Ô tô khan hàng, xe hot chậm về đại lý
Tác động dịch Covid-19 khiến thị trường ô tô ảm đạm, ế ẩm. Trong khi đó, tình trạng thiếu hụt phụ tùng, đặc biệt là chip cũng khiến các hãng, đại lý đau đầu khi nhiều xe hot hiếm hàng, chậm giao khách.
Các nhà sản xuất ô tô “vật lộn” với tình trạng thiếu chip bán dẫn
Việc thiếu hụt chip bán dẫn và linh kiện đã và đang tác động nghiêm trọng tới kế hoạch vận hành sản xuất, kinh doanh xe ô tô trong năm 2021 nhiều hãng và đại lý ô tô trong nước.
Thiếu chip sản xuất, ô tô hot hiếm hàng, chậm giao khách.
Một trong những hệ lụy đã hiện rõ đó là hiện nay nhiều mẫu xe “hot” như KIA Seltos, Toyota Cross, Mitsubishi Xpander, Outlander (lắp ráp trong nước), VinFast Fadil, Suzuki XL7 và Ertiga … khan hiếm hàng.
Nếu như cách đây 2 tháng, thời gian giao xe cho khách kéo dài từ 1-2i tháng so với bình thường thì nay một số xe còn chậm đến 3 tháng mới về đại lý.
Về vấn đề này, phía các hãng xe cũng đã chính thức thông báo tình trạng chậm trễ nhất định trong hoạt động sản xuất, đặt – giao xe… trong thời gian tới.
Cụ thể, mới đây nhất, trong một văn bản TC Motor gửi Thủ tướng Chính phủ, doanh nghiệp chuyên lắp ráp xe Hàn Quốc này cũng đề cập việc thiếu chất bán dẫn, ảnh hưởng tới nguồn cung linh kiện chip điện tử đến nay đang là bài toán nan giải với rất nhiều doanh nghiệp.
Hãng xe Việt, Vinfast cũng bị ảnh hưởng đáng kể đến mục tiêu sản lượng được đề ra trước đó. Cụ thể, tại thị trường Mỹ, theo kế hoạch của Vingroup thì đến năm 2026 số lượng xe dự kiến bán là hàng trăm nghìn chiếc. Trong năm tới đây (2022), số lượng dự kiến bán là 56.000 xe, tuy nhiên do thiếu chip, nên mục tiêu giảm xuống còn 15.000 xe
Về phần Suzuki Việt Nam, vì nhà máy chính hãng tại Indonesia buộc phải cắt giảm sản xuất trong bối cảnh thiếu hụt linh kiện nên hai mẫu xe Suzuki XL7 và Ertiga nhập khẩu từ thị trường này đang bị hạn chế.
Tương tự, hãng xe Honda, Ford, đều phát đi thông điệp quan ngại về tình trạng ngày càng xấu đi khi thiếu linh kiện bán dẫn trên toàn cầu khiến thời gian sản xuất kéo dài…
Trước đó hồi cuối tháng 5, Mitsubishi Việt Nam từng phát thông báo cho các đại lý về việc chậm giao xe do việc thiếu hụt nguồn cung chíp bán dẫn và một số linh kiện điện tử. Hãng xe này cho biết, phải sau 20 ngày làm việc mới có thể tiếp tục giao xe cho nhà phân phối để bán cho người tiêu dùng.
Video đang HOT
Trong một báo cáo mới đây, Công ty Tư vấn toàn cầu AlixPartners dự đoán, việc thiếu hụt chip bán dẫn sẽ khiến các nhà sản xuất ô tô toàn cầu thiệt hại khoảng 110 tỷ USD trong năm nay.
Con số này cao hơn mức dự đoán được đưa ra hồi tháng 1/2021, ở mức 61 tỷ USD. Theo AlixPartners, sản lượng ô tô trên toàn cầu sẽ giảm 3,9 triệu chiếc do thiếu chất bán dẫn, chiếm hơn 4,5% số xe mà các nhà sản xuất ô tô dự kiến sản xuất trong năm nay. Dự báo mới được đưa ra trong bối cảnh hầu hết các nhà sản xuất đều bi quan về kết quả sản xuất, kinh doanh trong năm nay.
Đại lý than “khó càng thêm khó”
Anh Nguyễn Mạnh Tiến, trưởng phòng kinh doanh một đại lý Toyota ở Hà Nội cho biết, Toyota Việt Nam hiện nhập khẩu nguyên chiếc nhiều mẫu xe từ Thái Lan như Toyota Corolla Cross, Camry, Hilux, Hiace hay Yaris…
Mới đây, thông tin hai nhà máy ở Thái Lan tạm dừng sản xuất ảnh hưởng khá nghiêm trọng guồn cung ứng ô tô Toyota nhập khẩu vào Việt Nam, gây ra sự chậm trễ nhất định trong kế hoạch giao xe cho khách hàng.
