Ô tô mất phanh – những kỹ năng tài xế cần biết để tránh ‘thảm họa’
Xe ô tô mất phanh bị coi là tình huống nguy hiểm nhất với mỗi tài xế vì dễ gây hoảng loạn. Do đó, nếu không nắm chắc những kỹ năng cơ bản để xử lý sẽ dễ gây tai nạn khủng khiếp.
Ô tô mất phanh là hiện tượng hệ thống phanh/hãm của xe mất tác dụng không còn khả năng làm giảm tốc độ của xe, hãm hay dừng xe. Thường thì xe tải chỉ được trang bị hệ thống phanh tiêu chuẩn như hệ thống phanh thủy lực hoặc phanh khí nén có trợ lực chân không. Còn những dòng xe khách được trang bị thêm hệ thống chống bó/hãm cứng phanh ABS và phân phối lực phanh EBD.
Đối với dòng xe du lịch thường được trang bị hệ thống an toàn cao cấp hơn dòng xe tải và xe khách như: Hệ thống chống bó/hãm cứng phanh ABS, Phân phối lực phanh điện tử EBD, hỗ trợ phanh khẩn cấp EBA, Hệ thống cân bằng điện tử ESP và một số dòng xe được trang bị chức năng hỗ trợ xuống dốc (hỗ trợ đổ dốc).
Ô tô mất phanh khiến tài xế dễ hoảng loạn vì vậy nên nắm chắc một số kỹ năng để tránh tai nạn.
Hiện tượng mất phanh xe rất ít khi xảy ra, nhưng hiện tượng này có thể xảy ra với bất cứ xe nào. Trọng lượng và tốc độ của xe ảnh hưởng rất lớn đến lực phanh của hệ thống phanh. Trọng lượng càng lớn, tốc độ càng cao thì quãng đường phanh càng lớn.
Trong đó, những xe vận hành đường dài, đường đèo dốc sẽ dễ bị mất phanh hơn vì người lái xe hay phải sử dụng phanh nhiều hơn. Có rất nhiều lý do gây ra hiện tượng “mất phanh” nhưng lý do chính là hệ thống phanh trên xe không đạt tiêu chuẩn an toàn do không được kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ, má phanh có thể bị mòn nhiều, bị trơ, thiếu dầu phanh, hệ thống đường ống dầu phanh bị dò rỉ…
Ngoài ra, cách chủ của chiếc xe ô tô sử dụng chân phanh quá nhiều và đạp phanh kéo dài khi đi đường đèo dốc cũng làm cho hệ thống phanh bị quá nhiệt (quá nóng) gây ra hiện tượng bị cháy phanh thậm chí làm lộn CUPEN xy lanh phanh khi đạp phanh mạnh, gấp dẫn tới mất phanh. Vậy, nếu gặp trường hợp ô tô mất phanh tài xế cần phải nắm lòng những kỹ năng cơ bản dưới đây để tránh gây ra tai nạn khủng khiếp:
Ô tô mất phanh cần giữ bình tĩnh
Khi ô tô mất phanh điều đầu tiên cần làm chính là phải giữ được bình tĩnh. Không bình tĩnh thì không thể thực hiện những bước tiếp theo. Chỉ cần người lái giữ sự chủ động thì cơ hội cho người xung quanh đã cao hơn rất nhiều.
Bình tĩnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kinh nghiệm, tố chất của người lái. Một anh chàng mới lái, chưa va chạm nhiều dĩ nhiên dễ mất bình tĩnh hơn tài già. Nhưng một tài già chủ quan sẽ dễ mất bình tình hơn người luôn chủ động. Vì vậy, hãy tập trung để không rơi vào tình thế nguy hiểm.
Xe máy không đi vào làn xe ô tô để đảm bảo an toàn.
Video đang HOT
Kéo phanh tay nhẹ nhàng sẽ giúp bạn xử lý tình huống an toàn.
Xe chạy đường dài, tài xế phanh liên tục dẫn đến mất phanh.
Ô tô mất phanh cần nhả chân ga
Khi ô tô mất phanh tài xế cần nhả chân ga để giảm tốc độ, đồng thời tập trung hơn cho chân phanh để kịp thời xử lý.
