Ô tô không phải “chùm khế ngọt”!
Đề xuất ra một loạt phí đánh vào xe gắn máy và ô tô cá nhân, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) một mặt muốn hạn chế nhu cầu sử dụng phương tiện giao thông cá nhân và mặt khác cũng muốn tăng nguồn thu để bảo dưỡng và xây dựng đường sá.
Thế nhưng, đây lại là hai mục tiêu hoàn toàn mâu thuẫn nhau, nên việc kỳ vọng sẽ đạt được cùng lúc cả hai mục tiêu là không thể.
Khi đề xuất các loại phí ô tô, Bộ GTVT đồng thời cũng tính ra được những ngàn tỉ đồng sẽ thu được để bảo trì và xây dựng mạng lưới cầu, đường bộ. Thế nhưng, bộ lại không tính đến thiệt hại đối với nguồn thu ngân sách và cả nền kinh tế do chính sách phí này gây ra, mà nếu tính kỹ những thiệt hại đó có thể lớn gấp nhiều lần số tiền mà bộ kỳ vọng sẽ thu được.
Chúng ta nên biết rằng, dù muốn dù không, ô tô hiện đang là mặt hàng mang lại nguồn thu lớn thứ hai cho ngân sách nhà nước sau dầu thô. Năm ngoái, với lượng ô tô nguyên chiếc trị giá trên 1 tỉ đô la Mỹ nhập về Việt Nam, cộng với hơn 2 tỉ đô la Mỹ nhập dưới dạng linh kiện và trên 1 tỉ đô la cho các phương tiện vận tải và phụ tùng khác, chỉ riêng các khoản thu qua ba loại thuế nhập khẩu, tiêu thụ đặc biệt, giá trị gia tăng đã đem về cho ngân sách không dưới 4 tỉ đô la Mỹ. Đó là chưa tính tới hàng chục ngàn tỉ đồng phí trước bạ, lệ phí cấp biển số và các khoản thu gián tiếp khác khi những chiếc ô tô này lưu thông. Như vậy một mặt nhập khẩu ô tô gây nhập siêu nhưng mặt khác đây là nguồn thu ngân sách đáng kể.
Nhưng từ đầu năm nay, với việc lệ phí trước bạ ô tô cá nhân tăng 5 điểm phần trăm, phí cấp bảng số tăng gấp 10 lần và nhiều loại phí khác chuẩn bị ra đời, lượng ô tô nguyên chiếc nhập khẩu và số xe lắp ráp trong nước tiêu thụ được đã giảm gần 50%. Nếu chiều hướng suy giảm này tiếp diễn, coi như mục tiêu giảm phương tiện giao thông cá nhân của Bộ GTVT bước đầu đã thành công, nhưng ngân sách cũng mất một khoản thu khổng lồ, lớn hơn rất nhiều so với số tiền mà bộ kỳ vọng thu được từ các loại phí. Khi ấy, liệu Bộ Tài chính có thể tăng kinh phí để Bộ GTVT làm đường sá nữa hay không?
Bên cạnh đó, chính sách áp đặt phí để hạn chế phương tiện giao thông cá nhân còn mâu thuẫn ngay với chiến lược đa dạng hóa nguồn vốn để phát triển mạng lưới đường bộ của Bộ GTVT.
Theo tính toán của Bộ GTVT, nhu cầu vốn đầu tư cho ngành rất lớn. Trong đó, chỉ riêng kinh phí để mở rộng quốc lộ 1 đã lên đến 126.415 tỉ đồng và ngân sách nhà nước (bao gồm cả tiền bán quyền thu phí) chỉ đảm nhận được 20.512 tỉ đồng. Phần còn thiếu, bộ dự tính phải huy động từ khu vực tư nhân thông qua các hình thức đầu tư xây dựng – kinh doanh – chuyển giao (BOT) và đối tác công tư (PPP). Nhưng đồng thời bộ lại muốn thi hành chính sách dùng các loại phí để hạn chế nhu cầu mua sắm ô tô cá nhân và điều này cũng đồng nghĩa với việc triệt tiêu tiềm năng phát triển nhu cầu thị trường của lĩnh vực kinh doanh này. Thử hỏi, với viễn cảnh thị trường như vậy, nhà đầu tư nào dám bỏ vốn ra xây dựng đường để thu phí nữa hay không?
Có thể, mức phí bảo trì đường bộ, cao nhất là 17 triệu đồng/năm, sẽ không tác động nhiều đến giá bán nếu đó là những sản phẩm có giá trị cao, như hàng điện và điện tử, mỹ phẩm… nhưng với nhiều mặt hàng nông sản thì rất khác. Hiện nay, mỗi tấn mía người nông dân chỉ bán được 900.000-1 triệu đồng, một tấn lúa cũng chỉ được 4,2-5 triệu và nhiều mặt hàng rau quả khác cũng vậy. Chỉ cần giá thành vận tải tăng một chút, cỡ trăm ngàn một tấn thôi, cũng có thể gây sức ép ghê gớm lên người nông dân.
