Ô tô phơi nắng ngoài trời 60 độ, cách nào để bảo vệ?
Hà Nội và các tỉnh miền Bắc đang trải qua mùa hè nắng nóng cao điểm, nhiệt độ ngoài trời lên đến hơn 40 độ C. Những chiếc xe ô tô tại các khu đô thị lớn ở Hà Nội phải dừng đỗ ngoài trời đều bị “nung nóng” đến 50-60 độ C.
Vậy cách nào để làm mát cho xế yêu, giữ gìn xe được an toàn, bền lâu. Sau đây là 1 số lưu ý khi sử dụng xe trong những ngày hè nóng bức.
Đỗ xe nơi râm mát
Chúng ta cần tìm những nơi râm mát tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời như nhà xe có mái che, hầm để xe cũng như dưới những bóng cây để đỗ dừng xe. Vì nắng nóng 50-70 độ C trực tiếp sẽ tổn hại đến lớp sơn ngoài xe và các chi tiết nội thất như nhựa, cao su trong xe không bị biến chất gây độc hại cho sức khoẻ.
Hiện nay các loại phim cách nhiệt có khả năng loại bỏ 80-90% tia hồng ngoại và tia cực tím có hại từ ánh nắng mặt trời. Dán phim cách nhiệt có thể giúp giảm tổng lượng nhiệt từ ánh nắng mặt trời khoảng 40-60%. Giúp giảm các tác nhân gây hại cho da, mắt cũng như các chi tiết nội thất trong xe.
Nhưng lưu ý cần sử dụng loại phim cách nhiệt uy tín và chính hãng để đạt được hiệu quả tốt nhất trong quá trình sử dụng. Giá dán phim cách nhiệt dao động từ 4-10 triệu đồng tuỳ từng hãng cũng như dòng xe.
Sử dụng bạt phủ hoặc ô chuyên dụng
Sử dụng bạt phủ hoặc ô chuyên dụng giúp giảm đáng kể lượng nhiệt mà ánh nắng trực tiếp tác động lên xe. Có rất nhiều loại bạt phủ và ô chuyên dụng nhưng nên chọn loại tráng bạc hoặc nhôm để có thể phản xạ ánh mặt trời tốt hơn các loại bằng vải dù, nilon…
Video đang HOT
Nếu có điều kiện nên chọn loại bạt phủ toàn bộ xe sẽ giúp bảo vệ cả ngoại và nội thất của xe. Bạt phủ hiện có giá dao động từ 400 nghìn đến 600 nghìn đồng.
Nếu không sử dụng phim cách nhiệt thì rèm và tấm chắn nắng cũng là 1 giải pháp chống nóng cho xe hiệu quả. Cách này giúp cản ánh nắng trực tiếp truyền từ kính vào bên trong xe. Với ưu điểm là giá thành rẻ thuận tiện trong quá trình sử dụng nhưng bị sẽ bị hạn chế tầm nhìn khi lái xe. Giá rèm, tấm chắn từ 50 nghìn cho đến 200 nghìn đồng.
Hạ kính 2-3cm khi đỗ xe
Khi dừng đỗ xe lâu ở ngoài trời dù dùng biện pháp nào thì cũng bị truyền nhiệt vào trong xe, để giúp xe hạ nhiệt nên hạ kính xe từ 1-2cm để không khí trong và ngoài xe được lưu thông tránh hấp nhiệt.
Khởi động và mở cửa trước khi di chuyển
Khi đỗ xe thời gian dài ở ngoài nắng nóng, việc đầu tiên khi sử dụng xe nên mở hết kính xe để có thể lưu thông đẩy bớt khí nóng trong xe và các chất độc hại từ nhựa, cao su trên xe ra ngoài. Sau đó khoảng từ 2-3 phút bật điều hoà ở mức trung bình không nên để ở mức có công suất cao vì sẽ khiến dàn lạnh của xe hoạt động quá sức.
Chống sốc nhiệt khi từ xe ra ngoài trời
Trước khi kết thúc hành trình khoảng 5-10 phút nên tăng nhiệt độ điều hoà và giảm quạt để khi bước ra ngoài trời lái xe và hành khách có thể tránh sốc nhiệt do thay đổi nhiệt độ đột ngột, nguy hại đến sức khỏe.
Những vật dụng dễ phát nổ trên xe ô tô mùa nắng nóng
Bật lửa ga, chai nước, đồ uống có ga, mỹ phẩm,... rất hay được các chủ xe để trong ô tô của mình. Tuy nhiên, đây lại là những vật dụng có thể dẫn tới nguy cơ cháy nổ khi gặp thời tiết nắng nóng.
Thiết bị điện tử
Việc để các vật dụng công nghệ như điện thoại, máy ảnh, laptop... trong ô tô sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ của chúng. Nhiệt độ cao khiến các linh kiện trong những thiết bị điện tử này dễ bị hỏng, thậm chí bị tan chảy.
