Ô tô máy yếu, rung cần số – Làm sao giải quyết?
Động cơ xe bị yếu đi là tình trạng thường thấy ở xe hơi sau nhiều năm sử dụng, vậy nên làm sao để giảm bớt và ngăn chặn các nguy cơ này?
Ô tô máy yếu, rung cần số – Làm sao giải quyết?
Bất cứ ô tô nào sau một thời gian dài sử dụng đều sẽ dẫn đến cảm giác xe bị yếu đi, hoạt động không thể nhanh nhạy như ban đầu. Lúc này, các tài xế sẽ cần chi ra một khoản khá lớn để bảo dưỡng hay thậm chí là làm mới chiếc xe. Thực tế, động cơ xe yếu đi thể hiện ở rất nhiều chi tiết, càng để lâu càng khó cứu vãn. Nếu một thời gian dài mà bạn không trùng tu lại chiếc xe sẽ khiến độ bền của xe giảm không phanh, dễ hỏng hóc, thậm chí có nhiều chi tiết sau nhiều năm quá mòn phải thay thế vô cùng đắt đỏ. Có nhiều trường hợp, động cơ yếu có thể trực tiếp khiến xe chết máy, gây tai nạn bất ngờ, ảnh hưởng đến tính mạng chủ xe.
Được biết, ở các mẫu xe đời cũ thì bộ chế hòa khí và hệ thống bơm nhiên liệu là 2 chi tiết ảnh hưởng lớn nhất tới độ mạnh yếu của chiếc xe. Trong các trường hợp như tắc xăng hay đường khí nạp thì động cơ cũng sẽ yếu dần. Ở xe đời mới thì các nhà sản xuất ô tô đã chú trọng hơn đến chi tiết này và chuyển sang điều kiện nạp bằng các chức năng điện tử, giúp giảm bớt các nguy cơ động cơ hao mòn trên xe đời cũ.
Như vậy, bạn có thể thấy rằng vấn đề động cơ yếu sẽ gây nên rất nhiều hậu quả, vậy làm sao để nhận biết được động cơ đang “kêu cứu” và làm sao giải quyết vấn đề này?
Các biểu hiện của động cơ ô tô yếu:
Máy yếu khiến ô tô leo dốc khó khăn hơn
- Tăng tốc khó: Biểu hiện đầu tiên của việc động cơ xuống cấp chính là tăng tốc khó, bạn sẽ cảm thấy xe hay bị giật khi tăng tốc. Dĩ nhiên, nếu bị giật lâu ngày thì bạn nên cân nhắc kiểm tra cả động cơ lẫn cần số của xe.
- Vô-lăng và cần số xe rung lắc: Nhiều khách hàng than phiền rằng các mẫu xe lâu năm thường cho cảm giác rung lắc vô-lăng và cần số rất mạnh, đặc biệt là khi leo dốc. Điều này cũng khá dễ hiểu bởi áp lực lên động cơ lớn trong khi động cơ không tải nổi thì sẽ biểu hiện ra ngoài theo độ rung.
- Khó leo dốc: Leo dốc là một trong những vận động khó khăn với tất cả các loại máy xe, vậy nên động cơ yếu thì leo dốc càng khó.
- Dễ chết máy: Trong trường hợp động cơ không tải nổi nhu cầu người lái do quá yếu thì chết máy là biểu hiện rõ ràng nhất. Nếu xe của bạn thường xuyên chết máy không lí do thì 90% là do kim phun xăng gặp vấn đề hoặc động cơ quá yếu.
Nguyên nhân
Động cơ ô tô yếu đi có thể do nhiều lí do. Nếu như xe của bạn rung, mất lực, có cảm giác máy rất yếu, cần số rung lắc, tăng tốc gặp vấn đề hay nghiêm trọng hơn khí xả có lẫn mùi “xăng sống” thì có thể nguyên nhân là do xy-lanh động cơ xe không hoạt động, trong thuật ngữ của người có kinh nghiệm bảo dưỡng xe hơi là tình trạng bỏ máy.