Giải quyết ùn tắc giao thông, phát triển đường sá là rất cần thiết. Nhưng nếu đặt vấn đề giải quyết ùn tắc bằng cách đưa ra biện pháp nhằm triệt tiêu dần phương tiện giao thông cá nhân thì e là không ổn. Điều Bộ GTVT cần làm hiện nay là tìm ra một giải pháp để sự phát triển nhu cầu phương tiện giao thông cá nhân có thể song hành với các mục tiêu chống ùn tắc và huy động được nguồn vốn đầu tư tư nhân vào cơ sở hạ tầng.
Video đang HOT
Suy cho cùng, giải quyết ùn tắc hay những yếu kém của cơ sở hạ tầng giao thông là để tạo điều kiện cho kinh tế phát triển. Nếu giải quyết được ùn tắc mà nền kinh tế bị tổn thương thì kết quả liệu có còn ý nghĩa không.
Phát triển kinh tế là để góp phần cải thiện cuộc sống, nâng cao chất lượng sống và sự sung túc của người dân. Mà một trong những hình ảnh cho thấy mức sống người dân của một quốc gia sung túc hay không là số lượng ô tô cá nhân lăn bánh trên đường. Nếu giải quyết được ùn tắc giao thông mà chất lượng cuộc sống của người dân bị kéo lùi trở lại, nếu đường sá thông thoáng với toàn xe đạp và xe buýt thì có nên không.
Vì vậy, rất mong Bộ GTVT đừng nên vội vàng ra quyết định, mà hãy bình tĩnh tham khảo ý kiến các chuyên gia kinh tế, để nghe họ phản biện. Lắng nghe càng nhiều, càng hạn chế được sai sót và trả giá.
Theo (Thời báo KTSG)
Tìm hiểu hệ thống phanh xe: Phanh đĩa
Phanh đĩa được sử dụng phổ biến hiện nay trên ô tô, xe máy và cả xe đạp cao cấp, với hiệu quả phanh tốt hơn so với phanh tang trống.
Phanh đĩa kép.
Phanh đĩa, hay thường gọi là phanh dầu, do sử dụng lực ép thủy lực, tác động lên các má phanh và ép chặt vào phần đĩa phanh. Cấu tạo của phanh đĩa phức tạp hơn, nhưng khép kín hơn, qua đó mang lại hiệu quả phanh cao hơn so với phanh tang trống.
Tìm hiểu về phanh đĩa
Phanh đĩa gồm một đĩa phanh được gắn lên trục quay của bánh xe và quay cùng với bánh xe. Đĩa phanh được đục thêm lỗ, hay xẻ rãnh để gia tăng khả năng tản nhiệt. Đĩa phanh thường được làm bằng vật liệu chịu lực rất tốt, bền bỉ, thường ít bị hư hỏng. Đĩa phanh sẽ bị cào xước bởi hệ thống kẹp phanh, nếu như má phanh đã mòn hết. Đĩa phanh cũng có thể bị cong vênh, nứt vỡ nếu chịu tác động của một lực lớn, như tai nạn xe cộ...
Hệ thống má phanh là một khối thống nhất, gồm 2 má phanh sẽ kẹp 2 bên mặt của đĩa phanh, và kẹp chặt lấy đĩa phanh khi sử dụng. Lợi thế của phanh đĩa so với phanh tang trống là, do tiếp xúc bằng mặt phẳng nên hiệu quả phanh sẽ tốt hơn rất nhiều so với tiếp xúc tròn như phanh tang trống. Hai má phanh cũng sẽ mòn đều nhau hơn, do bề mặt tiếp xúc phẳng.
Phanh đĩa sử dụng dầu để truyền lực lên má phanh. Dầu phanh đĩa thường là loại chuyên dụng, có ghi tên trên nắp cốc dầu phanh.
Các bệnh và bảo dưỡng
Bệnh thông thường gặp nhất của phanh đĩa là dính bụi và nước bẩn. Những dị vật xuất hiện trên má phanh và đĩa phanh sẽ khiến mặt tiếp xúc của phanh không còn bằng phẳng nữa, qua đó mài mòn má phanh rất nhanh. Những dị vật cứng, sắc bằng kim loại thậm chí còn mài mòn đĩa phanh, khiến đĩa phanh có những vệt lõm hình tròn, làm giảm khả năng phanh của hệ thống. Nên chú ý lau rửa đĩa phanh, má phanh khi có điều kiện, hoặc sau khi đi trời mưa, bùn lầy, đi đường xa bụi bẩn.
Nhiều trường hợp, khi dắt xe mà chưa sử dụng phanh, đã thấy xuất hiện tiếng kêu loẹt xoẹt rất khó chịu của phanh đĩa. Trường hợp hay gặp phải nhất là do có quá nhiều bụi bẩn trên bề mặt đĩa phanh, má phanh và trong củ phanh. Hãy xịt nước thật mạnh để bụi bẩn thoát ra ngoài, hoặc tháo cả củ phanh ra lau rửa.
Có thể do đĩa phanh bị cong, dẫn tới cọ vào má phanh tại một số điểm tiếp xúc. Trường hợp này phải thay đĩa phanh mới, vì đĩa phanh không thể nắn lại được nếu đã cong vênh, việc tác động lực nắn có thể khiến đĩa phanh bị gẫy vỡ do cấu tạo khá giòn, cứng.
