếu đi du lịch tại khu vực miền núi, phải leo dốc, đi trên đường đèo quanh co phải kiểm tra cả độ mòn của lốp. Nếu thấy lốp đã hết độ ma sát thì phải thay lốp mới để đảm bảo an toàn cho tất cả mọi người trong chuyến đi.
Nên mang theo lốp dự phòng và các dụng cụ tháo lắp cơ bản để có thể thay lốp xe trong trường hợp xấu.
Kiểm tra ắc-quy
Thông thường một ắc-quy mới có thể sử dụng từ 2 đến 5 năm. Không có cách nào để biết trước khi nào ắc-quy sẽ hết điện. Hiện tượng có thể là tốc độ của máy chậm đi so với trước. Nếu đã dùng được từ 4 đến 5 năm thì nên thay mới.
Nên kiểm tra xem ắc-quy có bị rò rỉ hoặc các vết nứt hay có dấu hiệu của sự ăn mòn không, nếu có nên thay mới. Kiểm tra các đầu điện cực, nếu bị ăn mòn ắc-quy dễ bị hỏng, nhất là khi đang đi trên đường.
Thông thường một ắc-quy mới có thể sử dụng từ 2 đến 5 năm.
Video đang HOT
Có một số dấu hiệu báo cho bạn biết đã đến lúc kiểm tra hệ thống phanh xe như bàn đạp phanh trở nên mềm; bàn đạp phanh quá cứng và khó nhấn; đèn cảnh báo hệ thống phanh bật sáng trên bảng táp-lô; có tiếng lạo xạo, ken két phát ra liên tục từ hệ thống phanh.
Khi thấy hệ thống phanh có vấn đề, bạn nên thay càng sớm càng tốt; nếu để lâu sẽ không an toàn; khi hỏng nặng phải bỏ chi phí sửa chữa và thay càng lớn.
Dầu máy cần được kiểm tra để đảm bảo cho quá trình vận hành của xe được trơn tru, ổn định và bền bỉ cho động cơ.
Nên đỗ xe trên nền đất bằng phẳng, cho máy chạy nóng rồi tắt máy. Đợi vài phút cho dầu chảy xuống hết cácte dầu. Rút que thăm lau bằng vải sạch, sau đó cắm ngập que vào bình rồi kiểm tra mức dầu trên que. Nếu dầu có màu đen sẫm là đã đến lúc thay, có màu vàng, nhưng mức dầu còn quá ít thì đổ thêm dầu cùng loại vào.
Một cách khác đơn giản hơn từ chia sẻ của những chuyên gia bảo dưỡng xe ô tô là quệt dầu lên tay, miết giữa hai ngón tay xem dầu có mạt không.
Tùy từng loại xe mà cách kiểm tra dầu hộp số cũng khác nhau. Ban đầu dầu hộp số tự động có màu đỏ. Sau thời gian sử dụng dưới nhiệt độ cao và tải trọng lớn, dầu bị ôxy hóa, chất lượng kém đi chuyển sang màu nâu.
Nếu có màu hồng, chứng tỏ dầu bị loãng, có thể do nước trong bộ tản nhiệt rò ra. Khi đó phải kiểm tra két nước. Nếu dầu có màu nâu là do nhiễm bẩn, nên thay dầu. Nếu dầu ở dưới mức “hot” thì cần bổ sung thêm, nhưng không được đổ đầy quá mức quy định, sẽ làm cho ly hợp và đai phanh bị trượt, gây cháy.
Hãy mở nắp khoang động cơ và kiểm tra mực nước làm mát.
Kiểm tra nước và két làm mát
Hãy mở nắp khoang động cơ và kiểm tra mực nước làm mát. Nguyên tắc chung là bạn nên sục két nước và bổ sung nước làm mát ít nhất 2 năm một lần. Quá trình sục két nước khá đơn giản, chỉ cần đến một chất hóa học đặc biệt để làm sạch cặn bẩn bên trong.
Nếu nhìn thấy vũng nước nhỏ bên dưới xe khi đỗ là xe đã bị rò rỉ nước làm mát. Điều bạn cần làm là đưa xe đến ga-ra để kiểm tra và sửa chữa.