Video đang HOT
Tình trạng này thường do nhiều yếu tố gây nên như: Hệ thống đánh lửa và cấp nhiên liệu vào xy-lanh xảy ra vấn đề hoặc không đủ tỷ suất nén. Trong điều kiện này, bạn cần tìm cách chẩn đoán xem xy-lanh có đang hoạt động bình thường không bằng cách tháo lần lượt đường cao áp khỏi bugi và quan sất độ rung của máy khi nổ. Nếu xy-lanh gặp vấn đề thì động cơ khi nổ máy sẽ bị rung mạnh bất bình thường. Bạn hãy tháo dây cao áp (dây nối bugi) của từng xy-lanh và tiếp tục nhìn kĩ, nếu rút dây rồi mà động cơ giật nhẹ thì chứng tỏ động cơ bình thường còn nếu rung giật mạnh như khi chưa rút dây cao áp thì chứng tỏ xy-lanh có vấn đề.
Kiểm tra bugi để tìm ra nguyên nhân động cơ yếu dần
Dù vậy, bạn vẫn cần biết rằng việc tự tháo lắp dây cao áp khi động cơ đang chạy là vô cùng nhiều nguy cơ, có thể khiến người tháo bị giật. Vậy nên khi tháo bạn cần chắc chắn mình đã mang các đồ bảo hộ như găng cao su và đầu dây không được chạm vào kim loại. Cẩn thận hơn thì bạn có thể tắt động cơ, tháo các đầu dây xong mới khởi động lại và quan sát.
Trong trường hợp lỗi xuất phát từ bugi hay dây cao áp thì chủ xe có thể xem xét và tự sửa nếu có hiểu biết nhất định, dĩ nhiên bạn cần đặc biệt tuân thu các vấn đề an toàn khi mở máy xe ra. Còn nếu nguyên nhân không phải do bugi hay dây cao áp thì xe cần đưa đến các gara sửa chữa hoặc trung tâm bảo hành để kịp thời phát hiện và sửa chữa. Cần chú ý rằng nếu phát hiện nguyên nhân hoặc biểu hiện của chiếc xe kì lạ ngoài tầm hiểu biết thì bạn không nên cố đấm ăn xôi mở máy sửa chữa.
Các phương án khắc phục
Thay lọc gió
Lọc gió bị bẩn hoặc hỏng sẽ khiến cho oxy không vào đủ buồng đốt, giống như 1 cơ thể không thể hít khí vậy, rất nhanh chóng khiến động cơ yếu đi. Trường hợp này thường xảy ra khi đi xe ở các khu vực thành thị nhiều khói bụi và ô nhiễm. Cách giải quyết là bạn phải vệ sinh lọc gió từ 3-6 tháng/lần và nên thay lọc gió theo chu kì mà nhà sản xuất khuyến cáo khi mua xe.
Bảo dưỡng xe thường xuyên
Dù với bất cứ mẫu xe nào thì “của bền tại người”, muốn cho động cơ xe bền bỉ, lâu dài, qua vài năm vẫn chạy tốt thì bạn cần bảo dưỡng xe định kì theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Dĩ nhiên, bạn cũng nên chọn lựa các gara thực sự uy tín, chất lượng để tránh các trường hợp đánh tráo phụ kiện.
Như đã nói, một khi động cơ xe đã bị yếu thì tình trạng leo dốc của xe sẽ rất khó khăn. Nguyên nhân của việc này đôi khi đến từ việc bộ lọc xăng của xe không được vệ sinh, lắng cặn bẩn với kích thước 1/1000 inch. Các cặn này làm bo bơm xăng bị tắc và động cơ xe phải hoạt động cố sức hơn để bù vào lượng nguyên liệu thiếu hụt.
