Ô tô ‘nội’ tiếp tục hưởng lợi từ chính sách, giá bán có giảm?
Cùng với việc được giảm 50% lệ phí trước bạ đến hết năm 2020, ô tô lắp ráp, sản xuất trong nước vừa tiếp tục hưởng lợi từ chính sách… tuy nhiên theo các chuyên gia trong ngành tất cả vẫn chưa đủ giúp mặt bằng giá bán ô tô tại Việt Nam “hạ nhiệt”.
Làn sóng dịch bệnh Covid-19 lần hai bùng phát tiếp tục ảnh hưởng đến thị trường ô tô Việt Nam. Chưa kịp hân hoan sau hai tháng liên tiếp tăng trưởng doanh số bán hàng, các doanh nghiệp (DN) kinh doanh ô tô tại Việt Nam vừa bị “dội gáo nước lạnh” khi sức mua ô tô giảm mạnh trong tháng 8.2020.
Theo số liệu bán hàng từ Hiệp Hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam ( VAMA), trong tháng 8.2020, tổng doanh số bán hàng của các thành viên thuộc VAMA chỉ đạt 20.655 xe, tăng 14% tương đương 3.410 xe so với tháng 7.2020. Cộng dồn số liệu bán hàng của các thành viên VAMA, VinFast và TC-Motor… Tổng lượng ô tô các loại tiêu thụ tại Việt Nam trong tháng 8.2020 đạt 27.516 xe, giảm 6.369 xe tương đương 19% so với tháng 7.2020.
Sức mua ô tô tại Việt Nam chưa kịp hồi phục đã tiếp tục sụt giảm
Gia hạn thời gian nộp thuế tiêu thụ đặc biệt với ô tô “nội”
Sức mua vẫn chưa được cải thiện bất chấp Chính phủ đã áp dụng chính sách kích cầu – giảm 50% lệ phí trước bạ cho ô tô lắp ráp, sản xuất trong nước đến hết năm 2020. Theo VAMA sau 8 tháng đầu năm 2020 tổng doanh số bán hàng của toàn thị trường ô tô vẫn giảm 25% so với cùng kì năm ngoái. Các DN ô tô vẫn gặp khó khăn trong việc cải thiện doanh số bán hàng, đồng thời đối mặt với nguy cơ xe tồn kho đang ngày càng tăng.
Trong bối cảnh đó, Chính phủ vừa ban hành chính sách hỗ trợ cho các DN sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước nhằm vượt qua giai đoạn khó khăn sau khi chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19. Cụ thể, sau khi lấy ý kiến từ các bộ ban ngành, trung tuần tháng 9.2020 Chính phủ đã ban hành Nghị định 109/2020/NĐ-CP về việc gia hạn thời gian nộp thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước.
Video đang HOT
Chính phủ vừa ban hành Nghị định về việc gia hạn thời gian nộp thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước
Theo đó, Nghị định 109/2020 nêu rõ gia hạn thời hạn nộp thuế đối với số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp phát sinh của kỳ tính thuế tháng 3, tháng 4, tháng 5, tháng 6, tháng 7, tháng 8, tháng 9 và tháng 10-2020 với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước.
Thời gian gia hạn kể từ ngày kết thúc thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định của pháp luật về quản lý thuế. Cụ thể, với kỳ tính thuế tháng 3, thời gian nộp thuế tiêu thụ đặc biệt phát sinh chậm nhất là ngày 20.9.2020, các kỳ tính thuế các tháng sau đó sẽ lùi 1 tháng tương ứng. Riêng kỳ tính thuế từ tháng 6 đến tháng 10, thời hạn nộp chậm nhất là ngày 20.12.2020.
