Ô tô “khan hàng”, các đại lý giở chiêu “bẫy giá”
Người tiêu dùng phản ánh, hiện đang có tình trạng hợp đồng đặt cọc đã ký nhưng giá xe thì đến khi mua và nhận xe mới “chốt”.
Trước tình hình trên, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Công Thương vừa có công văn gửi các doanh nghiệp nhập khẩu và doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ô tô về việc sửa đổi, hủy bỏ các điều khoản không tuân thủ quy định tại Điều 16 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010.
Công văn nêu rõ, thời gian gần đây, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng nhận được phản ánh của người tiêu dùng về việc một số hợp đồng giao kết với người tiêu dùng liên quan đến việc mua bán xe ô tô (hợp đồng đặt cọc mua xe, hợp đồng mua xe ô tô) của một số hãng xe hoặc đại lý bán xe có các nội dung trái với quy định tại Điều 16 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng như: Cho phép bên bán xác định giá mua bán xe tại thời điểm ký kết hợp đồng mua bán (là thời điểm diễn ra sau khi ký hợp đồng đặt mua xe).
Đang có sự không rõ ràng trong các hợp đồng mua bán xe ô tô
Căn cứ quy định tại Điều 16 Nghị định 99/2011/NĐ-CP ngày 27/10/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ người tiêu dùng, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng đề nghị các doanh nghiệp nhập khẩu và doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ô tô rà soát, gửi về Cục thông tin kết quả rà soát liên quan đến các bản hợp đồng giao kết với người tiêu dùng, điều kiện giao dịch chung (như: hợp đồng đặt mua xe, thỏa thuận đặt cọc, hợp đồng mua bán…); và các hợp đồng theo mẫu khác đã giao kết với người tiêu dùng để đảm bảo các điều khoản hợp đồng tuân thủ quy định tại Điều 16 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010.
Video đang HOT
Trường hợp phát hiện các điều khoản trong hợp đồng giao kết với người tiêu dùng, điều kiện giao dịch chung vi phạm quy định tại Điều 16 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010, doanh nghiệp có trách nhiệm sửa đổi, hủy bỏ nội dung vi phạm và thông báo cho người tiêu dùng đã giao kết hợp đồng.
Mua ô tô hot, phải chờ năm sau mới được nhận xe
Nhiều mẫu ô tô hiện vẫn đang trong tình trạng khan hàng, khách dù đã đặt cọc, chấp nhận chi thêm tiền "lạc" vẫn phải chờ từ 6 tháng đến cả năm mới được nhận xe.
Đến gần cuối tháng 6, nhiều hãng sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu xe tại Việt Nam cho biết tình trạng khan hàng, thiếu xe để bán vẫn tiếp diễn. Nhiều mẫu xe thời điểm hiện tại không thể đáp ứng đủ số lượng để trả khách theo đơn đặt hàng.
Người mua xe phải chờ đợi nhiều tháng đến cả năm trời dù đã ký hợp đồng đặt cọc, thậm chí chấp nhận mua chênh giá (bia kèm lạc) từ vài chục đến hơn trăm triệu đồng.
Trong đó, Toyota Raize là một trong những mẫu xe đang rất khan hiếm. Lịch giao xe có thể kéo dài đến năm 2023, thậm chí một số đại lý thông báo không nhận ký hợp đồng đặt cọc nữa vì chưa biết bao giờ có xe.
Toyota Raize 2022 hiện được phân phối với 1 phiên bản có giá niêm yết 527-535 triệu đồng tùy theo màu sắc. Tuy nhiên, vì khan hàng nghiêm trọng, khiến các đại lý Toyota tung chiêu bán "bia kèm lạc" với các gói phụ kiện trị giá 50-60 triệu đồng để kiếm lời.
Toyota Raize 2022 gặp tình trạng khan hàng nghiêm trọng.
Cùng với Raizer, mẫu xe SUV cỡ lớn nhà Toyota, Land Cruiser hiện cũng đang gây sốt thị trường. Kể từ lúc ra mắt, Toyota Land Cruiser 2022 luôn ở trong tình trạng "cháy hàng" trên toàn thế giới bất chấp giá bán không hề rẻ.
Tại Việt Nam, nếu muốn đặt hàng chính hãng, khách hàng phải chờ tới cả năm để có thể mua mẫu xe này, dù giá chênh cao kỷ lục lên đến 1,3 tỷ đồng so với giá niêm yết ở mức 4,6 tỷ đồng. Tại thị trường Nhật Bản, khách hàng còn phải xếp hàng đợi đến 4 năm mới có xe về tay.
Không riêng gì Toyota Raizer, Land Cruiser, hai mẫu xe nhà Hyundai, SantaFe và Tucson, tình trạng hiếm xe kéo từ đầu năm đến nay vẫn chưa được cải thiện.
Khan hàng, cộng theo mức chênh kỷ lục tại các đại lý khiến khách mua xe không khỏi bức xúc. Cụ thể, Hyundai Santafe có giá niêm yết 1 tỷ 030 triệu - 1 tỷ 340 triệu đồng. Khách hàng phải chấp nhận mua thêm gói phụ kiện cao nhất lên đến 130 triệu đồng mới được đại lý ưu tiên nhận xe sớm.
Hyundai SantaFe và Tucson, tình trạng hiếm xe kéo từ đầu năm đến nay vẫn chưa được cải thiện.
Tương tự, Hyundai Tucson có giá niêm yết 825 triệu đến 1,030 tỷ đồng. Nhưng mức chênh giá hiện tại của mẫu xe này có nơi đạt đến 150 triệu đồng.
Trên khắp các diễn đàn mạng, nhiều khách hàng than vãn việc ký, đặc cọc mua xe nhưng đại lý, nhân viên sale hứa lên hứa xuống vẫn không có xe để giao. Đa số khách hàng kháo nhau bỏ cọc, chuyển hướng mua xe khác.
Ngoài những mẫu xe nói trên, Ford Ranger, Ford Explorer 2022 hay Kia Seltos, Kia Sonet cũng đang rơi trong tình trạng khan hàng, lượng xe sản xuất không đủ cung cấp cho các đại lý khiến nhiều khách đặt mua ở thời điểm hiện tại phải chờ 2-3 tháng mới nhận được xe.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng các mẫu ô tô mới khan hiếm hàng được các hãng cho biết là do chuỗi cung ứng chip, linh kiện sản xuất ô tô trên thế giới bị đứt gãy bởi tác động của đại dịch Covid-19, đặc biệt cuộc khủng hoảng Ukraine gần đây đã khiến cho chuỗi cung ứng càng trở nên khó khăn hơn.... Nhiều hãng xe không đủ linh kiện, chip để lắp ráp, nhà máy phải tạm ngừng sản xuất. Từ đó dẫn đến thiếu hụt xe, cung không đủ cầu.
Dù vậy, khá vui mừng doanh số thị trường ô tô Việt Nam trong tháng 5 vừa qua vẫn tăng trưởng đạt 43.816 xe, tăng 3,4% so với tháng 4/2022 và tăng 71% so với tháng 5/2021.
Người mua ô tô lần đầu không nên mua xe điện Ô tô điện xuất hiện như một món đồ công nghệ rất cuốn hút, nhưng tôi cho rằng nó chỉ thích hợp với những người mua thêm chiếc xe thứ 2 chứ không phải lần đầu mua ô tô. Tôi là một người sử dụng ô tô đã được 20 năm, và mới đây khi Việt Nam bắt đầu xuất hiện các mẫu...