Cần kiểm tra và vệ sinh lọc xăng để tránh động cơ xuống cấp
Để giải quyết tình trạng này thì bạn nên kiểm tra lọc nhiên liệu thường xuyên cũng như tìm cách vệ sinh nó. Ngoài lọc nhiên liệu thì bạn cũng nên chú ý đến các bình nhiên liệu xem có bị đóng cặn hay không.
Cẩn thận xăng “bẩn”
Thực tế, việc lọc xăng hay bình chứa nhiên liệu bẩn dẫn đến động cơ yếu là một trường hợp rất dễ xảy ra. Bởi lẽ khu vực này là nơi tiếp nhận xăng, bởi vậy mà nếu xăng không sạch, lẫn tạp chất thì đây chính là liều thuốc độc mãn tính đối với động cơ. Trong điều kiện ngày càng nhiều các cây xăng mọc lên và không chắc chắn về chất lượng của chúng thì bạn nên chú ý chỉ đổ ở những cây xăng uy tín, có chất lượng được chứng thực qua nhiều khách hàng.
Theo Oto
Lái ô tô sau mưa lớn: 5 điều cần làm ngay để xe không hư hỏng
Không rửa xe sau khi đi dưới mưa, không kiểm tra cần gạt nước, không để ý nấm mốc trên nội thất là những nguyên nhân khiến chiếc xe nhanh hư hại hơn bao giờ hết.
Việc chiếc ô tô của bạn liên tục dầm mưa, tiếp xúc trực tiếp với nước bẩn, bùn đất khiến nhiều bộ phận trở nên nhanh hỏng hơn. Nếu không đưa chúng đi thay thế, bảo dưỡng kịp thời thì bạn sẽ gặp nguy hiểm khi lái xe.
Vậy cần phải chăm sóc chiếc xe hơi của bạn như thế nào vào mỗi mùa mưa?
Bên cạnh đó, nhiều người lái ô tô nghĩ rằng, mưa kéo dài, sử dụng nhiều nên chờ đến khi nắng mới bảo dưỡng xe vừa tiết kiệm thời gian, tiền bạc và công sức. Điều này càng khiến chiếc xe của bạn hư hại hơn mỗi khi mùa mưa tới.
Vậy cần phải chăm sóc chiếc xe hơi của bạn như thế nào vào mỗi mùa mưa? Câu trả lời là bạn cần phải nắm vững các nguyên tắc chăm sóc, bảo dưỡng xe sau:
Rửa xe ngay sau khi ô tô bị dầm mưa
Nhiều người đi ô tô nghĩ rằng, mưa kéo dài, cần sử dụng đi lại nhiều lần nên chờ đến khi trời nắng mới đi rửa xe, vừa tiết kiệm thời gian lại đỡ tốn công. Suy nghĩ này đúng nếu mục tiêu của chủ nhân chỉ là tính thẩm mỹ. Còn với mục tiêu tăng độ bền, ổn định cho xe thì bạn cần phải rửa sạch sau mỗi lần lội nước hoặc trên đường nhiều bùn đất.
Các chi tiết dưới gầm sơn chống rỉ, nhưng theo thời gian công năng của chúng dần bị mất đi. Khi bùn, đất hoặc nước bẩn có axít bám vào làm xuất hiện quá trình ô-xi hóa.
Bên cạnh đó, bùn đất lọt vào các khớp chuyển động của hệ thống treo, rô-tuyn hệ thống lái, trở thành các hạt mài chà xát bề mặt chi tiết. Tệ hại hơn, chúng có thể làm các khớp này kẹt cứng.
Để tiết kiệm thời gian, chi phí, với việc rửa thường xuyên không nhất thiết phải mang xe ra cửa hàng chuyên nghiệp mà đơn giản chỉ cần phun nước làm sạch bùn đất.
Bạn có thể tận dụng vòi nước ở nhà, có bơm tăng áp để xịt nước cho mạnh càng tốt. Gầm càng sạch sẽ càng nhanh khô và vì thế sẽ hạn chế được phản ứng điện ly.