Nếu xe bị mất trợ lực lái có thể dẫn đến những vụtai nạn giao thôngnghiêm trọng. Ảnh minh họa
Ô tô mất phanh hãy tiếp tục đạp thử phanh nhiều lần
Hãy tiếp tục đạp phanh và cảm nhận nguyên nhân. Nếu phanh mềm và đạp sát tận sàn, có thể mất dầu do hỏng đường ống. Thử đạp lại nhiều lần để có cơ may hồi phục áp suất. Nhưng nếu chân phanh cứng đanh thì hệ thống phanh đang bị tắc đường dẫn thủy lực, hoặc phanh bị bó cứng. Nhưng đôi khi cũng có thể do vật nào đó chặn ở dưới.
Ô tô mất phanh hãy thử đạp phanh liên tục
Dẫu hết hy vọng thì tài xế luôn phải thử các cơ may. Đạp-nhả phanh thật nhiều biết đâu hồi phục hệ thống. Nếu xe có ABS, hành động này có thể giúp ABS kích hoạt.
Ô tô mất phanh hãy thử trả về số thấp
Số thấp giúp xe chậm lại. Nếu đi số tự động, hãy chuyển sang chế độ bán tự động hoặc chế độ số thấp (ký hiệu bằng các số nhỏ như 1, 2 hoặc chữ cái L).
Mọi chuyện phức tạp hơn khi đi số sàn. Về số quá thấp ở tốc độ cao có thể phá hủy hệ truyền động và lực quán tính làm mất khả năng kiểm soát. Hãy về 1 hoặc 2 cấp mỗi lần. Nếu xe đang ở số 5 thì chỉ có thể về đến số 3. Khi mất phanh trên đèo dốc cần hết sức cẩn trọng khi trả số thấp và nên theo tuần tự.
Đừng tắt động cơ, bởi khi đó hệ thống lái mất dần trợ lực nên rất nặng và khó điều khiển. Ngoài ra ở tốc độ cao, động cơ ngừng đột ngột sẽ làm xe mất kiểm soát do lực quán tính tác động.
Ô tô mất phanh hãy thử dùng phanh tay
Phanh tay, hay còn gọi là phanh khẩn cấp hoặc phanh đỗ, thường dùng để dừng xe dù mất nhiều thời gian hơn do chỉ tác động vào bánh sau. Khi thao tác cần lưu ý kéo nhẹ nhàng, từ từ nhưng đủ lực. Nếu kéo quá mạnh, quá nhanh có thể làm khóa bánh, gây hiện trượng trượt, mất lái. Nhớ giữ núm nhả, mỗi khi thấy xe có hiện tượng mất lái cần nhả phanh tay ngay.
Ô tô mất phanh hãy giữ tầm quan sát
Hoảng loạn không những làm mất cơ hội mà còn gây nguy hiểm cho người khác. Hãy quan sát giao thông, tránh người đi bộ, xe máy và những nơi đông người.
Ô tô mất phanh cần báo hiệu cho xe khác
Khi ô tô mất phanh hãy bật đèn cảnh báo, nháy pha hoặc dùng còi gây sự chú ý để người khác biết mối nguy hiểm. Mở cửa sổ để tăng tính cản gió và dễ gọi người trợ giúp.
Ô tô mất phanh hãy dùng vật cản giảm tốc
Hãy cân nhắc kỹ tốc độ trước khi quyết định dùng phương án nào, đặc biệt ở tốc độ cao. Dùng dốc để hãm tốc độ cần chú ý đỉnh dốc và sẵn sàng sử dụng phanh tay. Có thể dùng con lươn giữa đường hoặc dải phân cách. Nếu xuống dốc hãy lái sang hướng ta-luy dương để sẵn sàng đâm khi có thể.
Ô tô mất phanh hãy tìm điểm có thể va chạm
Đừng cố hy vọng xe tự dừng. Hãy chọn điểm an toàn để có thể cho xe đâm vào đó. Ưu tiên những chướng ngại vật mềm như bụi cây, vũng lầy.
An Dương (T/h)
Theo viet q
Kéo phanh tay sau khi đỗ xe ô tô- thói quen tiềm ẩn nhiều rủi ro tài xế cần tránh
Nhiều tài xế có thói quen sau khi rửa xe ô tô hoặc đi mưa thường kéo ngay phanh tay và đỗ xe trong thời gian dài, điều này có thể khiến phanh bị bó lại.
Phanh là hệ thống rất dễ xảy ra sự cố, trong đó bó phanh là một trong những vấn đề nan giải, đặc biệt là khi đang di chuyển trên đường. Nguyên nhân đôi khi xuất phát từ việc chủ xe không biết cách sử dụng và bảo dưỡng đúng.