“Nhiều tháng nay, ngay cả khi các nhà máy vẫn hoạt động, mẫu xe Toyota Corolla Cross tại Việt Nam vẫn luôn trong tình trạng thiếu hàng, nguồn cung không đủ đáp ứng kịp thời nhu cầu khách hàng.
Nhiều khách hàng cần có luôn xe để di chuyển trong mùa dịch, đại lý muốn bán lắm nhưng đành chịu. Khách than vãn lên xuống, chấp nhận từ bỏ sở thích để đi chọn một mẫu xe khác có sẵn hàng. Cũng có một số người kiên nhẫn chờ đợi 1-2 tháng mới được nhận xe”, anh Tiến nói.
Kia Seltos bản Luxury và Deluxe khan hàng, 2-3 tháng mới có xe giao khách.
Gần một tháng nay nghỉ làm ở nhà, giao dịch bán xe qua mạng, anh Việt Cường, nhân viên kinh doanh một đại lý xe KIA ở Hà Nội than thở: “Đợt này gần như tôi không chốt được đơn nào. Nhiều xe giảm giá khá tốt thì khách không màng đến mà toàn gặp phải khách tìm mua xe Seltos.
“Cách đây một tuần, có khách hỏi mua xe Kia Seltos nhưng lại hỏi đúng bản Deluxe đang hiếm hàng phải hơn hai tháng mới có. Khách cần luôn nên không chốt đơn được. Coi như tuột mất một đơn hàng “ngon”, anh Cường giãi bày.
Chị Nguyễn Huyền Thu, sales một đại lý xe Toyota cũng chia sẻ: “Công ty đang cho nghỉ dịch không lương. Nhiều xe Toyota Corolla Cross giao hiện giờ toàn là hợp đồng ký trước đó. Còn thời điểm này vốn ế khách đã đành, hiếm hoi lắm có khách hỏi thì đại lý cũng không đảm bảo được xe về sớm để giao khách, vì phụ thuộc vào trên hãng còn xe không nữa”.
Tình trạng thiếu chip bán dẫn này được giới chuyên gia dự đoán sẽ còn kéo dài đến hết năm nay, thậm chí có thể kéo dài sang năm 2022 và sẽ tác động đến hoạt động kinh doanh của các hãng xe trong thời gian tới. Thị trường ô tô khó có thể tăng trưởng như mong muốn.
Trong tháng 6, báo cáo của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) cho biết, doanh số bán hàng của toàn thị trường đạt 23.587 xe, giảm 8% so với tháng 5.
Cụ thể hơn, trong số 23.587 xe đã bán, các hãng xe đã bán ra 15.802 xe du lịch (giảm 10% so với tháng trước đó); 7.131 xe thương mại (giảm 5%) và 654 xe chuyên dụng (giảm 25%).
Sản lượng của xe lắp ráp trong nước đạt 13.365 xe, giảm 3% so với tháng trước và số lượng xe nhập khẩu nguyên chiếc là 10.222 xe, giảm 13%.
Hai tháng đầu năm 2021, hãng xe nào triệu hồi ô tô nhiều nhất?
Nhà phân phối Toyota Việt Nam là hãng giữ kỷ lục với số lượng xe (bao gồm Lexus và Toyota) bị triệu hồi nhiều nhất trong hai tháng đầu năm 2021.
Hai tháng đầu năm 2021, hãng xe nào triệu hồi ô tô nhiều nhất?
Mở màn cho năm 2021, Công ty TNHH Hình tượng ô tô Việt Nam đã công bố chương tình triệu hồi đối với 628 xe Forester, có thời gian sản xuất từ tháng 4/2019 đến tháng 10/2019 do liên quan tới hiện tượng cuộn đánh lửa trên xe có thể ngắn mạch do hộp điều khiển động cơ ECM hoạt động không chính xác.
Subaru Việt Nam mở màn bằng đợt triệu hồi 628 xe Forester
Nhà sản xuất cho biết, trên các xe bị ảnh hưởng, cuộn dây đánh lửa được cung cấp năng lượng hơn mức cần thiết do sự điều khiển chưa chính xác của hộp điều khiển động cơ ECM tại thời điểm động cơ dừng. Khi đó, nguồn năng lượng này vượt mức cần thiết khiến nhiệt độ bên trong cuộn dây có thể tăng lên và gây ngắn mạch, dẫn đến phá hỏng cuộn dây đánh lửa và chảy đứt cầu chì. Trong một số trường hợp, xe có thể tắt máy trong khi đang chạy.
Chương trình triệu hồi dự kiến sẽ bắt đầu từ ngày 20/1/2021 và kết thúc vào ngày 20/1/2022.
"Nối gót" Subaru Việt Nam là Mitsubishi Việt Nam khi hãng này thông báo triệu hồi Mitsubishi Outlander và Xpander bán ra trong nước để thay thế bơm xăng nhiên liệu.