Khi hết mưa mới cần vệ sinh xe tổng thể. Phun nước làm sạch xe ô tô thường xuyên là cách bảo vệ xe tốt nhất.
Kiểm tra hệ thống dây cu-roa
Dây cu-roa kéo tải đặt ở trị trí khá thấp, trong khi khoang động cơ không kín hoàn toàn, bùn, đất, nước bám vào gây ra hiện tượng trượt đai. Ngoài tiếng rít khó chịu, đai trượt còn nhanh hỏng.
Nếu trượt nhiều có thể không đủ sức kéo máy nén điều hòa, trợ lực lái hoặc máy phát điện dẫn tới những trục trặc khác. Chủ xe có thể dùng mắt thường kiểm tra. Nếu phát hiện dây có nước hoặc dính bùn, đất nên dùng khăn lau sạch cả dây đai và bánh đai.
Lưu ý rằng công việc này chỉ nên thực hiện khi máy đã nguội và động cơ.
Thay cần gạt nước
Theo thống kê thì có khoảng 20% số vụ tai nạn xảy ra do lái xe không thể quan sát rõ các tình huống trên đường đi do kính lái bị bẩn, bị mờ, đặc biệt khi gặp trời mưa. Có đến 50% cần gạt nước được kiểm tra đều đã sử dụng quá thời gian quy định.
Nhà sản xuất thường khuyến cáo người dùng nên thay cần gạt sau 12-18 tháng sử dụng để đảm bảo nó luôn trong tình trạng tốt nhất. Ngày nay lưỡi cao su tốt trên cần gạt nước thường làm bằng hợp chất composite mềm hơn cao su và ít bị mài mòn hơn. Tuy nhiên đối với thời tiết nóng ẩm như ở Việt Nam, đặc biệt là những chiếc xe được sử dụng ở các vùng có độ bụi cao, hay để ngoài trời thì lỗi thường xuyên gặp nhất trên cần gạt nước là lưỡi cao su lão hóa, mất khả năng đàn hồi và không thể gạt sạch nước...
Bảo dưỡng hệ thống phanh
Cơ cấu phanh, mai-ơ của các bánh xe là những chi tiết dễ bị "tổn thương" nhất sau khi đi mưa. Bởi chúng ở vị trí thấp nên bùn đất và nước dễ xâm nhập.
Xe làm việc thường xuyên, vấn đề sẽ không thực sự nguy hiểm. Gió lùa liên tục cộng với hơi nóng dưới gầm làm nước nhanh chóng bay hơi vì thế khả năng bị ô-xi hóa giảm nhiều.
Với những xe ít sử dụng vấn đề sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Nước mưa ngấm vào, phản ứng ô-xi hóa xuất hiện, ăn mòn các chi tiết và gây ra gỉ sét. Hiện tượng điển hình là kẹt cứng phanh tay do để lâu ngày sau khi đi mưa. Hiện tượng khác trên phanh đĩa là phanh nhả chậm, nguyên nhân do khớp di động của yên phanh bị han gỉ do nước mưa.
Thường xuyên kiểm tra thảm trải sàn, bộc ghế
Chống ẩm mốc vào mùa mưa cũng là một điều rất quan trọng, đây là thời điểm thích hợp cho các loại vi sinh vật ẩm tồn tại và các thiết bị nội thất trên xe ô tô sẽ là nơi cư trú tuyệt vời của chúng, vì vậy phải thường xuyên kiểm tra thảm trải sàn, bộc ghế để có thể phát hiện được ẩm mốc.
Theo Nghean
5 cách tân trang giúp chiếc xe của bạn đẹp như mới Nếu bạn đang không có đủ tiền để sắm một chiếc xe mới thì dưới đây là năm cách tiết kiệm để tân trang lại chiếc xe của mình Hãy bảo dưỡng xe thật tốt trước khi nghĩ tới việc mua xe mới Kinh tế giống như thời tiết vậy, ai cũng biết nhưng thật khó để có thể dự đoán trước chuyện...