Một trong những thói quen không tốt của tài xế chính là kéo phanh tay khi đỗ để đảm bảo xe không bị xê dịch khi có tác động từ bên ngoài. Tuy vậy, một rủi ro có thể xảy ra là phanh bị khóa khi đỗ xe lâu, đặc biệt đỗ xe khi mới rửa hoặc đi trời mưa.
Hiện tượng bó phanh vì kéo phanh tay trong thời gian dài xảy ra với cả phanh đĩa và phanh đùm. Khi lọt nước kèm cát, bụi bẩn, các chi tiết bằng kim loại ở hệ thống phanh bị gỉ sét, má phanh do đó có thể không nhả khỏi đĩa.
Nhiều tài xế có thói quen kéo phanh ô tô ngay sau khi rửa hoặc đi mưa khiến phanh bị bó.
Theo suy nghĩ của nhiều người, việc chuyển cần số về vị trí P hay kéo phanh trước thường không quan trọng khi đã đảm bảo thực hiện hết các thao tác để đỗ xe an toàn. Tuy nhiên, khi đỗ xe, đặc biệt tại các vị trí không bằng phẳng, việc tài xế chuyển cần số về vị trí P trước khi kéo phanh tay sẽ góp phần gây ảnh hưởng xấu cho các chi tiết trong cơ cấu hộp số.
Xét về chức năng, cả phanh tay ô tô và việc chuyển cần số về vị trí P trên hộp số tự động đều có tác dụng giữ cho xe đứng yên khi người lái dừng, đỗ xe. Tuy nhiên, cơ chế để giữ xe đứng yên của phanh tay và chế độ P trên hộp số hoàn toàn khác nhau. Trong khi, phanh tay tác dụng lực ép guốc phanh vào tang trống hoặc thắng đĩa giúp xe đứng yên, thì chế độ P trong hộp số tự động của ô tô đa phần đều dùng cơ cấu khóa chốt đỗ hay còn gọi là bánh răng cóc (parking pawl) vào các ngàm giữ trên trục ra của hộp số, để giữ cho xe không di chuyển.
Do đó, theo các tài chuyên gia, nên dùng búa bọc lớp vải và gõ nhẹ vào la-zăng, đĩa phanh vài lần. Rung động có thể giúp gỉ sét rơi bớt, tách đĩa và má. Sau đó lên xe, cài số D đạp ga, chuyển số R đạp ga tiếp, làm một vài lần sẽ giúp má phanh hết bó. Nếu đã thực hiện những bước này mà không xử lý được, cần gọi thợ kỹ thuật.
Để tránh bị bó phanh, sau khi rửa xe tài xế nên chạy một quãng đường dài, thực hiện rà, nhả liên tục để làm nóng phanh, kết hợp với gió sẽ nhanh khô hơn. Nếu đi vào trời mưa, khi đỗ không nên kéo phanh tay, về P là đủ giữ xe không di chuyển. Với xe số sàn gài số 1. Cẩn thận hơn, có thể dùng gỗ, gạch để chèn bánh.
Sau những ngày mưa liên tục, khi trời tạnh tài xế nên rửa xe ngay, chú ý những phần dễ bị nhét cát, bụi, rác mà không nhìn thấy bên ngoài. Làm sạch những chi tiết này để giữ kim loại bền hơn, không bị gỉ sét gây những tác hại khác.
Ngoài ra, khi đỗ xe, các lái xe nên thực hiện theo các bước đạp phanh chân cho xe dừng hẳn, kéo phanh tay sau đó chuyển vị trí cần số từ D về P rồi mới tắt máy. Điều này sẽ góp phần giảm thiểu sự mài mòn cũng như hư hại các chi tiết trong hộp số.
An Dương (T/h)
Theo Viet Q
Phanh trên xe công-ten-nơ hoạt động như thế nào? Hệ thống phanh trên xe công-ten-nơ là loại phanh cực kỳ an toàn. Vụ tai nạn xe công-ten-nơ đâm hàng loạt xe máy dừng chờ đèn đỏ vừa xảy ra tại Bến Lức (Long An) khiến ai nghe được, đọc được cũng phải bàng hoàng. Thông tin ban đầu cho rằng do xe công-ten-nơ bị mất phanh. Nhưng nếu ai nắm rõ kỹ...