Số lượng xe Mitsubishi Outlander bị lỗi là 5.370 chiếc, có thời gian sản xuất từ ngày 21/8/2019 đến ngày 20/9/2019 và Xpander là 3.696 chiếc, thời gian sản xuất từ ngày 15/1/2018 đến 21/7/2019.
Khởi động đầu năm, Toyota Việt Nam phải triệu hồi hơn 11.600 xe các loại
Đáng chú ý nhất trong đợt triệu hồi đầu năm 2021, Toyota Việt Nam là hãng xe phải thu hồi số lượng xe lớn nhất và ảnh hưởng tới hầu hết các mẫu xe đang bán trên thị trường.
Cụ thể, các mẫu xe gồm: Toyota Camry, Corolla, Innova (xe sản xuất và lắp ráp) và Alphard, Fortuner, Land Cruiser 200, Land Cruiser Prado, Camry, Hilux, Hiace (xe nhập khẩu) bị triệu hồi để khắc phục lỗi bơm nhiên liệu trên xe. Số lượng xe bị triệu hồi có thời gian sản xuất từ năm 2017 - 2019.
Phía nhà sản xuất cho biết, trên các xe nằm trong diện ảnh hưởng của chương trình xuất hiện hiện tượng nổi đèn báo lỗi và các thông tin cảnh báo trên bảng táp lô. Đồng thời, xe có hiện tượng động cơ bị rung giật, không khởi động được hoặc xe bị chết máy khi đang chạy làm tăng nguy cơ xảy ra va chạm.
Chưa hết, dòng xe hạng sang Lexus cũng không thoát khỏi "vận đen" đầu năm khi cũng dính lỗi bơm nhiên liệu khiến 1.344 xe bị ảnh hưởng.
Các mẫu xe bị ảnh hưởng bao gồm: Lexus RX350 và RX450h sản xuất từ ngày 3/7/2017 đến 7/9/2019, từ 3/7/2018 đến 7/6/2019 và từ 10/4/2019 đến 7/9/2019; RX350L và RX450 sản xuất từ 10/5/2019 đến 9/9/2019; NX200t và NX300h sản xuất từ 11/5/2018 đến 10/4/2019; LX570 sản xuất từ 3/12/2018 đến 27/03/2019.
Đối với dòng sản phẩm sedan, danh sách các xe được triệu hồi bao gồm: Lexus ES350 sản xuất từ ngày 2/7/2018 đến 20/2/2019; GS200t sản xuất ngày 6/9/2017, LS500 và LS500h sản xuất từ 19/11/2018 đến 9/5/2019 và từ 21/8/2017 đến 22/5/2019; RC350 và RC300h sản xuất từ 18/7/2021 đến 31/1/2019.
Ford mở màn năm mới bằng việc thu hồi 2.470 xe Ford Ranger va Everest
Ford Việt Nam cũng góp mặt trong bản danh sách lần này với việc phải thu hồi 2.470 xe Ford Ranger va Everest để cập nhật phần mềm tránh vỡ bánh răng hộp số tự động 10 cấp.
Số lượng hai mẫu xe này nằm trong đợt triệu hồi có thời gian sản xuất từ ngày 5/9/2019 đến ngày 28/2/2020.
Theo lý giải, banh rang bom dâu họp sô co thê hong trong khi vạn hanh ơ mọt sô điêu kiẹn nhât đinh (vi du nhu hanh đọng tang ga cao va giam ga ngay mọt cach đọt ngọt) gay ra dao đọng xoăn lơn. Banh rang bom dâu họp sô hong co thê gay ra mât ap suât dâu họp sô, dân đên lôi họp sô va mât truyên lưc, tang nguy co va cham.
Trong một số trường hợp, nêu xe bi mât ap suât dâu họp sô trong khi lai xe, cac chưc nang an toan khac nhu trơ lưc lai, trơ lưc phanh, cac hẹ thông điẹn va hẹ thông tui khi vân hoat đọng binh thuơng.
Đợt triệu hồi này của Ford Việt Nam sẽ mất khoảng 3 để khắc phục. Cụ thể chương trình triệu hồi bắt đầu từ ngày 16/3/2021 đến ngày 15/3/2023.
Phác họa Toyota Hilux đời mới sở hữu khung gầm toàn cầu cùng thiết kế mặt trước thừa hưởng từ Land Cruiser LC300 Toyota Hilux thế hệ hiện tại vừa bước qua cột mốc nửa vòng đời nhưng điều này không ngăn cản những fan ruột của dòng bán tải mơ mộng về thế hệ kế tiếp hứa hẹn đỉnh cao nhất lịch sử. Toyota Hilux đã là dòng xe bán chạy nhất của Australia trong 5 năm liên tiếp và đang trên đà thuận lợi...