Ô tô lắp ráp, sản xuất trong nước liên tục được hưởng lợi từ chính sách
Mặt bằng giá ô tô tại Việt Nam khó giảm sâu
Như vậy, cùng với Nghị định 70/2020 về việc giảm 50% lệ phí trước bạ có hiệu lực từ ngày 28.6.2020, Nghị định 109/2020/NĐ-CP ban hành ngày 15.9.2020 sẽ tiếp tục góp phần giúp các DN lắp ráp, sản xuất ô tô trong nước tiếp tục được hưởng lợi. Trong bối cảnh đó, không ít người tiêu dùng thắc mắc liệu mặt bằng giá bán ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước có giảm so với trước đây (?!) Đây có lẽ là câu hỏi luôn được người tiêu dùng đặt ra mỗi khi có những thay đổi chính sách liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh ô tô tại Việt Nam.
Bởi theo đánh giá của ông Nguyễn Minh Đồng – Thạc sĩ chuyên ngành ô tô từng có thời gian dài làm việc cho một tập đoàn xe hơi tại Đức: “Mặt bằng giá bán ô tô tại Việt Nam vẫn ở mức cao hơn so với nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới”.
Mặt bằng giá bán ô tô tại Việt Nam vẫn ở mức cao hơn so với nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới
Về lý thuyết, việc gia hạn thời gian nộp thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với ô tô “nội” sẽ giúp các DN sản xuất, lắp ráp ô tô tại Việt Nam có thêm thời gian nộp thuế. Với chính sách này các DN ô tô sẽ có thời gian chuẩn bị, tích lũy dòng tiền tốt hơn trong ngắn hạn, qua đó từng bước thao gỡ khó khăn sau giai đoạn chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Vì vậy, việc gia hạn thời gian nộp thuế TTĐB nhìn chung không tác động nhiều đến mặt bằng giá bán ô tô tại Việt Nam.
Tuy nhiên theo chuyên gia Nguyễn Minh Đồng: “Việc ô tô có giảm giá hay không còn tùy thuộc vào chính các DN kinh doanh ô tô sản xuất lắp ráp trong nước. Bởi, từ nhưng ưu đãi chính sách, thực tế DN có thể triển khai các chương trình ưu đãi, giảm giá bán xe để giúp khách hàng hưởng lợi, qua đó góp phần kích cầu, đẩy mạnh doanh số”.
Giá bán ô tô tại Việt Nam đang giảm thông qua các chương trình ưu đãi, khuyến mãi
Thực tế trong những tháng qua, giá bán nhiều mẫu mã ô tô tại Việt Nam liên tục giảm nhằm xả hàng tồn kho và kích cầu doanh số. Tuy nhiên, ảnh hưởng sau hai đợt dịch Covid-19 bùng phát vẫn chưa thể giúp sức mua ô tô trên thị trường hồi phục do người tiêu dùng đang có xu hướng thắt chặt chi tiêu.
Về thị trường ô tô Việt Nam từ nay đến cuối năm, chuyên gia Nguyễn Minh Đồng dự báo sức mua về những tháng cuối năm cũng như giai đoạn trước Tết Nguyên Đán 2021 sẽ có bước tăng trưởng, tuy nhiên mức tăng không đáng kể.
Ô tô quay đầu tăng giá dù chưa chốt ngày giảm 50% lệ phí trước bạ
Nhiều đại lý điều chỉnh chương trình khuyến mại khiến giá xe tăng nhẹ so với thời điểm trước khi chính phủ đồng ý chủ trương giảm 50% lệ phí trước bạ.
Dù việc giảm 50% lệ phí trước bạ cho ô tô sản xuất và lắp ráp trong nước chưa chính thức có hiệu lực nhưng thông tin này đã khiến thị trường xe có nhiều biến động. Khách hàng có tâm lý chờ đợi, trong khi showroom cắt bớt chương trình khuyến mại, rục rịch tăng giá trở lại.
Giá ô tô quay đầu tăng
Nhiều showroom điều chỉnh khuyến mại, không còn giảm giá sâu.
"Hôm trước, đại lý báo tôi chiếc Kona bản đặc biệt, màu trắng giá 650 triệu đồng nhưng hôm nay hỏi lại đã báo lên 665 triệu đồng", anh Hòa, một khách hàng định mua xe Hyundai cho biết. "Những ngày đầu tháng 5, nhân viên còn rất nhiệt tình săn đón, chăm sóc khách hàng, nhưng đến hôm nay đã không còn 'hết mình' như trước".
