Ô tô ngốn nhiên liệu, hỏng điều hòa nếu tài xế không làm sạch bộ phận này
Lọc gió điều hòa ô tô là một trong những bộ phận của hệ thống điều hòa trên xe, tuy nhiên nhiều tài xế thường để bộ phận này bẩn gây tác hại khó lường.
Với nhu cầu như hiện nay hầu hết các xe ô tô đều có nhu cầu sử dụng điều hòa nên tất nhiên cần sử dụng lọc gió điều hòa. Bộ phận này giúp lọc bụi bẩn trong không khí mà hệ thống điều hòa lấy từ môi trường bên ngoài ô tô để hút vào trong xe. Vì vậy, nếu như bộ phận này bị bẩn sẽ có tác động khôn lường đến người sử dụng.
Lọc gió điều hòa bẩn ảnh hưởng tới khả năng lưu thông không khí trong xe
Lọc gió điều hòa ô tô còn gọi là lọc gió Cabin sau một thời gian dài sử dụng sẽ bị bám bụi bẩn. Chính sự bụi bẩn này sẽ làm ảnh hưởng tới khả năng lưu thông không khí trong xe cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn gây ô nhiễm hoạt động mạnh ảnh hưởng tới sức khỏe con người.
Lọc gió ô tô bẩn không những ảnh hưởng không nhỏ tới điều hòa mà còn ngốn nhiều nhiên liệu.
Gây ô nhiễm môi trường bên trong ô tô
Lọc gió điều hòa đảm nhiệm chức năng chính là lọc và ngăn chặn bụi bẩn cùng không khí gây nhiễm qua hệ thống điều hòa nhiệt độ, hệ thống sưởi và thông hơi. Tuy nhiên, sau một thời gian dài sử dụng lọc gió điều hòa bị bẩn bám dính nhiều sẽ khiến cho nồng độ ô nhiễm trong xe ô tô tăng cao, tăng tới mức 6 lần môi so với môi trường bên ngoài. Sự ô nhiễm này sẽ gây ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của người lái cũng như những người khác trên xe.
Gây hỏng động cơ ô tô nhanh chóng
Lọc gió điều hòa ô tô hoạt động giúp cho động làm việc tốt hơn, bởi thế nếu không có lọc gió, hoặc bị bụi bẩn bám bít nhiều khiến lọc gió không thể hoạt động được sẽ khiến động cơ giảm công suất hoạt động. Hơn nữa, việc tạo ra các chất thải, muội than trong quá trình hoạt động sẽ xảy ra nhanh chóng, kết hợp bụi bẩn từ không khí tác động lên động cơ khiến động cơ nhanh chóng xuống cấp hoặc hư hỏng, giảm tuổi thọ nhiều lần.
Video đang HOT
Lọc gió điều hòa bẩn có thể gây tiêu hao nhiên liệu
Nhờ có lọc gió hoạt động thường xuyên lọc, ngăn chặn bụi bẩn, động cơ hoạt động tốt, bền bỉ sẽ giúp tiết kiệm nguồn nhiên liệu. Do đó, nếu xe có thiết bị lọc gió điều hòa tốt quá trình tiêu hao nhiên liệu sẽ ít hơn so với xe có hệ thống lọc gió kém.
Lọc gió điều hòa bẩn có thể sinh ra khí độc, mùi hôi khó chịu
Ngoài ra, lọc gió điều hòa bị ẩm mốc, tích bụi bẩn lâu ngày thì đây là nơi chứa nhiều vi khuẩn mạnh mẽ, khi không khí lùa qua sẽ gây ra nhiều khí độc vào trong xe và luôn cuốn cả các vi khuẩn, nấm mốc, tạo ra mùi hôi khó chịu trên xe.
Khi hệ thống lọc gió điều hòa hoạt động lâu ngày thì chất lượng không khí được lọc sạch giảm dần, bụi bẩn đi vào nhiều hơn. Lượng bụi bẩn này lâu ngày sẽ tích tụ trên giàn lạnh khiến cho không khí không thể tiếp xúc được các thanh nhôm làm lạnh dẫn tời không khí khó được làm mát lạnh một cách tối đa nhất, gây ra tốn nhiên liệu mà vẫn không hiệu quả trong việc làm mát.
Nên thay lọc gió điều hòa khi nào?
Bộ phận lọc gió điều hòa thường được đặt ở phía dưới của hộp đựng đồ phụ bên trong điều hòa hoặc ở dưới nắp ca pô. Việc thay thế bộ phận này khá đơn giản nên có thể tự thực hiện thay theo định kỳ.
Việc thay thế bộ phận này phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan như loại xe dùng là gì, thời gian sử dụng ra sao, số km đi được của ô tô khi mới bắt đầu sử dụng hệ thống điều hòa, môi trường sử dụng ra sao? Các yếu tố trên cần kết hợp với nhau, đôi khi xe chưa đạt được số km hạn định nhưng các yếu tố khác ảnh hưởng đến bộ phận lọc gió điều hòa thì chúng ta cũng cần phải thay. Khi mua bộ phận lọc điều hòa mới nên xem xét kỹ sách hướng dẫn sử dụng có số liệu khuyến cáo thời hạn sử dụng bộ phận này.