Cũng có thể do phanh đĩa lâu ngày không bảo dưỡng, dẫn tới kẹt piston làm bó má phanh. Hiện tượng này cần mang ra cửa hàng sửa xe để kiểm tra, có thể phải thay cả củ phanh nếu thợ sửa xe không khắc phục được lỗi do hệ thống phanh bên trong đã hư hại lớn.
Thông thưởng má phanh đĩa sẽ mòn khi xe chạy khoảng 10000 km. Thời gian mòn má phanh có thể đến sớm hơn do sử dụng nhiều, hoặc do di chuyển trên đường nhiều bụi bẩn. Có thể nhìn được vào khe hở để kiểm tra má phanh đĩa, hoặc chạy được khoảng 7000 km bạn mang xe ra thợ để kiểm tra. Có thể dán má phanh với giá rẻ hơn, nhưng chất lượng không tốt bằng thay má phanh mới. Giá cả cho việc thay má phanh mới sẽ khoảng từ 100.000 đồng trở lên tùy chất lượng. Như đã nói, việc thay má phanh rất cần thiết, bởi khi má phanh mòn, phần kim loại của má phanh sẽ làm xước đĩa phanh, đồng thời phanh đĩa không còn có hiệu quả nữa.
Dầu phanh sẽ hao hụt hoặc giảm chất lượng sau khoảng 20000 km. Bạn nên thay toàn bộ dầu phanh thay vì bù thêm dầu phanh cho đủ lượng. Thợ sửa xe sẽ kiểm tra loại dầu bạn cần thay và xả toàn bộ dầu cũ, vệ sinh sạch sẽ sau đó đưa dầu phanh mới vào khay dầu. Nếu không có cửa hàng sửa xe quen, bạn nên mang xe vào hãng để đảm bảo chất lượng và đúng loại dầu phanh. Đồng hồ đo lượng dầu sẽ giúp bạn biết được lúc nào cần thay dầu, hoặc lượng dầu thay mới đã đủ chưa.
Phanh đĩa loại đục lỗ và phanh đĩa loại đặc.
Cách sử dụng phanh đĩa
Phanh đĩa ăn hơn và có hiệu quả hơn phanh tang trống rất nhiều, vì vậy không thể sử dụng phanh đĩa theo kiểu bóp chết như phanh tang trống. Tác động mặt phẳng khiến nếu bạn bóp chết phanh đĩa, bánh xe sẽ bị khóa cứng và chiếc xe sẽ trượt bánh, mất lái, rất nguy hiểm. Việc bóp chết phanh rất thường hay xảy ra ở chị em phụ nữ, ở những trường hợp khẩn cấp chị em thường không có phản ứng nào khác ngoài phải xạ bóp cứng tay phanh, khiến chiếc xe dễ dàng mất lái và đổ xe.
Nên bóp phanh đĩa nhẹ và nhả ra ngay, khi cảm thấy xe bắt đầu giảm tốc thì bóp nhẹ tiếp và tiếp tục bóp nhả khi xe dừng hẳn.
Phanh đĩa ăn hơn nhưng không có nghĩa là an toàn hơn, luôn chú ý sử dụng phanh đĩa sao cho hợp lý, nhất là trong điều kiện đường mưa, trơn trượt hay khi vào cua, để tránh những tai nạn đáng tiếc.
Những chiếc xe ga thông dụng thường có phanh tay bên trái kết hợp cả phanh trước và phanh sau, mang lại sử an toàn cao hơn. Nên sử dụng phanh bên trái thường xuyên để đảm bảo an toàn.
Những chiếc xe thể thao lại sử dụng cả phanh đĩa phía trước và phía sau. Người đi xe thể thao loại này thường có kinh nghiệm và kĩ năng lái xe cũng như phanh xe tốt, những người mới tập nên chú ý kĩ năng phanh xe bóp - nhả để đảm bảo an toàn.
Trên ô tô, những chiếc xe sử dụng phanh đĩa 4 bánh đều được kết hợp với công nghệ chống bó cứng phanh ABS, tự động bóp nhả nhiều lần trong 1 giây nên đảm bảo an toàn.
Nhìn chung, phanh đĩa ăn hơn và hiệu quả hơn, nếu biết cách sử dụng sẽ an toàn hơn so với phanh tang trống. Nhưng sự kết hợp phanh đĩa phía trước và phanh tang trống phía sau sẽ là hợp lý với những chiếc xe máy thông dụng như ở Việt Nam.
Theo Tiền Phong Online
Hệ thống Desmodromic - sáng tạo của Ducati Cơ cấu phân khối khí Desmodromic (không lò xo) cho phép động cơ đạt được tốc độ lên tới 15.000 vòng/phút, gấp rưỡi so với loại dùng lò xo truyền thống. Trong cơ cấu phân phối khí truyền thống, lò xo luôn bị nén và có xu hướng tỳ van lên đế. Ở vòng tua lớn, hiện tượng cộng hưởng phát sinh. Ảnh...