Theo người này, nhân viên bán hàng còn nói rằng, sắp tới, giá xe sẽ tiếp tục tăng nữa. "Thực tế, tôi đã tham khảo các đại lý khác thì đúng là ở đâu cũng nhích lên nhưng giá mỗi nơi mỗi khác", anh Hòa nói. "Đang có nhu cầu mua ô tô nên tôi đã chốt mua luôn, chưa cần biết bao giờ lệ phí trước bạ mới giảm 50%".
Theo khảo sát của phóng viên Dân trí, nhiều mẫu ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước được showroom giảm giá sâu từ đầu tháng 5 nay đã tăng giá, dù thực tế vẫn bán thấp hơn mức công bố của nhà sản xuất.
Honda City 1.5 TOP giá 599 triệu đồng, mức khuyến mại tháng 5 ban đầu là 40 triệu đồng, nhưng hiện nay chỉ giảm khoảng 30 triệu đồng. Có thời điểm, Mazda CX-5 Deluxe được các đại lý giảm tới 95 triệu đồng, so với giá công bố 899 triệu đồng. Tuy nhiên, hiện nay, mẫu xe do Thaco lắp ráp có giá nhích nhẹ, được chào bán quanh mức 806 - 812 triệu đồng.
Tăng giá để bù lỗ
Cắt bớt khuyến mại là cách để các showroom bù lỗ cho thời gian trước.
Quản lý một đại lý trên đường Giải Phóng (Hà Nội) cho biết giá xe thời gian tới sẽ không còn giảm sâu như hiện nay. "Dịch Covid-19 tại Việt Nam đã phần nào ổn định giúp cho kinh tế dần khôi phục, lượng khách mua xe vì thế cũng tăng theo. Khi đó, các showroom sẽ cắt các chương trình khuyến mại nhằm tối ưu lợi nhuận", anh phân tích.
Trong khi đó, phụ trách bán hàng của một hãng xe khác cho biết những tháng trước, phần lớn các đại lý hoạt động với lợi nhuận âm. Khi cung - cầu được cân bằng, showroom sẽ phải tăng giá trở lại để bù lỗ. "Việc giảm giá có thể chỉ kéo dài hết tháng 5 hoặc kéo dài đến khi quyết định giảm 50% lệ phí trước bạ có hiệu lực", người này nhận định.
Trước biến động của thị trường, khách hàng có nhu cầu mua ô tô sẽ phải "cân não" giữa việc mua bây giờ hay chờ lệ phí trước bạ giảm. Một ví dụ là VinFast Fadil 1.4 tiêu chuẩn có giá 415 triệu đồng, đang được bán mức 373 triệu, tức rẻ hơn 42 triệu đồng. Trong thời gian tới, nếu lệ phí trước bạ được giảm 50% nhưng giá xe không còn ưu đãi nữa, khách hàng sẽ chỉ tiết kiệm được khoảng 20 triệu đồng.
"Nếu không có bất thường thì giá ô tô thời gian tới sẽ không còn nhiều ưu đãi như hiện nay. Thậm chí, xe còn có thể tăng giá do các nhà máy đang thiếu linh kiện lắp ráp, sản xuất", một chuyên gia trong ngành nhận định. "Với các xe phổ thông, số tiền tiết kiệm được khi phí trước bạ giảm 50% chưa chắc đã bằng mức giá khuyến mại đang áp dụng".
Ô tô đã giảm giá bao nhiêu so với cuối năm 2019? So sánh giá niêm yết một vài mẫu xe từ lắp ráp cho tới nhập khẩu từ cuối năm 2019 tới nay cho thấy có sự chênh lệch theo chiều hướng giảm. Toyota Fortuner một số phiên bản mới giảm giá bán so với trước đây Ô tô giảm giá, nâng trang bị Theo khảo sát của PV Xe Giao thông, từ tháng...