Theo VietQ
Các bệnh thường gặp trên điều hòa ô tô không phải tài xế nào cũng rõ
Hiểu rõ những "bệnh" thường gặp và cách sử dụng hợp lý sẽ giúp các chủ xe tiết kiệm một khoản tiền lớn cho việc sửa điều hòa.
Mục đích trang bị điều hòa cho xe hơi là để lọc sạch không khí và duy trì nhiệt độ thích hợp bên trong ôtô. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ cách sử dụng và bảo dưỡng hệ thống điều hòa sao cho đúng. Chính việc thiếu kiến thức trong sử dụng và bảo dưỡng điều hòa đã khiến nhiều người tốn kém không ít tiền của cũng như thời gian khi phải đưa xe đến các gara. Sau đây, xin gửi tới các bạn một số cách cơ bản để sử dụng và "bắt bệnh" điều hòa.
1. Hệ thống điều hòa bốc mùi khó chịu
Có hai nguyên nhân dẫn đến hiện tượng điều hòa bốc mùi khó chịu, bao gồm bụi bẩn trên lưới lọc, quạt gió và thói quen hút thuốc lá, ăn uống trong xe hoặc mồ hôi bám khắp nơi.
Hệ thống điều hòa bốc mùi khó chịu
Xử lý: Tháo lọc gió điều hòa và vệ sinh sạch sẽ (bằng vòi xịt khí nén) hoặc thay thế, có thể kết hợp vệ sinh cả dàn lạnh với chi phí không đáng kể. Lọc gió điều hòa cần thay sau mỗi 20.000km hoặc 2 năm một lần.
2. Điều hòa tự dưng kém mát và gió yếu
Khi điều hòa kém mát, nguyên nhân thứ nhất có thể là nhiệt độ của giàn lạnh không đạt được mức tối ưu và thứ hai là do lượng gió thổi qua giàn lạnh không đủ, không kịp với sự tăng của nhiệt độ không khí trong xe.
Điều hòa tự dưng kém mát và gió yếu
Xử lý: Nếu nguyên nhân là do giàn lạnh hoạt động kém thì bạn cần có chuyên gia chẩn đoán và xử lý. Còn nếu lượng gió kém thì có thể là do dị vật lọt vào trong ống thông gió hoặc lưới lọc bị tắc, hãy kiểm tra lưới lọc điều hòa.
3. Trong xe có mùi ga và lạnh không sâu
Nếu trong xe có mùi gas nhè nhẹ hay độ lạnh không sâu thì nguyên nhân là do rò rỉ hệ thống lạnh. Thực tế, hệ thống điều hòa là một chu trình tuần hoàn khép kín và rất ít khi bị rò rỉ nếu không bị can thiệp một cách cẩu thả vì một sự cố gì trước đó.
Xử lý: Nếu không phải là người am hiểu, chủ xe không nên tự ý can thiệp vào sự cố này. Hãy khẩn trương đem xe đến trạm dịch vụ ủy quyền gần nhất hoặc xưởng dịch vụ uy tín để được kiểm tra và xử lý dứt điểm.
4. Điều hòa lúc đầu mát, sau không mát
Đây là hiện tượng khá phổ biến trên những chiếc xe đã nhiều năm sử dụng nhưng lại không được chăm sóc tốt. Có thể chẩn đoán nguyên nhân là do giàn nóng điều hòa bị bám nhiều bụi bẩn và không được làm mát tốt nên lúc mới bật AC thì mát, nhưng sau đó lại kém. Ngoài ra, quạt làm mát bị hư hỏng cũng có thể là nguyên nhân.
Điều hòa lúc đầu mát, sau không mát
Xử lý: Vệ sinh giàn nóng điều hòa bằng dung dịch chuyên dùng. Chú ý là các lá tản nhiệt của giàn nóng rất mỏng và mềm, không phun nước có áp suất quá mạnh. Kiểm tra quạt làm mát xem có sự cố hay không.
5. Điều hòa đóng ngắt liên tục khi trời nóng
Việc đóng/ngắt điều hoà xe hơi được điều khiển bởi các cảm biến và công tắc. Nguyên nhân thường gặp với sự cố này là do áp suất gas trong hệ thống vượt quá mức khuyến cáo. Khi phát hiện áp suất không bình thường trong chu trình làm lạnh, hệ thống cảm biến sẽ ngắt ly hợp lốc lạnh để bảo vệ các bộ phận trong hệ thống.
Điều hòa đóng ngắt liên tục khi trời nóng
Xử lý: Người sử dụng sẽ không thể tự xử lý nếu không có thiết bị chuyên dùng. Để tìm đúng nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả nhất cho hiện tượng trên, hãy mang xe đến trung tâm dịch vụ uy tín để được tư vấn và khắc phục.
Theo Cartimes.
Lỗi thường gặp trên xe ô tô đời mới cần biết tránh tổn thất nặng về sau Mặc dù những chiếc ô tô đời mới luôn có những trang bị tiện nghi, hiện đại và đẳng cấp nhưng cũng không tránh khỏi những lỗi hư hỏng cần phải khắc phục. Đối với các dòng xe ô tô đời mới, luôn có những thiết kế sang trọng và đẳng cấp với hệ thống điều khiển cực kỳ thông minh và hiện...