Ô tô khan hàng đội giá vì thiếu chip, 48% khách hàng trì hoãn mua xe
Khoảng 48% người tiêu dùng tại Mỹ trì hoãn kế hoạch mua ô tô do nhiều mẫu mã ô tô mới khan hàng, đội giá và thậm chí phải chờ đợi cả tháng trời do tình trạng thiếu chất bán dẫn, chip điện tử sản xuất ô tô.
Theo kết quả khảo sát của công ty chuyên nghiên cứu thị trường ô tô – Kelley Blue Book, nhiều người tiêu dùng tại Mỹ đã trì hoãn kế hoạch mua sắm ô tô mới. Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ tình trạng thiếu chip, khiến nhiều mẫu mã ô tô khan hàng, đội giá bán.
48% người tiêu dùng tại Mỹ trì hoãn kế hoạch mua ô tô CARSCOOP
Trong số những người quyết định trì hoãn việc mua sắm ô tô tại Mỹ, có khoảng 40% dự định hoãn việc mua xe trong hơn 7 tháng tới, 40% dự định hoãn từ 3 – 6 tháng và 12% dự định chờ đợi 1 – 2 tháng. Thậm chí, nhiều người còn cho biết sẵn sàng chờ đến khi tình trạng thiếu chất bán dẫn, chip sản xuất ô tô được giải quyết, cán cân cung cầu không còn chênh lệch mới quyết định sắm ô tô.
Với những người tiêu dùng không muốn chờ đợi và chấp nhận mua xe đội giá, khoảng 25% thừa nhận họ sẽ sẵn sàng chuyển hướng sang các mẫu xe của thương hiệu khác nếu có sẵn nguồn cung. Trong khi đó, khoảng 19% cho biết họ sẽ cân nhắc thay đổi loại xe và 18% sẽ cân nhắc chuyển kế hoạch mua ô tô mới sang một chiếc ô tô đã qua sử dụng.
Video đang HOT
Phần lớn những người mua sắm ô tô tại Mỹ trong thời điểm này đều chấp nhận trả thêm các khoản chi phí CARSCOOP
Phần lớn những người mua sắm ô tô tại Mỹ trong thời điểm này đều chấp nhận trả thêm các khoản chi phí. Cụ thể, theo Kelley Blue Book khoảng trên 13% người tiêu dùng chấp nhận mua xe với mức giá cao hơn khoảng 5.600 USD so với giá trung bình. Khoảng người tiêu dùng cũng sẵn sàng lái xe từ 80 – 320 km để tìm một chiếc xe mới.
Nghiên cứu của Kelley Blue Book cũng chỉ ra rằng, hầu hết người tiêu dùng tại Mỹ đều dự đoán được những tác động tiêu cực của việc thiếu hụt chip đến thị trường ô tô. Từ giá tăng đến tình trạng khan hiếm nguồn cung và thời gian nhận xe sẽ kéo dài… Vanessa Ton – Giám đốc Kelley Blue Book, cho biết: “Với phần lớn người tiêu dùng trì hoãn việc mua sắm ô tô trong điều kiện thị trường hiện tại, những gì diễn ra trên thị trường trong thời gian tới sẽ rất thú vị. Cán cân cung cầu trên thị trường ô tô chắc chắn sẽ có sự thay đổi đáng chú ý”.
Cán cân cung cầu trên thị trường ô tô Mỹ trong thời gian tới chắc chắn sẽ có sự thay đổi đáng chú ý CARSCOOP
Trái ngược hoàn toàn với thị trường ô tô Mỹ, tại Việt Nam nhiều mẫu mã ô tô đang lao vào cuộc đua giảm giá nhằm thu hút khách hàng, sau khi doanh số bán xe liên tục sụt giảm trong những tháng qua do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Thậm chí, nhiều mẫu xe còn giảm giá lên đến cả trăm triệu đồng.
Toyota sẽ cắt giảm sản lượng do thiếu hụt chip
Toyota sẽ cắt giảm sản lượng 70.000 chiếc trong tháng 9 và 330.000 chiếc vào tháng 10 tới.
Biểu tượng của Tập đoàn sản xuất ô tô Toyota Motor Corp. Ảnh: Reuters
Hãng sản xuất ôtô Toyota của Nhật Bản ngày 10/9 thông báo sẽ cắt giảm hơn nữa sản lượng ở thị trường nội địa và quốc tế do những ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 và cuộc khủng hoảng thiếu chip trên toàn cầu.
Theo thông báo trên, Toyota sẽ cắt giảm sản lượng 70.000 chiếc trong tháng 9 và 330.000 chiếc vào tháng 10 tới. Với quyết định trên, tổng sản lượng của Toyota trong tài khóa kết thúc vào tháng 3/2022 dự kiến giảm còn 9 triệu xe.
Chiến lược trên đã được điều chỉnh so với tuyên bố mà hãng này đưa ra cách đây một tháng. Ở thời điểm đó, Toyota cho biết sẽ cắt giảm tới 40% sản lượng trong tháng 9 này, tương đương 360.000 xe.
Hãng này nêu rõ: "Các nguyên nhân chính dẫn đến việc điều chỉnh sản xuất là sự sụt giảm công suất của một số nhà cung cấp địa phương do dịch COVID-19 tiếp tục lây lan ở Đông Nam Á và tác động từ việc nguồn cung linh kiện bán dẫn đang bị thu hẹp".
Ngành công nghiệp ô tô đã phải vật lộn để phục hồi sau đại dịch COVID-19, trong bối cảnh những làn sóng mới của dịch bệnh ảnh hưởng đến dây chuyền sản xuất và thêm vào đó là sự thiếu hụt linh kiện bán dẫn (sử dụng cho các phương tiện hiện đại) trên toàn cầu.
Trong lĩnh vực công nghiệp phụ trợ, vi mạch là linh kiện đặc biệt cần thiết cho các hệ thống điện tử trên ô tô, nhưng nguồn cung lại thiếu hụt từ cuối năm ngoái.
Khi đại dịch COVID-19 bùng phát, các đơn đặt mua ô tô sụt giảm đáng kể, trong khi các nhà sản xuất chip cũng ưu tiên "đầu ra" là thiết bị điện tử tiêu dùng do nhiều người buộc phải chuyển sang làm việc và giải trí tại nhà.
Không chỉ có Toyota, các đối thủ cạnh tranh của hãng sản xuất ô tô này cũng đang phải giảm tiến độ sản xuất hoặc thậm chí đình chỉ sản xuất vì thiếu chip./.
CEO của Daimler dự báo khủng hoảng chip có thể kéo dài đến năm 2023 Giám đốc điều hành Daimler - Ola Kallenius đưa ra ý kiến rằng, nền công nghiệp ô tô có thể tiếp tục đối mặt với tình trạng thiếu hụt chip cho đến năm 2023. Trả lời phóng viên tại một sự kiện bàn tròn trước thềm Triển lãm ô tô Munich (Đức), ông Kallenius chỉ ra rằng, tác động của cuộc khủng hoảng...