Chưa kể đến pin trong các thiết bị công nghệ, đây được ví như quả bom nếu để trong xe vì lượng axit trong pin có thể rò rỉ ra ngoài và ga hại cho da, mắt người ngồi trong xe.
Việc để các vật dụng công nghệ như điện thoại, máy ảnh, laptop... trong ô tô sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ của chúng
Mỹ phẩm và thuốc
Một số loại mỹ phẩm của phái đẹp ở dạng bình xịt có ga cũng có nguy cơ phát nổ khi bị nóng quá mức, và dĩ nhiên các loại mỹ phẩm, thuốc khác cũng sẽ bị biến tính hoặc hư hỏng dưới nhiệt độ cao như trong xe hơi.
Thậm chí là kem chống nắng, những ngày nắng nóng như thế này, nhiều người nghĩ rằng cần để một hộp kem chống nắng trên xe là thượng sách, nhưng nhiệt độ cao có thể làm giảm đáng kể hiệu quả của kem bôi da và sẽ mất dần tác dụng.
Bật lửa
Đối với các lái xe có thói quen hút thuốc thì bật lửa là một vật không thể thiếu mang theo bên người. Nhìn thì nhỏ bé vậy nhưng nó tiềm ẩn nguy cơ cao dẫn đến veiẹc cháy nổ ô tô. Khi bật lửa bị ánh nắng mặt trời chiếu tực tiếp và dưới tác động của nhiệt độ cao trong xe, khí gas trong bật lửa sẽ giãn nở dẫn đến phát nổ, gây cháy da ghế hoặc vỡ kính.
Vì vậy, nếu có hút thuốc hãy mang theo người chứ đừng để trên xe.
Nước uống có gas hoặc các chai nước trong suốt
Dưới sự oi nóng của thời tiết, việc mang những loại nước có gas để giải khát như Coca, Pepsi... là điều tương đối dễ hiểu. Song, nếu những loại nước này chưa mở nắp thì vô tình chung lại là vật dụng vô cùng nguy hiểm khi đỗ xe dưới trời nóng trong thời gian dài. Do chịu sự tác động của nhiệt độ, lượng gas trong những chai/lon này tiềm ẩn nguy cơ phát nổ.
Do chịu sự tác động của nhiệt độ, lượng gas trong những chai/lon nước có ga tiềm ẩn nguy cơ phát nổ
Bên cạnh đó, những chai nước khoáng đóng chai hay chai thủy tinh đựng nước trong suốt cũng là nguyên nhân chính gây ra cháy xe. Đơn giản thôi, có thể tưởng tượng những chai nước này như một thấu kính, khi ánh nắng mặt trời chiếu qua những chai đựng nước trong suốt, chúng sẽ hội tụ tập trung tại một điểm, việc này sẽ khiến nguy cơ xảy ra cháy trên xe rất cao.
Đương nhiên cũng tùy thuộc vào chất liệu chai nhựa để trong xe hay luồng sáng có đủ mạnh để dẫn tới cháy hay không. Dẫu vậy, hãy nên đặt chai nước ở những ngăn, hộc để đồ nơi mà ánh nắng mặt trời không chiếu vào được để đảm bảo an toàn.
Bình chữa cháy
Đây là vật dụng quen thuộc ở trong ô tô, đã có rất nhiều trường hợp bình cứu hỏa mini bất ngờ phát nổ khi người sử dụng đặt ở những nơi gần mặt trời chiếu vào như cốp để đồ, bảng taplo trước hay khay để đồ bên dưới kính sau ở những dòng xe con.
Mặc dù không gây cháy xe nhưng hậu quả của việc nổ bình chữa cháy lại không hề nhỏ, có thể gây hư hỏng cho các bộ phận bên trong xe như nứt kính, bề dàn taplo...
Theo khuyến cáo được in trên bình chữa cháy, vật dụng này cần được bảo quản trong điều kiện mát mẻ, thích hợp nhất từ -10 độ C đến 55 độ C. Mà trong khi khí hậu ở Việt Nam vào mùa hè, đỗ xe dưới trời nắng nóng hơn 40 độ C nhất là vào buổi trưa, nhiệt độ trong khoang xe có thể lên tới 60 độ C, chưa kể tại một số vị trí khác khi hấp thụ trực tiếp nhiệt lượng từ mặt trời có thể khiến nhiệt độ lên cao hơn nhiều so với khuyến cáo mà bình chữa cháy đưa ra.
Cách tẩy rỉ sét trên ô tô hiệu quả, an toàn Tẩy gỉ sét trên ô tô không quá khó. Với các vết gỉ nhỏ bạn hoàn toàn có thể tự xử lý tại nhà. Hiện nay có khá nhiều cách tẩy gỉ xe hiệu quả. Dưới đây là một số cách giúp các tài xế tránh được tình trạng rỉ sét, duy trì "ngoại hình" mới bóng của xế cưng. Sử dụng dấm...