Ô tô lao xuống vực sâu 100m ở Bắc Kạn, 5 người trên xe thoát chết kỳ diệu
Chiếc ô tô 7 chỗ di chuyển trên đèo Giàng (tỉnh Bắc Kạn) gặp sự cố rồi lao xuống vực sâu khoảng 100m, tuy nhiên, cả 5 người trên xe may mắn chỉ bị thương nhẹ.
Trưa 27/9, ông Chu Văn Hân, Chủ tịch UBND xã Lãng Ngâm ( huyện Ngân Sơn, Bắc Kạn) cho biết, một vụ tai nạn vừa xảy khi chiếc xe ô tô 7 chỗ lao xuống vực sâu nhưng 5 người trên xe may mắn chỉ bị thương nhẹ.
Khoảng 9h cùng ngày, chiếc xe 7 chỗ nhãn hiệu Toyota chở theo 5 người đang di chuyển trên quốc lộ 3, theo hướng Hà Nội – Cao Bằng, đến km181, đoạn qua đèo Giàng (thuộc xã Lãng Ngâm), chiếc xe gặp sự cố và lao xuống vực sâu khoảng 100m.
Chiếc ô tô 7 chỗ lao xuống vực sâu. (Ảnh: Facebook)
Video đang HOT
Ngay sau khi nhận được tin báo, lực lượng chức năng nhanh chóng có mặt tại hiện trường thực hiện công tác cứu nạn, cứu hộ. May mắn, 5 người ngồi trên xe đều chỉ bị thương nhẹ.
Hiện, cơ quan chức năng đang làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn.
XUÂN TRƯỜNG
Theo VTC
Lê Ngân Sơn cháy hàng, chỉ trồng 6 cây mà bỏ túi 60 triệu đồng/vụ
Loại cây ăn quả đặc trưng này được trồng ở vùng núi cao của huyện Ngân Sơn, nơi có khí hậu mát mẻ vào mùa hè, giá lạnh vào mùa đông. Loại quả này được mọi người gọi theo tên địa phương là lê Ngân Sơn.
Đi theo tuyến QL3 Hà Nội - Cao Bằng, đến khu vực đèo Gió của huyện Ngân Sơn (Bắc Kạn) sẽ thấy bên đường bày bán loại quả có màu vàng nâu lạ mắt, trọng lượng từ 200 - 300 g/quả. Ăn quả xanh có vị hơi chua, chát, nuốt qua cổ họng để lại vị ngọt dễ chịu. Ăn quả chín thì có mùi thơm, vị ngọt.
Là loại quả sạch, dễ ăn nên lê ở Ngân Sơn luôn trong tình trạng cháy hàng, giá bán lẻ từ 40.000 - 50.000 đồng/kg.
Cây lê là loại cây ăn quả bản địa được người dân Ngân Sơn trồng từ nhiều năm nay. Ảnh: I.T
Nông dân Hoàng Văn Slín ở khu vực đèo Gió thuộc thôn Cốc Lùng, xã Vân Tùng cho biết, nhà ông có 6 cây lê trồng từ năm 1997, giờ mỗi cây cho thu hoạch khoảng 300 kg/vụ, bán buôn thu được hơn 10 triệu/cây. Nhận thấy hiệu quả cao, nên ông SLín đã tự trồng thêm hơn 2ha, cây giống do ĐH Nông lâm Thái Nguyên cung ứng và hỗ trợ kỹ thuật trồng.
Tuy có giá trị kinh tế cao nhưng hiện cả huyện Ngân Sơn cũng chỉ có khoảng 2,86ha lê đang cho thu hoạch. Cây lê được người dân trồng rải rác ở các xã Vân Tùng, Đức Vân, Cốc Đán, Bằng Vân... Mỗi nhà chỉ trồng 2 - 3 cây, hộ nhiều thì có 6 - 7 cây.
Ông Hoàng Văn Slín thu nhập hơn 60 triệu đồng/vụ từ 6 cây lê
Theo ông Phạm Kim Hiển, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Ngân Sơn, diện tích lê trong huyện còn thấp là do chỉ có vùng núi cao mới trồng được. Các xã có địa hình thấp đã trồng thử nhưng không có quả, hoặc quả ít. Trước đây người dân trồng chỉ để lấy quả ăn, chứ không xác định là cây hàng hóa. Do ít quan tâm chăm sóc, cải tạo đất nên nhiều cây bị cằn cỗi và chết.
Nhận thấy lê đem lại giá trị kinh tế cao, huyện Ngân Sơn xác định đây là cây trồng chủ lực của các xã vùng núi cao. Lãnh đạo huyện giao nhiệm vụ cho Ban điều phối dự án CSSP xây dựng đề án phục hồi sản xuất lê từ năm 2017. Sở NN-PTNT Bắc Kạn cũng đã lựa chọn cây đầu dòng và tiến hành thực hiện dự án.
Hiện nhiều hộ đã mạnh dạn trồng lê tại khu vực đèo Gió. Họ tin tưởng sau vài ba năm sẽ cho thu hoạch, có thu nhập ổn định.
Theo Toán Nguyễn (Nông nghiêp Viêt Nam)
Người dân ở Bắc Kạn nơm nớp nỗi lo đá bay vào nhà Một số hộ dân thôn Bó Danh, thị trấn Nà Phặc, huyện Ngân Sơn, Bắc Kạn hàng ngày sống bất an khi mái nhà thường xuyên hứng chịu đá văng do nổ mìn Một số hộ dân ở thôn Bó Danh, thị trấn Nà Phặc, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn đang hàng ngày sống trong tình trạng bất an khi mái nhà...