Ô tô tải nhập khẩu từ Trung Quốc tăng đột biến
Xe tải nhập khẩu từ Trung Quốc qua địa bàn Lạng Sơn quý I-2015 tăng gấp 4 lần so với quý I-2014
Ô tô tải nhập khẩu qua cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị – Lạng Sơn. Ảnh: Lương Bằng
Theo số liệu của Cục Hải quan Lạng Sơn, quý I-2015, số lượng ô tô tải nhập khẩu nguyên chiếc từ Trung Quốc xấp xỉ 3.000 chiếc. Trong khi đó, cùng kỳ năm trước, số lượng xe tải nhập từ thị trường này chỉ có 527 chiếc. Như vậy ô tô tải nguyên chiếc nhập khẩu từ Trung Quốc đã tăng gần 2.500 chiếc so với cùng kỳ và gấp 4 lần so với quý I-2014. Cả năm 2014, số xe ô tô tải nguyên chiếc nhập khẩu từ Trung Quốc chỉ là 10.117 chiếc.
Trên địa bàn Lạng Sơn, ô tô tải nhập khẩu từ Trung Quốc hầu hết làm thủ tục tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị. Nhờ số lượng nhập khẩu tăng vọt, số thu thuế của Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị cũng có sự khởi sắc rõ rệt. Quý I-2015 số thu thuế của đơn vị này là 1.050 tỷ đồng, tăng tới 73% so với cùng kỳ năm 2014.
Lý do khiến ô tô tải nhập khẩu ở Trung Quốc tăng vọt là bởi Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN – Trung Quốc giai đoạn 2015-2018, có hiệu lực ngày 1-1-2015 đã áp dụng thuế suất ưu đãi cho mặt hàng này. Điều đó khiến doanh nghiệp ô tô trong nước như “ngồi trên đống lửa”.
Trước áp lực của ô tô tải nhập khẩu từ Trung Quốc, hồi tháng 3 năm nay, Hiệp hội Doanh nghiệp Cơ khí Việt Nam (VAMI) phải có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính liên quan đến biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN – Trung Quốc.
Trong biểu thuế này, việc nhập khẩu xe ô tô tải nguyên chiếc trên 45 tấn chỉ chịu thuế 0%. Còn dòng xe tải từ 25 tấn đến 45 tấn cũng chỉ có thuế suất 10-15%. Trong khi đó, tính toán của VAMI cho thấy, cộng cả chi phí lắp ráp và thuế nhập khẩu linh kiện thì xe lắp ráp ở Việt Nam có mức chi phí là 24%, cao hơn nhiều so với việc nhập xe ô tô tải nguyên chiếc.
Theo VAMI, thuế nhập khẩu xe nguyên chiếc còn rất thấp so với nhập linh kiện dẫn đến việc cạnh tranh không công bằng giữa doanh nghiệp kinh doanh xe tải nhập nguyên chiếc và doanh nghiệp kinh doanh xe tải nhập linh kiện lắp ráp.
Video đang HOT
Mặt khác, VAMI lo ngại, khi thuế nhập khẩu xe nguyên chiếc thấp hơn so với nhập linh kiện, các doanh nghiệp có xu hướng vì mục tiêu lợi nhuận sẽ chuyển sang nhập xe tải nguyên chiếc. Điều này dẫn đến sự yếu thế của ngành chế tạo cơ khí, sản xuất và lắp ráp xe tải trong nước và gây thất thu nguồn thuế lớn cho nhà nước.
VAMI kiến nghị Thủ tướng, Bộ Tài chính xem xét điều chỉnh mức thuế nhập khẩu của xe thương mại giữa xe nhập nguyên chiếc và xe lắp ráp sao cho phù hợp để nhà nước không thất thu thuế đồng thời thực hiện nghiêm quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2035 của Thủ tướng Chính phủ.
Hồi giữa tháng 2, Công ty cổ phần ô tô TMT cũng gửi kiến nghị tương tự đến Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Công Thương.
Giải thích cho việc ô tô tải Trung Quốc nhập khẩu ồ ạt vào Việt Nam, trong cuộc họp Ban chỉ đạo liên bộ điều hành kinh tế vĩ mô ngày 30-3,một lãnh đạo của Bộ Tài chính cho rằng: Tháng 1-2015, chúng ta thực hiện cam kết thương mại ASEAN-Trung Quốc, nên nhiều mặt hàng áp dụng mức thuế suất thấp. Hiện nay ô tô trong nước đang phải nhập khẩu những linh kiện quan trọng từ Nhật Bản, Hàn Quốc… nhưng một số loại ô tô tải nguyên chiếc nhập từ Trung Quốc lại chỉ có thuế suất 0%. Do vậy chúng tôi đang bàn với Bộ Công Thương cần có giải pháp để hỗ trợ lắp ráp, sản xuất xe tải trong nước trước cam kết ASEAN-Trung Quốc.
Trả lời tại họp báo Chính phủ tháng 3-2015, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên cho biết: Trong quý I vừa qua, ô tô tải nhập khẩu vào Việt Nam chủ yếu là xe có tải trọng lớn mà trong nước chưa sản xuất, lắp ráp được.
Theo người phát ngôn Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo triển khai thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp theo Chiến lược và Quy hoạch nêu trên, trong đó giao Bộ Công Thương chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính và các bộ, ngành liên quan rà soát các quy định về thuế, phí (thuế nhập khẩu xe nguyên chiếc và linh, phụ kiện; thuế tiêu thụ đặc biệt…) và đề xuất cơ chế chính sách cụ thể, thúc đẩy sản xuất trong nước, bảo đảm khả thi, ổn định lâu dài và phù hợp với các cam kết quốc tế trong quá trình hội nhập, trình Thủ tướng Chính phủ. Hiện nay, Bộ Công Thương và Bộ Tài chính đang tích cực thực hiện chỉ đạo nêu trên của Thủ tướng Chính phủ.
