Ô tô “made in Vietnam” xuất hiện từ 50 năm trước
Ra đời năm 1970, La Dalat là chiếc xe hơi dân dụng đầu tiên được lắp ráp, mang thương hiệu và sản xuất hàng loạt ở Việt Nam với mức độ nội địa hóa lên đến 40%.
Đâu là chiếc xe đầu tiên của Việt Nam?
Sự xuất hiện của những cái tên như Thaco, Vinaxuki và mới đây nhất là VinFast đã khẳng định ngày càng rõ ràng là người Việt có thể sản xuất và làm chủ được một thương hiệu ô tô của riêng mình. Trước đó, người ta mải miết kiếm tìm và tranh cãi xem đâu là chiếc xe đầu tiên của Việt Nam.
Trước đây đã có nhiều cuộc tranh cãi về chiếc xe ô tô đầu tiên của Việt Nam
Cách đây tròn nửa thế kỷ, người dân ở miền Nam đã quen dùng các sản phẩm của Pháp từ thời đô hộ nên các loại xe ôtô thường là các loại xe xuất xứ từ châu Âu. Đến giữa thập niên 60 với việc nhập cảng ồ ạt các loại xe gắn máy 2 bánh: Honda, Suzuki, Yamaha thì xe ôtô Nhật bản cũng chen chân vào thị trường Việt Nam.
Xe do Pháp chế tạo đã không còn sức thu hút người tiêu thụ ngoại trừ chiếc Citron 2CV. Do đó, Hãng Citron tại Việt Nam quyết định tung ra thị trường một loại xe thực dụng và rẻ tiền, loại xe mà các công ty sản xuất xe Nhật Bản không thể cạnh tranh được. Đó là chiếc La Dalat.
La Dalat do Citroen sản xuất và lắp ráp tại Việt Nam
Trước đó, hãng xe Citron đã thiết lập một cơ xưởng ở Đông Dương vào năm 1936, trụ sở lúc đầu đặt tại góc đường Lê Lợi – Nguyễn Huệ hiện nay đã trở thành Caféteria Rex ở Sài Gòn. Dưới thời chính quyền cũ được dời đi và đổi tên thành Công Ty Xe Hơi Citron, sau là Công Ty Xe Hơi Saigon tại nơi bây giờ là Diamond Plaza (Tp.HCM).
Dựa trên mẫu mã của chiếc Méhari và chiếc Babybrousse rất thành công ở các thuộc địa cũ, Citron nhập cảng vào Việt Nam những bộ phận chính như động cơ, tay lái, giảm xóc, phanh… Còn lại như đèn, còi, ghế nệm, dàn đồng đóng bằng tôn, mui xe… được chế tạo tại Việt Nam.
Một tấm áp phích quảng cáo La Dalat của Công Ty Xe Hơi Citron
Lúc tung ra thị trường vào năm 1970, tỷ lệ cơ phận nhập cảng và cơ phận nội địa là 75/25, đến năm cuối cùng khi hãng Citron đóng cửa vào năm 1975 là 60/40. Có tất cả là 4 kiểu La Dalat: loại 4 chỗ ngồi hoặc 2 chỗ ngồi với thùng chở hàng.
La Dalat – xe kiểu “quốc dân”
Sau Chiến tranh thế giới II, để đáp ứng nhu cầu về phương tiện di chuyển của dân Pháp đương thời, hãng chế tạo xe Citron đã tung ra thị trường chiếc xe 2CV. Từ dạng chiếc xe này, Citron đã thành công trong việc sản xuất một chiếc xe rẻ tiền, bền bỉ, bảo trì và sửa chữa dễ dàng, thực dụng cho dân chúng thời hậu chiến. Tiếp đến là loại xe Citron Dyane 6 và Méhari sản xuất cuối thập niên 50 và đầu thập niên 60.
Xe Citron La Dalat sản xuất ở Việt Nam là loại xe dựa trên kiểu Citron Méhari
Video đang HOT
Xe Citron La Dalat sản xuất ở Việt Nam là loại xe dựa trên kiểu Citron Méhari, nằm trong kế hoạch hợp tác kỹ thuật của Citron về cơ khí ôtô và những quốc gia có ý định sản xuất phương tiện giao thông nội địa, còn được Citron gọi là kế hoạch hợp tác FAF (Facile À Fabriquer, Facile À Financer = Dễ sản xuất, Dễ trả tiền).
La DaLat sử dụng động cơ 4 thì, 602 phân khối, 31 mã lực, 2 xi-lanh đối ở 2 đầu nằm dẹp (flat twin), hộp số gồm 4 số tay, truyền động ở trục bánh trước. Xe có kích thước dài x rộng x cao lần lượt là 4.003 mm x 1.530 mm x 1.540 mm. Mẫu xe đầu tiên lắp ráp tại Việt Nam có trọng lượng khoảng từ 480 đến 590 kg (tùy theo kiểu), kiểu xe thùng nặng 770 kg.
Một chiếc La Dalat trên đường phố Sài Gòn
Xe La Dalat đánh đúng vào nhu cầu của dân lao động Việt Nam: ít tốn xăng, dể sửa chửa, dễ thay thế. Đặc biệt, một số bộ phận như cánh cửa, kính xe, thùng xe… đều có thể “tự chế”. Các bộ phận rời được bán với giá phải chăng vì được chế tạo tại Việt Nam.