Nước rửa kính, thanh gạt nước mưa
Trước tiên, kiểm tra mức nước rửa kính còn lại trong bình. Thông thường, bình chứa nước rửa kính sẽ nằm ở phía trước, bên trong khoang động cơ, tuy nhiên ở một số loại xe thì nhà sản xuất đặt nó ở phía sau cốp. Nên dùng nước rửa kính chính hãng hoặc dung dịch tẩy rửa phù hợp để đảm bảo kính lái được vệ sinh sạch.
Cách kiểm tra thanh gạt nước nằm trên kính lái là bật thử xem chúng có hoạt động tốt; nên vệ sinh sạch sẽ bụi bẩn nằm bên dưới phần lưỡi gạt để đảm bảo khi gạt nước, những hạt bụi này sẽ không làm trầy, gây ảnh hưởng đến độ “sạch” và êm ái khi các thanh gạt hoạt động.
Dưới nắp ca-pô
Kiểm tra các dây đai dẫn động, nếu có rạn nứt nên thay thế. Kiểm tra dầu phanh, dầu trợ lực tay lái, đổ thêm nước vào bình nước rửa kính.
Nếu không nhớ lọc gió thay khi nào thì nên thay luôn, vì lọc gió bẩn sẽ gây tốn xăng và tiêu hao nhiều năng lượng. Cũng nên kiểm tra các đường ống gấp khúc và xoắn.
Triệu hồi Ferrari 458 và 488 do hệ thống phanh
Ferrari đang triệu hồi 9.985 chiếc 458 và 488 trên toàn cầu vì áp suất trong bình chứa dầu phanh gặp vấn đề, khiến hệ thống phanh không đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật khiến tăng nguy cơ mất toàn cho người lái.
Theo đó, nhà sản xuất Ý thông báo các xe thuộc diện triệu hồi sở hữu phần nắp của bình chứa dầu phanh có thể không cho khả năng thông gió thích hợp để duy trì áp suất trong bình. Điều này có thể khiến xe mất một phần hoặc toàn bộ khả năng phanh, làm tăng nguy cơ xảy ra tại nạn.
Ferrari 458 Italia 2010 bị ảnh hưởng bởi đợt triệu hồi mới.
Ferrari cũng cho biết số lượng xe bị ảnh hưởng trong đợt này lên tới 9.985 chiếc trên toàn cầu, gồm các mẫu: 458 Italia, 458 Spider, 458 Speciale, 458 Speciale A, 488 GTB, 488 Spider và J50. Trong đó, các mẫu 458 được sản xuất từ tháng 8/2009 đến tháng 7/2015 và các mẫu 488 được sản xuất từ năm 2015 đến năm 2019.
Trước đó, vào tháng 11/2021, hãng siêu xe của Ý cũng thông báo triệu hồi 5.600 chiếc Ferrari 458 và 488 tại Mỹ do lỗi của hệ thống phanh có thể dẫn đến rò rỉ dầu khiến hiệu quả phanh kém, dễ gây tai nạn.
Ferrari 488 GTB 2019 bị triệu hồi.
Liên quan đến vụ việc này, hiện nhà phân phối chính thức Ferrari tại Việt Nam không phản hồi về thông tin; Có hay không các mẫu xe Ferrari tại Việt Nam cũng phải triệu hồi liên quan đến mẫu xe này? Vào tháng 3/2021, Ferrari cũng phải triệu hồi 24 siêu xe do lỗi túi khí Takata có nguy cơ bị hơi ẩm xâm nhập và có thể khiến giảm chất lượng theo thời gian., liên quan đến các mẫu: 458 Speciale, 488 GTB, 488 Spider, California T và F12berlinetta. Đối với đợt triệu hồi mới, nhà phân phối tại Việt Nam chưa có động thái nào.
Bật điều hòa ô tô, nên lấy gió trong hay gió ngoài Sử dụng xe ô tô biết cách chọn chế độ lấy gió trong và ngoài phù hợp sẽ vừa đảm bảo không khí trong xe được trong lành, vừa tiết kiệm nhiên liệu. Ý nghĩa và sự khác biệt giữa lấy gió trong, gió ngoài Về cơ bản 2 chế độ lấy gió đều được sử dụng để lấy luồng không khí từ...