Theo Lương Bằng
Hải quan Online
Toyota VN lưỡng lự nhập khẩu: "Tan" giấc mơ ôtô Việt Nam?
Toyota Việt Nam đang lưỡng lự trước việc lắp ráp, sản xuất hay nhập khẩu xe nguyên chiếc khi thuế nhập khẩu từ các nước ASEAN giảm còn 0% vào năm 2018
Thông tin này được ông Yoshihisa Maruta, Tổng Giám đốc Công ty Toyota Việt Nam (TMV) chia sẻ tại cuộc họp báo ngày 2/4 rằng, đến nay TMV vẫn chưa có câu trả lời về vấn đề này.
Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA: * Vì sao đường sắt trên cao tiếp tục "lùi" tiến độ?* Cuối tuần, giá vàng tăng 60.000 đồng mỗi lượng* WB "cấm cửa" doanh nghiệp Mỹ vì hối lộ quan chức Việt Nam* Giá USD trong tuần "đội" 60 VND* Chủ tịch Đà Nẵng: Sẽ kiểm tra thông tin doanh nghiệp Mỹ hối lộ quan chức* Ô nhiễm biến đô thị Trung Quốc thành "thành phố ma"
Lý do của sự lưỡng lự này là vì đến nay các doanh nghiệp sản xuất ô tô trong nước vẫn chưa có kế hoạch cụ thể từ sau khi Chiến lược tổng thể phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được thông qua.
Trong khi đó thời điểm giảm thuế nhập khẩu xuống 0% ngày càng đến gần khiến các doanh nghiệp băn khoăn việc tiếp tục sản xuất hay chuyển sang nhâp khẩu xe nguyên chiếc.
Ông Yoshihisa Maruta cho biết, thời điểm thuế nhập khẩu trong ASEAN giảm về 0%, việc nhập khẩu linh kiện về để lắp ráp một mẫu xe còn tốn kém hơn khiến giá thành xe cao hơn so với nhập khẩu nguyên chiếc từ các thị trường Thái Lan, Indonesia hay Malaysia.
Đó là với các doanh nghiệp nước ngoài, với doanh nghiệp trong nước chắc chắn sẽ khó khăn hơn gấp bội.
Các hãng xe nước ngoài đang có nhiều ưu thế với thị trường ô tô Việt.
Kết quả khảo sát VAMA cho thấy, hiện cả nước có hơn 20 doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô, nhưng thực tế số doanh nghiệp đầu tư bài bản và đang có những sản phẩm bán tốt trên thị trường chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Khả năng cạnh tranh yếu kém cùng với tình hình kinh tế khó khăn đã đẩy ngành sản xuất ô tô trong nước vào tình trạng khó khăn: Sản lượng bán xe giảm, thua lỗ, thậm chí rút lui khỏi thị trường.
Để cầm cự được trên thị trường, hầu hết các doanh nghiệp phải song hành "đứng trên 2 chân", tức là vừa nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu thị trường và vừa sản xuất.
Tại Triển lãm ô tô năm 2013 được tổ chức mới đây tại TPHCM, nhiều chuyên gia trong ngành cho rằng, thời điểm năm 2018 sẽ là một "cột mốc" lớn cho thị trường ô tô Việt Nam.
Xe nhập khẩu nguyên chiếc với ưu thế về giá và chất lượng có thể đổ bộ chiếm lĩnh thị phần những hãng xe sản xuất, lắp ráp ở thị trường nội địa. Lúc này, ngành sản xuất ô tô trong nước sẽ phải đối mặt với viễn cảnh tháo lui hoặc thu hẹp quy mô sản xuất đồng loạt.
Để bảo vệ nền công nghiệp ô tô Việt Nam, Bộ Công Thương đã đề nghị một lộ trình giảm thuế giữ nhịp cao đến năm 2017. Cụ thể: năm 2014 giảm còn 50%, năm 2015 vẫn giữ 50%, năm 2016 giảm còn 40%, năm 2017 giảm còn 30% và năm 2018 giảm về 0%.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia kinh tế, nếu các doanh nghiệp trong nước không nâng cao sức cạnh tranh, giảm giá bán xe thì xe nội sẽ không thể cạnh tranh được với xe ngoại và các doanh nghiệp sản xuẩt và lắp ráp xe nội địa sẽ chuyển thành những nhà nhập khẩu.
Chuyên gia kinh tế TS Lê Đăng Doanh nhận định: "Hiệu quả của ngành công nghiệp ô tô sau bao nhiêu năm đề ra mục tiêu nội địa hóa, rõ ràng rất kém hiệu quả, thị trường ô tô trong nước thấp, nên hoàn toàn bị lép vế trước thị trường nước ngoài".
Vì vậy, theo ông Doanh cần phải xác định rõ mục tiêu cụ thể, xác định rõ con đường đi của ngành công nghiệp này, nhất là sau mấy chục năm cuối cùng vẫn chỉ là thợ ăn lương hàng tháng, làm chiếc trục khuỷu".
Theo Phương Nguyên (Tổng hợp)
Đất Việt
Trung Quốc nới lỏng nhập khẩu để kiềm chế giá xe sang Trung Quốc tới đây sẽ kiểm soát giá các loại xe sang như Audi, BMW và Mercedes-Benz bằng cách cho phép các đại lý không chính hãng được bán xe nhập khẩu. Chính phủ Trung Quốc cho biết, chương trình thử nghiệm sẽ khuyến khích sự cạnh tranh và mang đến cho người tiêu dùng thêm nhiều cơ hội sở hữu xe sang....