Ngày nay, khi rất nhiều các hãng xe đã xây dựng nhà máy tại Việt Nam, ít ai biết rằng, La Dalat lại chính là mẫu xe đầu tiên được sản xuất và lắp ráp tại đây.
Theo Cartimes.vn
"Mổ" Galaxy S20 Ultra: ấn tượng cụm camera ngoại cỡ, viên pin 'Made in Vietnam'
Các chuyên gia mổ xẻ thiết bị điện tử iFixit đã tiến hành "phẫu thuật" Galaxy S20 Ultra của Samsung, khám phá cấu tạo bên trong cụm camera ngoại cỡ cùng các thành phần khác của máy.
Thành phần được quan tâm nhất của Galaxy S20 Ultra chính là cụm camera ngoại cỡ. Ngay sau khi tháo tung lớp vỏ bên ngoài, họ tập trung vào module camera khá lớn. Cảm biến 108MP có kích thước lớn gấp đôi so với chỉ 12MP của iPhone 11 Pro. Các thấu kính cũng lớn hơn nhiều.
Tháo mặt lưng Galaxy S20 Ultra để nhìn vào nội thất bên trong
Tháo dỡ lớp trên cùng cho thấy cấu tạo bên trong máy, iFixit nhận xét nó khá tương đồng với Galaxy Note 10 5G, bên trái là cuộn sạc không dây, bên trái là cụm antenna (trên) và loa (dưới)
Đây là cụm camera ngoại cỡ của máy, bên trái là camera tele, bên phải là ống kính chính
Cảm biến 108MP do chính Samsung thiết kế, kích thước 9,5 x 7,3 mm
So sánh thấu kính và cảm biến với iPhone 11 Pro ở dưới, bộ của Samsung lớn hơn hẳn
So sánh kích thước bên ngoài của cụm camera, Galaxy S20 Ultra nổi bật hơn hẳn vì ngoại cỡ
Đối với ống kính tele có thể zoom quang 4x, Samsung đã sử dụng kiểu thiết kế ống kính tiềm vọng. Xếp gọn gàng các thấu kính thu phóng vào một chiếc smartphone chỉ mỏng 8.8mm. Một lăng kính xếp vuông góc với các thấu kính sẽ bẻ ánh sáng đi vào cảm biến, mang đến dải tiêu cự dài hơn.
Tiếp theo là khám phá module ống kính tiềm vọng, có khả năng zoom quang 4x
Samsung sử dụng thiết kế bẻ ánh sáng đi một góc vuông trước khi tới cảm biến
Đối với viên pin, iFixit phải gỡ nó ra khỏi lớp keo gắn rất chặt. Viên pin dung lượng 5.000mAh, điện áp 3,86V và công suất 19,3Wh. Theo đơn vị này, thông số lớn hơn nhiều so với cục pin của iPhone 11 Pro Max chỉ có 15Wh. Bên cạnh cục pin là antenna sóng 5G mmWave đặt ở rìa khung máy, cùng một bộ tản nhiệt bằng đồng.
Viên pin được gắn rất chặt bằng keo dính
Đây là pin được sản xuất bởi Samsung SDI Vietnam tại Việt Nam, dung lượng 5.000mAh
Ở sườn máy là antenna 5G mmWave và hệ thống tản nhiệt bằng đồng
Một số hình ảnh và thông tin khác về các con chip bên trong Galaxy S20 Ultra:
Chipset Qualcomm Snapdragon 865 và bên trên là 12GB RAM LPDDR5 của Samsung (màu đỏ), bên cạnh là 128G bộ nhớ UFS3.0 (màu cam), modem 5G của Qualcomm (màu vàng)
Lật mặt dưới, có thêm nhiều con chip khác như chip Wi-Fi và BLUETOOTH của Murata (màu cam), còn lại là các con chip đến từ Qualcomm
Theo iFixit, Galaxy S20 Ultra chỉ đạt 3/10 trên thang điểm dễ sửa chữa. Máy có mặt lưng kính dễ vỡ trong quá trình tháo dỡ đầu tiên. Cùng với đó, thay thế pin gắn keo trở nên khó khăn hơn, trong khi xung quanh lại có cạch kết nối chằng chịt. Các sửa chữa liên quan đến màn hình đều phải thay nguyên cụm.
Tiếp theo là tháo đến màn hình
Cảm biến vân tay siêu âm 3D của Qualcomm và bộ điều khiển màn hình của Samsung
Toàn bộ các thành phần bên trong Galaxy S20 Ultra
Theo VN Review
Mổ bụng Vsmart Joy 3: Giá chỉ 2 triệu, liệu nội thất có "ra gì"? Vsmart Joy 3 là smartphone với giá chỉ hơn 2 triệu đồng - vậy chất lượng phần cứng bên trong của máy ra sao? Vsmart Joy 3 là sản phẩm giá rẻ mới nhất của VinSmart với mức giá trong khoảng 2-2.5 triệu đồng. Sau khi ra mắt, chiếc máy này lập tức thu hút được sự chú ý lớn từ người dùng...